Lưu Dung
Polio patient Rukhsana, 32, begs with her eight-month old
boy Waheed outside a mosque in Karachi (Reuters)
|
Hôm qua con bị chấp mắt
nên không đi học.
Sáng nay, nghe nói
con đã chít một cái khăn đỏ, giả làm tên cướp biển. Và ba hiểu vì sao con cự nự
mẹ: "Đã bịt một dải băng qua mắt, trông như bị chột, tại sao không giả làm
cướp biển. Nếu không, vào tầu điện ngầm mọi người sẽ nhìn chòng chọc".
Thế nhưng, sao con lại
không nghĩ rằng chít cái khăn đỏ thì mọi người sẽ không nhìn chòng chọc? Họ nghĩ
thế nào? Con đến hội hóa trang? Mắt con có tật, bị thương? Hay con đang cố ý
làm thằng hề giữa phố? Hôm qua con nghỉ học, hay là đầu óc bị làm sao?
Ba biết con không hề
muốn ra ngoài, bởi dải bắng đắp lớp thuốc dầy quả thật trông kỳ quái. Song làm
sao chỉ vì cái chấp nhỏ mà phải nghỉ học mấy ngày?
Ba biết tình cảm của
con vì ba cũng từng chịu cảnh tương tự. Hồi học trung học, một lần đang xếp
hàng ba bỗng bị chóng mặt ngã xấp xuống đất. Đến khi tỉnh lại thì thấy răng
lung lay, môi sưng như thể che mất cả mũi, mũi và trán tím bầm. Trên đường về
nhà, ai cũng nhìn ba tò mò.
Song, ba đâu có viện
cớ để nghỉ học?
Hồi nhỏ, ba hay được
mọi người khen ngợi, vậy mà khi đó đi xe tới trường, ba hay ngồi co rúm lại
quay mặt ra cửa sổ để tránh những cái nhìn tò mò.
Được mấy hôm, một học
sinh không quen trong trường bỗng chủ động đến bắt chuyện, hỏi ba bị làm sao.
Lúc xuống xe ba mới để ý, cậu ta có một chân rất nhỏ, đôi giày cũng đặc biệt.
Khi đó là mùa hè, học sinh đều mặc quần cụt nên mỗi khi ngồi xuống ghế trên xe
cậu ta lại đưa cặp sách ra phía trước để cố che đầu gối.
Từ đó ba trở thành bạn
cậu ta.
Thế nhưng, rồi thì vết
thương trên mặt ba dần dần đóng vẩy, môi hết sưng, răng chắc trở lại. Đi học về,
mỗi lần nhìn thấy ba trên xe cậu ta lại làm như thể không thấy. Mặt ba dần dần
ngẩng được trở lại thì cũng là lúc chiếc cặp của cậu ta càng đẩy dần ra phía trước.
Ba nhận ra cậu ta tìm
cách tránh ba.
Ba bắt đầu hiểu nỗi
khổ của những người khuyết tật. Họ có thế giới riêng, một thế giới đầy sự thông
cảm nhưng lại ngại bày tỏ. Ngày nay nghĩ lại, ba thấy cú ngã của mình như một vận
may vì nó giúp ba hiểu rằng trên đời còn có khối người mà chúng ta cần biết thấu
hiểu và giúp đỡ.
Và ba mới hiểu, ở những
nơi công cộng ít nhìn thấy người tàn tật không có nghĩa là tỷ lệ người tàn tật
thấp, trái lại, nó có thể cho thấy chính đạo đức của những người lành lặn mới
thấp. Bởi nhiều người vẫn nhìn những người tàn tật bằng ánh mắt không bình thường,
có khi còn chỉ trỏ, chưa kể việc thiếu những thiết kế cho người tàn tật khiến họ
ngại ra đường. Làm cho người tàn tật ngại xuất hiện những nơi công cộng là sự xấu
hổ của xã hội và cũng là sự xấu hổ của những người lành lặn.
Bây giờ, con hãy nghĩ
cái việc con băng mắt mấy hôm nay so với người bị tàn tật thì có đáng gì? Con
chỉ phải băng mắt có vài hôm đã không chịu nổi
vậy mà những người đó, bao tháng bao năm thậm chí cả một đời!
Chúng ta thường chỉ
khi đánh mất rồi mới hiểu được giá trị của cái từng có. Hy vọng khi khỏi đau mắt,
con sẽ hiểu được sự quý giá của những gì mình có, mặt khác cũng hiểu được nỗi
lòng của những người chịu mất mát thiệt thòi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét