Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Những biến cố làm thay đổi cuộc đời

Joan Z. Borysenko


Có lẽ vị thiền sư được mọi người kính mến Shunryu Suzuki Roshi đã nói đúng: chúng ta không cần học cách để buông bỏ, chúng ta chỉ cần nhận biết thời điểm mất đi của một điều gì đó. Nó đòi hỏi quá trình từng bước tự chữa lành khác biệt ở mỗi chúng ta, trước khi chúng ta có thể vượt quá cơn choáng váng của sự mất mát để bước vào giai đoạn chuyển hóa của tâm ngưỡng kích thích và quay trở về.
Vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, hàng triệu người kinh hoàng chứng kiến một đôi nam nữ di chuyển từng bước một trên gờ tường cao của tòa tháp đôi đang bốc cháy, mà rõ ràng là không thể nào vượt qua được. Cuối cùng họ đã nắm tay nhau nhảy xuống để cùng chết. Dường như điều đó làm cho hầu hết mọi người có chung một ý nghĩ: chúng ta là những người cùng cảnh ngộ trong cõi địa ngục được gọi tên là ĐIỂM KHÔNG này.
Nhận thức trước kia về sự an toàn, lòng tự hào, tự tin của người Mỹ đã bị lung lay đến tận gốc rễ. Sức mạnh chưa hề bị nghi ngờ của nước Mỹ trên thế giới hiện nay đã bị bẻ cong, sức mạnh được phô trương để cảnh cáo mọi người đã phát triển theo chiều kích hạn hẹp khiến người Mỹ tiếp tục hành động cô độc trong một thế giới đầy rẫy bất ngờ, đáng sợ và không có giới hạn. Đã đến lúc người Mỹ phải tự hỏi: "Ta là ai?, "Hiện ta đang ở đâu?" và mong ước được quay lại như trước đây. Nhưng điều đó đã không bao giờ xảy ra.
Bất cứ khi nào cuộc sống chạm đến đỉnh điểm của sự đổ vỡ thì những vết rạn nứt hé mở, làm lộ ra điều gì đó  lớn lao hơn, tiềm ẩn bên trong chúng ta đang chờ dịp để phát triển, bay cao. Câu hỏi mà một trí tuệ sáng suốt thường hay chất vấn mỗi chúng ta trong những tình huống không thể tránh khỏi mất mát là: "Làm cách nào chúng ta chấp nhận những biến cố đau buồn để từ đó biết cách đoạn tuyệt để nhừng chỗ cho cái mới tái sinh?".
Kể từ ngày 11 tháng 9, hình ảnh tòa tháp đôi bốc cháy đã khắc xâu vào tâm khảm từng người dân Mỹ. Nó thường hiện lên cùng cảnh tượng một đôi nam nữ từ tòa tháp sừng sững trên nền trời rơi xuống tận cùng của địa ngục mất mát và hủy diệt. Đó là biểu tượng điển hình của sự thay đổi bất ngờ, hình ảnh tòa tháp giờ đây tượng trưng cho sự sụp đổ của một khuôn mẫu quen thuộc nhưng xưa cũ.
Khi nhìn tấm ảnh tòa tháp đôi, người Mỹ thường hồi tưởng lại thời điểm cuộc sống bị thay đổi đột ngột mà không thế tranh được. Câu chuyện của họ cũng giống như câu chuyện của bạn và tôi, đó là những đổ vỡ trong lòng khi xảy ra những biến cố đau buồn. Những biến cố làm thay đổi cuộc đời, bệnh tật, bi kịch quốc gia có thể khiến thế giới của mội người chúng ta bị đảo lộn trong khoảnh khắc. Cuộc sống của chúng ta bị ngắt quãng do những vòng sinh tử lớn nhỏ hoàn toàn tự nhiên hoặc đôi khi xảy ra theo quy trình tất yếu của cuộc sống, nhưng lại cần thiết phải có như chính hơi thở vậy. Nói cho cùng thì sinh cũng như tử, việc tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống để chuẩn bị cho cái chết làm trí tuệ của con tim trưởng thành hơn - để nắm giữ những gì nó yêu quý nhất một cách hết sức dịu dàng, ân cần mà không cần quá chặt.


Không có nhận xét nào: