Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

RÂU ĐẸP


Một cụ già tâm sự với bạn:
– Anh nè, nhìn chòm râu của anh mà tôi mệ Nó đẹp và uy nghi làm sao, làm cho anh hào hùng và dũng mãnh hẳn lên. Tôi thật ghanh tị với chòm râu đẹp của anh. Anh có thể nói cho tôi biết sao anh có chòm râu đẹp như vậy không.

Anh bạn trả lời:

– Không dấu gì anh. Dạo trước tôi có lên núi gặp một ông tiên râu tóc bạn phơ. Bộ râu của ông chấm đất. Nhìn rất là oai hùng. Tôi xin ổng cho tôi có được bộ râu cỡ bằng nửa là tôi mừng. Và bây giờ anh cũng thấy râu tôi được như vầy là nhờ ông tiên đó.
Một năm saụ….
Cụ già gặp lại ông bạn. Anh bạn:
-  Úi cha. Râu của anh bi giờ thiệt là tuyệt vời. Đẹp và óng ánh mịnh màng gấp trăm lần của tôi luôn rồi. Anh xin của ông tiên nào vậy?

Cụ già thểu não:

– Thì nghe lời anh tôi củng lên núi kiếm ông tiên. Nhưng xui cho tôi, để có được bộ râu đẹp lại  phải một giá quá đắt. Tháng nào tôi củng bị chảy máu cam.

Anh bạn ngạc nhiên:
– Ủa tại sao kỳ vậy? Ông tiên nào cho anh bộ râu đẹp như vậy mà tại sao lại chảy máu cam cơ chứ?
Cụ già càng thểu não hơn:
– Ông tiên ông tiếc nàọ Tôi đi kiếm mấy tháng chả thấy ông nàọ Xin đại bà tiên kia. Bả không biết lấy đâu ra râu mà cứ tới tháng là tôi bị chảy máu cam vậy...

Cái “Ngã” của cuộc đời


Hôm nay, có người nói về cái Ngã, bỗng dưng, cái Ngã của tôi lại trỗi dậy đùng đùng, cả cuộc đời như một cuốn phim được quay lại, như  mình đối diện với chính mình .
Tôi sinh ra là người con thứ hai trong gia đình (có nghĩa là “ chị Ba đó). Không phải là con cưng vì trên mình là anh trai – mà anh trai bao giờ cũng được cưng, sau mình là mấy em gái , mà em nhỏ hơn thì phải được cưng hơn. Mồ côi cha từ nhỏ, tôi lại may mắn có được bà ngoại, ông ngoại dạy từ nết ăn, nết ở, cách đi, cách đứng, hạnh phúc có được dù trong thời gian ngắn ngủi, một người mẹ dạy con biết làm  người trung thực, làm người  “không biết sợ cái gì ngoài sự thật” . Nhưng tôi lại nghĩ rằng mình sẽ sống trong sự thương yêu của mọi người.
12 tuổi, xa Ông Bà đi ra Bắc, Mẹ lại vào tù và bị đày đi khắp miền Nam từ Chí Hòa đến Côn Đảo, Phú Quốc, Phú lợi …Sống trong tập thể của học sinh miền Nam, tôi quen với việc sống với chính nội tâm của mình, quen tha thứ cho những ức hiếp, xúc phạm, hẹp hòi, quen chấp nhận cảnh sống không có gia đình. Hè, Tết … các bạn đi về với gia đình, tôi ở lại với lèo tèo vài người bạn cùng cảnh. Dù vậy, không hiểu sao, tôi cứ luôn nghĩ là cuộc đời rồi sẽ vô cùng suôn sẽ, dễ dàng, tuy vẫn luôn nhớ một câu châm ngôn của người Nga: sống trong đời như đi trên một cánh đồng khô hạn.
Thế rồi, những bất công, những đau khổ bắt đầu đến ngay từ khi tôi còn là một cô gái rất trẻ. Có những nỗi oan còn hơn oan của Thị Kính ( Thị Kính thật đấy nhé ). Đau khổ, thất vọng đến mức đã có lúc muốn buông tay để dòng sông Đuống kéo trôi đi lúc nước đang chảy xiết, hay lao vào một chiếc xe hơi đang chạy trên đường Hà nội. Nhưng rồi tôi vẫn tiếp tục sống, tiếp tục chịu đựng, tiếp tục ngạc nhiên đến ngẫn ngơ: không lẽ cuộc đời của cô gái tên Tú Ngọc này mà lại như vậy sao ?
18 tuổi, 28 tuổi , 38 tuổi , 48 tuổi …. Cũng đã nhiều lần, các bạn cùng làm, cùng sống với nhau những lúc gian khổ đã nói rằng: mình mà như Tú Ngọc thì có lẽ đã tự tử lâu rồi. Thực tình ý nghĩ ấy lại không hề có trong đầu óc căng thẳng như dây đàn của mình. Cũng không hề có ý trách  những người đã làm cho mình hết sức khổ cực.  Không trách những người đã viết  những bài báo bôi nhọ mình công khai hàng mấy năm trời. Chỉ thương cho hai đứa con phải chịu những thử thách quá khắc nghiệt không đáng có. Và trong tôi, lại vẫn  chỉ có một cảm giác ngạc nhiên: cuộc đời của Tú Ngọc mà như vậy hay sao?
Nghĩ cho cùng, tai họa của năm 18 tuổi chỉ là chuyện nhỏ so với những tai họa tiếp sau, nhưng qua mỗi thử thách, không hiểu vì sao, lòng mình nhẹ nhàng hơn: không hận, không giận, mà lại thấy thương cho những ai cứ phải suốt ngày đi tìm cái xấu của người khác để mà ghét, để mà đánh, để mà vùi dập người ta. Chính nhờ vậy mà mình sống được, sống qua những năm tháng gian nan ấy. Có lần, bạn hỏi vì sao tôi còn cười được. thấy mặt là thấy cười. Tôi đã có một câu trả lời làm bạn tưởng tôi điên: vì Tú Ngọc này luôn ở trong tim của mọi người. Mà đúng vậy, không ngoa chút nào đâu: với những người bạn chân tình, đúng là Tú Ngọc ở trong tim của bạn, và không cần thanh minh, không cần giải thích, bạn vẫn tin, vẫn thương con người đang bị “đánh” tơi bời này. Còn những người ghét mình, không những họ phải để mình trong tim, mà cả trong đầu của họ ngày đêm để tìm cho ra những gì xấu để mà tố cáo, để mà đánh, để mà bôi nhọ. Mình thương vì thấy họ cực quá, muốn cười với họ cho họ vơi đi những năng lượng tiêu cực làm vẫn đục tâm trí. May thay, bây giờ, những người bạn ấy đã trở thành bạn rồi. Với lại, cái mặt đáng ghét của Tú Ngọc không cười thì “ngầu” lắm. Mình bao giờ cũng muốn  mang lại niềm vui, hay ít ra là sự bình an nên phải cười thôi, còn nước mắt, cứ hãy trôi vào trong lòng.
Cũng buồn cười. Những năm tháng ấy, cứ trời yên biển lặng hơi lâu, mình lại lo, không biết có cái gì ghê gớm sắp đến không?
Khi còn là hiệu trưởng, tôi rất nóng tính và tự bào chữa cho mình là vì yêu thương mọi người và mong giúp cho mọi người tốt hơn. Tôi nóng tính với đồng nghiệp, nóng tính với chị em, anh em, nóng tính với lãnh đạo, nóng tính với cả những đứa con mà mình giành cả cuộc đời của mình để chăm lo, nuôi dưỡng. Cứ nghĩ rằng mình tốt, tâm mình tốt…Nhưng sao cũng có những người tốt thật sự mà con đường vẫn cứ hanh thông? Nhân đã gieo thì quả đến ngay. Mình làm tốt 1.000 lần, một lần nóng tính, xúc phạm nhân cách của người thì 1.000 lần kia đã bị quên, còn lại là sự oán trách, tức giận của người khác. Đã đi qua các trường Lê Thị Hồng Gấm, trường Marie Curie, trường Sư Phạm kỹ thuật, nơi nào mình cũng đã làm rất nhiều việc tốt, để lại nhiều điều hay. Nhưng cái mà giáo viên nhớ lại chính là những lần mình xúc phạm người ta. Thương anh, thương em nhưng anh, em của tôi đã không ít lần đau lòng vì những lời nói dữ của tôi .
Tôi đã từng quay trở lại từng trường, xin lỗi từng người, nhưng phải chi, tôi đừng có gây ra những điều mà ngàn lần xin lỗi cũng không xóa hết cái vết tôi đã gây ra
Còn nhớ những năm, cứ mỗi sáng thức dậy, tôi lo lắng không biết hôm nay Sai gòn Giải Phóng có tha cho mình hay không? Buổi trưa, nhìn vào mắt con để xem, hôm nay bạn bè con có nói gì làm đau lòng con không? Dù bị oan, dù không phạm lỗi, nhưng tôi đã hiểu rằng, tôi đã gieo nhân dữ qua những trận nóng của mình. Hy sinh cả cuộc đời cho con thì nó cũng chỉ nhớ những lần mẹ giận, những lần mẹ bất công, rầy oan… Đến lúc này thì không còn ngạc nhiên vì sao mình lại bị đau khổ như vậy nữa.
Nghĩ cho cùng, cái NGàbị mất lần đi không do mình mà là do chính cuộc đời đã dạy cho mình, đã rèn cho mình. Vũ khí để chiến đấu với chinh mình lại là cái mà Ông Bà, Cha Mẹ để lại cho: lòng nhân hậu, tính trung thực với chính mình. Không muốn làm cho người buồn, có gan nhìn bản chất của mình để mà thấy mình sai ở chỗ nào rồi ráng mà đổi con người của mình trước khi đòi người khác hiểu và thương mình. Cái Ngã mất dần đi khi mình có thể thấy rằng mình có thể cúi thấp hơn để cho người khác cao hơn, có thể chịu thiệt một chút nếu điều đó làm cho người khác vui hơn một chút, cái Ngã mất dần đi khi sự an nguy của người khác cũng quan trọng như sự bình an của chính mình. Ôm vào lòng một cháu bé không có đủ chân tay mà vẫn lao động để tự nuôi sống mình, mới cảm thấy tất cả may mắn mà cuộc đời đã cho mình, mới thấy rõ rằng những gì mình đã phải trãi qua không bằng một phần nhỏ cái mà các cháu bất hạnh đang gánh chịu. Và lúc đó, mình có đủ sức để cho cái tôi của mình trở thành nhỏ bé và gánh nặng của cuộc đời nhẹ hơn – nhẹ hơn thôi chứ cũng chưa nhẹ tênh.
Năm tháng qua, Tú Ngọc  hôm nay đã qua cái tuổi 70 – không còn là hiếm nữa. Cũng đã giải đáp được tại sao có lúc quá cực, quá khổ để mà phần lớn thời gian – phần lớn thôi chứ không tất cả , được THÂN TÂM AN LẠC .
Lẫn thẫn, tự hỏi đến cái lúc gần với mặt đất hơn, xa bầu trời xanh hơn một chút, đã có đủ sức mà gởi cho tất cả mọi người một tình yêu thương trong sáng để ra đi không còn chút gì áy náy vì đã làm cho ai đó phiền lòng không? đã có đủ thanh thản mà quên đến tận cùng những buồn phiền để chỉ còn giữ một lòng biết ơn với Đời, với Người hay không ?
Ở tận bầu trời Tây lạnh lẽo, xám xịt mùa đông này, cái NGÃ của Ngọc vẫn rất nhớ đất nước yêu quý thấm đẫm máu suốt bao nghìn năm giữ nước đang không yên bởi, cái Ngã của Ngọc vẫn nhớ đến từng người bạn đang tặng cho Ngọc nghị lực để mà vượt qua mọi cái gì cần vượt để đi vui vẻ đi đến cuối con đường cần phải đi.

ST

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Trả đũa


Anh chàng độc thân bước vào một quán bar và nhìn thấy một cô gái rất xinh đẹp, ăn mặc gợi cảm ngồi một mình. Quan sát một lúc, chàng ta đánh liều tới chỗ cô gái.
Với giọng nhỏ nhẹ lịch sự, chàng trai hỏi:
– Tôi có thể ngồi cạnh cô được không?
Bỗng cô gái gào lên:
-Tôi không qua đêm với anh đâu, đừng mơ!
Thế là mọi người trong quán nhìn chằm chằm về họ. Anh chàng mắc cỡ quá, thui thủi về chỗ của mình. Lát sau cô gái đến chỗ anh, mỉm cười:
– Xin lỗi anh về chuyện ban nãy. Tôi học ngành tâm lý và đang nghiên cứu về phản ứng xấu hổ của mọi người. Tôi chỉ làm vì nghiên cứu thôi, mong anh thông cảm…
Nghe đến đây chàng trai cũng hét lên:
– Ý cô là sao? 500 đôla một đêm á?



Tâm Bồ-đề

Pema Chưdrưn


Tâm Bồ-đề, Bodhicitta, trong đạo Phật cũng còn có nghĩa là một tâm hoàn toàn rộng mở. “Citta” có nghĩa là tâm, và “bodhi” có nghĩa là giác ngộ.
Con đường phát triển tâm Bồ-đề là một hành trình cá nhân của mỗi chúng ta. Con đường ấy cũng chính là cuộc đời mà ta đang có, một hành trình trên con đường giác ngộ. Nhưng giác ngộ không phải là những gì ta đạt được sau khi nghe những lời hướng dẫn và thực hành đúng. Thật ra, trong vấn đề giác ngộ ta không thể nào “thực hành đúng”!
Trên hành trình ấy, ta đi về một hướng mà mình không biết rõ, và nơi đó ta cũng không thể xác định chắc chắn. Chúng ta chỉ biết tập cho mình có một cái nhìn mới, biết cảm nhận thực tại một cách cởi mở và uyển chuyển hơn. Phát triển tâm bồ-đề là một phương cách giúp ta thực hiện được điều ấy. Và chúng ta có thể bắt đầu bằng cách tiếp xúc trực tiếp với những gì đang có mặt, bằng cách nhận diện những cảm xúc của mình.
Tâm Bồ-đề thường có mặt những khi ta cảm thấy an tĩnh và hạnh phúc, khi ta biết thương yêu, dù bất cứ dưới một hình thái nào. Trong mỗi giây phút an lạc là tâm bồ-đề có mặt. Và nếu ta biết nhận diện và trân quý những giây phút ấy, cho dù nó có ngắn ngủi hoặc mỏng manh đến đâu, tâm thương yêu cũng sẽ từ từ nới rộng ra theo thời gian. Khả năng thương yêu của ta có một năng lượng rất lớn, nếu biết nuôi dưỡng và tưới tẩm, nó sẽ lớn rộng ra đến vô cùng tận.
Và tâm bồ-đề không chỉ hiện hữu khi ta cảm thấy an tĩnh mà thôi, thật ra nó cũng có mặt trong những lúc ta cảm thấy tức giận, ghen ghét, ganh tỵ hoặc trong những lúc bất mãn sâu xa. Ngay giữa những cảm xúc tiêu cực và đau đớn nhất, ta cũng vẫn có thể tiếp xúc được với tâm bồ-đề của mình, nếu ta biết tiếp nhận chúng với một con tim rộng mở và ý thức rằng đó là một khổ đau chung. Chúng ta đều cùng chia sẻ với nhau một nỗi khó khăn ấy, khổ đau này không phải là của riêng ai. 
Ngay giữa một hoàn cảnh khốn khó nhất, ta vẫn có thể nghĩ đến những người đang cùng một cảnh ngộ như mình, và cầu mong cho tất cả được an vui, được thoát ra khỏi khổ đau. Và mỗi khi ta tiếp xúc với cảm xúc ấy, những bức tường chia cách giữa ta và người chung quanh sẽ tự động tan biến mất.
Trên đảo Cape Breton, nơi tôi ở tại Nova Scotia, vào mùa đông những mặt hồ đều bị đông cứng. Nó cứng chắc đến nỗi người ta có thể lái xe hơi hay xe tải chạy lên trên đó. Nhà phát minh ra điện thoại là ôngAlexander Graham Bell khi xưa cũng đã cất cánh phi cơ của ông trên mặt hồ ấy. Nó đông cứng đến như vậy. Và tôi liên tưởng đến những thói quen, tập quán của chúng ta, dường như chúng cũng đông đặc giống như mặt nước đá ấy. Nhưng khi mùa xuân đến, những tảng băng đá đó sẽ tan chảy. Tính chất của nước muôn đời vẫn vậy, chưa bao giờ bị hư hao hoặc mất đi, cho dù là đang ở giữa một mùa đông dài vô tận. Nó chỉ thay đổi hình tướng mà thôi. Và khi tảng băng tan ra, tính chất mầu nhiệm nuôi dưỡng sự sống của nước lại có mặt.
Bản chất bao dung và rộng mở của một tâm bồ-đề cũng tương tự như thế. Nó bao giờ cũng có mặt nơi này, cho dù lúc ấy ta có cảm tưởng như tình thương của mình hoàn toàn bị khô cằn hoặc chai đá, dường như mình có thể đáp được cả một chiếc phi cơ lên trên ấy!
Những khi tôi cảm thấy tâm hồn mình như đang ở giữa một mùa đông dài tăm tối, và dường như không gì có thể làm cho nó tan chảy được, tôi chợt nhớ lại hình ảnh này và biết rằng, cho dù tảng băng có đông cứng đến đâu, dòng nước thương yêu vẫn không hề bị khô cạn hay mất đi. Nó lúc nào cũng hiện hữu. Và trong những giây phút ấy, tôi ý thức được tâm bồ-đề của mình vẫn đang có mặt, dầu là trong một dạng đông cứng và bất động.
Tôi biết rằng, mình có thể làm tan chảy trạng thái đông đặc ấy bằng hơi ấm của tâm từ. Và phương cách hay nhất là ta hãy tưởng nhớ đến một người nào mình thương mến, thân thiết hoặc biết ơn. Có nghĩa là ta khơi dậy năng lượng ấm áp đang sẵn có trong ta. Nếu như ta không nghĩ ra được một người nào thì ta có thể nghĩ đến một hoàn cảnh nào đó, hoặc một loại hoa lá nào mà ta ưa thích chẳng hạn. Đạo sư Trungpa Rinpochethường nói: “Tất cả mọi người, ai cũng có ưa thích một cái gì đó. Cho dù đó có thể chỉ là một ổ bánh mì.” Ý ông muốn nói, ta hãy tiếp xúc với niềm vui sẵn có trong ta và nuôi dưỡng nó.
Hãy nghĩ đến một người hay một hoàn cảnh nào có thể tự động khơi dậy tâm từ trong ta. Tâm từ là ý muốn đem niềm vui đến cho người khác và giúp họ vơi bớt khổ đau. Đó không phải là lòng thương hại hoặc một thứ tình cảm máy móc, nhưng được phát xuất từ cảm nhận rằng tất cả chúng ta đều cùng chung một hoàn cảnh như nhau. 
Tâm từ là một mối quan hệ bình đẳng. Vì vậy, những khi nào cảm thấy như mình bị đông cứng, bạn hãy tiếp xúc với tình thương ấy đang sẵn có trong ta – cảm xúc đối với người nghèo khó, đớn đau vì bệnh tật, với những người thân, hoặc với bất cứ ai ở nơi nào – hãy để cho điều đó làm tan chảy những tảng băng đông cứng và mở rộng con tim mình ra.
Tình thương cũng giống như những yếu điểm trên một bức tường thành kiên cố của cái ngã. Và chúng ta nên tấn công vào những chỗ hở ấy. Nếu ta chỉ tiếp xúc được với tâm từ trong một giây ngắn ngủi thôi, điều đó cũng sẽ khiến cho khổ đau của ta được mềm ra, và khả năng hạnh phúc sẽ được tăng trưởng thêm một chút. Và ngay trong giây phút ấy ta tiếp xúc được với tâm bồ-đề.
Khi tôi còn nhỏ, tôi có xem những truyện tranh về một nhân vật tên là Popeye. Bình thường thì ông ta rất yếu ớt, và có nhiều khi bị người khác hiếp đáp, đe doạ. Những lúc ấy ông ta lấy hộp rau spinach ra và nuốt trọn hết. Ông chỉ cần mở nắp hộp ra và đổ hết vào miệng rồi, đùng một cái, ông trở thành một người đầy tự tin và sức mạnh vô địch để đối phó với bất cứ đối thủ nào. 
Khi chúng ta dùng những cảm xúc thương yêu để tiếp xúc với tâm bồ-đề thì việc ấy cũng xảy ra với chính ta! Tâm bồ đề cũng giống như rau spinach của tâm linh vậy. Nhưng xin các bạn đừng nói lại với ai là tôi đã ví dụ như vậy nhé!


Lắp Ghép Hạnh Phúc

Lý Lan




1. 
Thưa cô Lê, 
Tôi viết thư này cho cô theo sự giới thiệu của ông Adam Thompson ở trường đại học X. Tôi sắp đến Việt Nam vào cuối tháng này và rất mong được gặp cộ Tôi là một giáo viên tiểu học, và vốn là sinh viên trong lớp ngôn ngữ của ông Thompson. Tôi rất mong nhận được hồi âm của cộ Xin gởi đến cô những lời chúc tốt đẹp nhất. 
Carol Mesrime. 
2. 
Mỗi ngày tôi ngồi vào bàn làm việc ở văn phòng công ty, mở máy tính, nối mạng, lấy thư điện tử, và thông thường nhận được cái này: " Trích ngôn trong ngày" của một người tên là Jim ở đâu đó, mỗi ngày gởi đến tất cả những địa chỉ có trong danh sách gởi thư của y trích ngôn đại loại như " Tôi nhận thấy truyền hình mang tính giáo dục cao, vì mỗi lần có người mở truyền hình coi là tôi đi qua phòng khác cầm sách đọc" . Tôi không biết làm sao mà địa chỉ của tôi có trong danh sách của Jim, nhưng không thấy ngạc nhiên cũng không lấy làm phiền. Mỗi thư đều có kèm theo một câu là " Nếu bạn không muốn tiếp tục nhận thư này nữa thì chỉ cần hồi âm với mấy chữ rút ra. Và nếu bạn thích những câu trích ngôn này thì hãy giới thiệu cho một người bạn" . Tôi không chắc người bạn nào đã giới thiệu tôi, cũng không hẳn lười đến nỗi không buồn rút ra, chẳng qua có những ngày mở hộp thư ra chỉ nhận được mỗi cái " trích ngôn trong ngày" đó, đọc cũng đỡ buồn. Thỉnh thoảng mới có thư của người này, người kia, quen hoặc không quen. 
Carol Mesrimẹ Họ gì nghe lạ. Adam Thompson là ông giáo sư dạy khóa tiếng Anh hiện đại ở trường ngoại ngữ mà công ty đã cử tôi đi học. 
3. 
Thưa cô Mesrime, 
Tôi rất sung sướng nhận được thư cô và biết tin về ông Thompson. Tôi vui mừng khi biết cô sắp đến thăm đất nước của tôi. Nếu tôi biết cô sẽ đến bằng chuyến bay nào vào ngày giờ nào thì tôi sẽ hân hoan đón cô ở phi trường. Tôi sẵn sàng làm tất cả trong khả năng của mình để những ngày cô lưu lại đất nước tôi là thời gian thú vị bổ ích. Tôi trông mong đến lúc chúng ta gặp nhau. Bây giờ xin gởi đến cô những lời chúc tốt lành. 
Lê. 
4. 
- Chiều thứ sáu tôi có mời một người bạn nước ngoài đến nhà dùng cơm. 
- Cần gì nói cho tôi biết? 
- Chủ nhật tôi đưa bạn tôi về quê chơi. Tôi dắt luôn mấy đứa nhỏ đi. 
- Mắc mớ gì đến tôi? 
- Tôi nói với anh bởi vì trên danh nghĩa anh còn là chồng tôi. 
- Khốn nạn! 
5. 
Đây là một con sông. Đây là những vườn cây ăn trái. Bây giờ cây không có trái. Nhưng mùa hè thì cây có nhiều trái. Kia là cái nhà. Đó là cái nhà của ông bà ngoại tôi. Tôi có ông ngoại, bà ngoại, cậu và dì. Tôi cũng có nhiều anh chị em họ. Chúng đều là học sinh. Chúng tôi rất thân nhau. Chúng thích đi thành phố thăm tôi vì chúng thích thành phố. Tôi thích đi thăm chúng vào mùa hè vì chúng trèo cây hái trái cho tôi ăn. Đây là con đường đất. Cô có mệt không cô Mesrimẻ Hoan nghênh cô đến nhà ông bà ngoại tôi. Xin mời vào! 
6. 
Cô Mesrime đúng là một cô giáo tiểu học nhiều kinh nghiệm. Cô tỏ ra chăm chú và thích thú nghe những câu nói tiếng Anh ngắc ngứ của thằng con hướng dẫn viên du lịch nghiệp dư của tôi. Nó mười hai tuổi học tiếng Anh được hai năm. Tôi thỉnh thoảng mời người nước ngoài mà tôi quen biết, như bà Mesrime, đến nhà ăn cơm hay cùng đi chơi, để các con tôi thực tập tiếng Anh. Bé Châu còn nhút nhát, chỉ ấp úng đáp khi được hỏi. Thằng Ninh tự tin hơn. Nó và cô Mesrime đã làm quen và trở thành đôi bạn trong bữa cơm gia đình ở nhà tôi. Cô Mesrime làm cho nó tin là tiếng Anh của nó lưu loát, cô hiểu hết điều nó nói và rất thích nói chuyện với nó. Cả ngày thứ bảy nó loay hoay thu thập từ vựng trong mấy cuốn từ điển và chuẩn bị bài văn giới thiệu làng quê của nó. Tôi thấy nó toát mồ hôi với chữ nghĩa. Cảm ơn cô Mesrimẹ Cô không bật cười sau mỗi từ mỗi câu thằng nhỏ rặn ra, thì đúng là một người rất tử tế. 
7. 
Nhưng mà tiếng Anh của thằng bé rất khá, thật mà. Ở trường tôi dạy có nhiều học sinh là di dân từ các nước thuộc địa châu Mỹ Latinh, châu á, châu Phi... có nhiều em không nói được tiếng Anh tốt như con trai của chị. Đứa bé này rất lanh lợi thông minh, và những điều nó nói thật là thú vị. Có thể với người khác thì thật buồn cười khi chỉ một con sông và nói đó là một con sông. Nhưng tôi biết người ta dạy tiếng Anh như vậy. Họ giơ một cuốn sách ra và bảo đây là cuốn sách. 
8. 
Đây là một gia đình. Đây là gia đình của tôi. Ninh chỉ vào từng người trong tấm ảnh cả nhà nó chụp chung vào Tết năm ngoái và được bà ngoại lộng kiếng treo giữa nhà. Hai đứa bé ngồi lọt thỏm trong lòng cha mẹ, đầu Ninh chạm cằm cha nó, nhưng đôi bờ vai rộng của người cha như bức tường thành che chở, cả nó và em nó trong vòng tay người mẹ, bé nhỏ hiền thục ngồi bên cạnh. Gương mặt của từng người đều rạng rỡ niềm vui, ánh mắt của hai đứa trẻ trong veo và sáng như những vì sao. 
Đó là hai tháng trước khi tất cả vỡ vụn, như tấm kiếng bị nghiến dưới bánh xe. Điều không thể tin được là kết thúc của mười lăm năm hạnh phúc là cuộc tranh chấp cái nhà. Ngôi nhà của cha mẹ tôi, và tôi muốn giữ nó cho các con. Anh ta cho là mười mấy năm qua anh làm như trâu bò để sửa sang xây dựng ngôi nhà, biến nó từ một căn nhà xộc xệnh thành phố lầu trị giá 200 lượng vàng. Anh ta đòi chia 100 lượng để mua một căn phố khác cho một người đàn bà khác. Chi tiết cuối cùng anh ta không nói ra nhưng tôi biết. 
Tôi chưa bao giờ nói với các con là chuyện gia đình mình đang chờ tòa án giải quyết. Nhưng hai đứa nhỏ chắc chắn biết cái " gia đình mình" ấy đang bên bờ vực thẳm, nhất là từ khi anh ta không cần đóng kịch nữa. Anh ta nổi điên lên vì người đàn bà kia cần gấp một mái nhà cho đứa con sắp sinh, mà tòa thì cứ lần lữa không xử dứt khoát được. Anh ta vẫn về nhà để khẳng định quyền sở hữu căn nhà, tuyên bố nếu tháng sau tòa lại không xử được thì anh ta vẫn cứ chia hai căn nhà ra mạnh ai nấy sống. Tôi thách anh ta làm điều đó. Từ một năm nay tất cả trao đổi ngôn ngữ giữa tôi và anh ta đều kết thúc bằng hai tiếng " khốn nạn" anh ta văng ra. Mỗi tiếng như một cái đinh tàn nhẫn đóng vào chiếc quan tài bên trong là một tình yêu nồng nàn. Giờ đây trái tim tôi chỉ nhói đau khi nhìn hai đứa trẻ. Cái " gia đình mình" đã là một cỗ xe lao tới đáy vực thẳm rồi. Tấm hình gia đình mình ở nhà đã bị xé nát trong một cuộc tranh cãi xô xát. Nên mỗi lần về nhà ngoại thấy tấm ảnh trong khung kính trên tường, hai anh em nó đều cầm xuống ngắm nghía. 
Đây là ba tôi. Ông ấy rất yêu thương chúng tôi. Vẫn bằng thứ tiếng Anh đớt đát, Ninh gân cổ thực tập đàm thoại với cô Mesrimẹ Tôi ngạc nhiên là Ninh có thể nói rất thản nhiên cái điều ngược lại điều nó biết và tôi đã nói với nó nhiều lần: Ba con không còn yêu thương các con nữa. Có lẽ đó chỉ là những câu thực tập tiếng Anh. Đâu cần cảm xúc khi thực tập ngôn ngữ. Cô Mesrime nói đây thật là một gia đình hạnh phúc. Tôi bất giác muốn nhìn vào mắt cô Mesrime, tự hỏi là một phụ nữ phương Tây trên bốn mươi như cô có cảm nhận được không cái gọi là hạnh phúc trong gia đình tôi vào buổi tối chị đến nhà ăn cơm, và tôi nói là chồng tôi bận làm tăng cạ Nhưng cô Mesrime mãi nhìn tấm ảnh. Nếu là cái gia đình trong ảnh thì quả là hạnh phúc. 
9. 
Một phần ba học sinh của tôi là con trong một gia đình ly dị nhau hay một người mẹ độc thân. Nhưng khi miêu tả một gia đình chúng đều nói về cả cha và mẹ, thậm chí về một người cha tưởng tượng hay một người mẹ đã bỏ chúng đi từ lâu. Một phần ba công việc của tôi là lắng nghe chúng, trò chuyện với chúng, và cùng chúng cầu nguyện cho một phép mầu xảy ra: gia đình chúng đoàn viên êm ấm. Tôi đã từng nghĩ rằng tôi sẽ chấp nhận mọi cái giá phải trả để cho con tôi không bất hạnh. Nhưng cuối cùng chúng tôi đã ly dị vào tháng trước. Cho đến bây giờ tôi cũng không biết tại sao và như thế nào. 
Tôi muốn đưa đứa con gái 10 tuổi của tôi cùng đi du lịch, nhưng nó nói: Không. Con biết mẹ cần một mình để suy nghĩ. Con chỉ xin mẹ một điều. Mẹ đưa con về trang trại của ông bà nghỉ qua mùa lễ này, nhưng xin mẹ khoan nói với ông bà là cha mẹ đã ly dị. Khi tôi trò chuyện với bé Ninh, tôi nhớ con gái của tôi làm sao. Và thực tình buổi cơm tối ở nhà chị rất vui vẻ đầm ấm, nhưng tôi nhìn trên gương mặt những đứa trẻ và qua cách cư xử nói năng của chúng, tôi thấy cái mà tôi đã thấy trên gương mặt con gái tôi: một thiên đàng đã sụp đổ. Tôi hiểu được chị cảm thấy thế nào khi nhìn đứa con bám víu lấy tấm ảnh chụp gia đình xa xưa để tiếp tục thêu dệt về một hạnh phúc mà nó đang khát khao. Tôi cũng cảm thấy chị mạnh mẽ biết bao. Một triệu gia đình trên thế gian này đổ vỡ vì một triệu lý do khác nhau. Tôi thật không ngờ là mình đi nửa vòng trái đất để gặp mình trong một phụ nữ khác, để xem lại một bi kịch đã hạ màn ở nhà mình. Tôi cám ơn chị về tất cả những gì chị đã làm cho tôi trong những ngày quạ Đó là những ngày rất có ý nghĩa đối với tôi, và tôi sẽ còn suy ngẫm về nó nhiều hơn nữa trên quãng đường sắp tới của mình. Tôi tin chị có đủ sức mạnh để vượt qua mọi trắc trở cuộc đời. Nhưng cũng xin chúc chị may mắn. Hẹn gặp lại. 
10. 
- Cô Mesrime bay rồi hở mẹ? 
- Ừ. Cô ấy bay qua Bangkok để bay tiếp đến Nepal. 
- Cô ấy vui vẻ dễ thương ghê mẹ há? Mà cô ấy đi Nepal chi hở mẹ? 
- Cô ấy đi tìm một tu sĩ dạy cô ấy cách nhìn vào tâm hồn của mình. 
- Để làm gì hở mẹ? 
- Mẹ nghĩ là cổ muốn biết tại sao tình yêu chết đi và làm sao cho nó sống lại. 
- Cô Mesrime hứa với con là sẽ viết thư cho con. Nếu cô ấy biết được tại sao, con sẽ xin cô ấy nói cho con biết. 
Đứa bé ấp bàn tay tôi giữa hai lòng bàn tay của nó. Bàn tay của đứa con trai 12 tuổi, mà tôi cảm thấy rắn rỏi nhiệt thành. Nó nói tiếp, khẳng định: Cô ấy sẽ biết được, và con sẽ nói cho mẹ biết. Tình yêu vẫn ở trong lòng mình, chỉ cần mình biết làm cho nó sống lại, phải không mẹ?

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Ba điều ước


Một người đàn ông da đen bị lạc trong sa mạc. Trời nắng gắt, khát khô cả cổ mà nhìn xung quanh vẫn chỉ thấy cát là cát.
Khi gần như ngất đi, anh kêu lên: "Thượng Đế ơi cứu con!"
Tức thì Thượng Đế hiện ra và nói "Ta cho con 3 điều ước!"
Mừng quá, không ngần ngại, anh ước:
– Thứ nhất : Cho con được làm người da trắng. Thứ hai : Lúc nào cũng có một phụ nữ ngồi trong lòng. – Thứ ba : Lúc nào con cũng có nuớc uống.
” OK!” – Thượng Đế mỉm cười, và BÙM!!! Anh bỗng biến thành…"cái toilet nữ"

TÙY SỨC MÀ LÀM


Đức Phật đang truyền pháp tại một vương quốc nọ, nhà vua cho dọn đại tiệc để cúng dường  Đức Phật và chúng tăng. Bấy giờ, trong thành có một bà lão nghèo khổ, trong nhà chẳng có thứ gì đáng giá, hàng ngày hành nghề ăn xin kiếm sống. Nghe nói nhà vua đang dọn đại tiệc cúng dường Đức Phật , bà cũng muốn dâng lên Đức Phật một thứ gì đó. Nhưng nhìn đi nhìn lại, trong nhà chả có gì, bà ngậm ngùi than. Bỗng bà nhìn thấy ít đậu nành mà người ta đã cho bà, bà mừng rỡ. Bà lão vội chạy đến cung vua, xin vào dâng ít đậu nành ấy cho Đức Phật. Lính gác thấy bà lão nghèo khổ rách rưới lại mang một ít đậu nành vào cung thì quá tức cười và lẽ dĩ nhiên, không cho bà vào.
Đức Phật trong cung biết được chuyện ấy, dùng phép thu lấy đâu nành từ tay bà lão bỏ vào tất cả các món ăn của nhà vua dọn ra. Vua ăn món nào cũng thấy có hạt đâu tức giận gọi đầu bếp lên xử tội. Đức Phật ngồi bên liền bảo:
- Đại Vương, đây không phải do lỗi quả đầu bếp. Những hạt đậu này là của bà lão cực khổ ngoài kia cúng dường.
Nhà vua tỏ vẻ không bằng lòng. Đức Phật nói tiếp:
- Bà lão nghèo khổ ấy có một tấm lòng chân thiện, tuy chỉ là những hạt đâu nhỏ nhoi nhưng có thể giúp Đại vương bố thí cơm ăn, cho nên trong cơm đều có đâu nành.
Nhà vua nói:
- Những hạt đâu nành ấy thì có đáng gì? Làm sao sánh được với những thứ bố thí lớn lao của ta?
Đức Phật nói:
- Đậu của bà lão tuy ít ỏi nhưng sau này lại nhận được phúc thiện nhiều hơn cà Đại vương.
Nhà vua hỏi:
- Lẽ nào ta dùng đại tiệc cúng dường chúng tăng như thế mà không bằng ít đậu của bà lão ấy sao?
Đức Phật giải thích:
- Đậu của bà lão tuy ít nhưng bà ta bố thí bằng hết khả năng của mình. Đại vương bố thí tuy nhiều nhưng những thứ ấy đều lấy từ dân chúng, Đại vương có mất mát gì? Thế mới nói, sự bố thí của bà lão là rất nhiều, sự bố thí của Đại vương là rất ít, cho nên bà lão sẽ nhận được phúc thiện nhiều hơn.
Nhà vua tỉnh ngộ, sai người mời bà lão vào cung.

Một Thằng Nhỏ

Lý Lan



Thằng nhỏ đêm đêm về ngủ ở thềm nhà tôi . Nó cũng ý tứ, chờ cho trong nhà khóa cửa tắt đèn rồI mớI trảI tấm ny-lông cũ sát bên hiên trái, để phòng khi có chuyện bất kỳ nửa đêm ngườI trong nhà vẫn còn lốI ra vô . Chừng 6g sáng nó thức dậy, dọn dẹp tươm tất, xếp tấm ny-lông bỏ vô cái bị đeo trên vai, là xong . Ban ngày nó đi lượm ve chai hay làm gì ở đâu không ai biết . Mà ai quan tâm đến thằng nhỏ bụI đờI làm gì ? Nó không bị dị tật hay tàn phế hay quá nhỏ để gợI lòng thương hạI của ngườI khác . Tuổi đờI khỏang 13-14, nó có vẻ “sống được” trong thờI buổI mà ngay một ngườI trưởng thành đã thành đã có nghề nghiệp còn hốc hác vì cơm áo hàng ngày . 

Trong nhà tôi có 3 ngườI làm nghề giáo: ba tôi, chị tôi và tôi . Tùy theo thờI khóa biểu của từng ngườI, luôn luôn trong nhà tôi hễ ngườI này đang dạy ở trường thì ngườI khác ở nhà . Chúng tôi cũng “sống được”, vì nói chung, cái khó ló cái khôn, mỗI ngườI thầy trong nhà này đều có một nghề tay trái . Chị tôi thêu máy, ba tôi dịch sách, còn tôi đi dạy thêm lớp đêm . Chúng tôi sống đơn giản, ít nhu cầu, tự thấy mình nhàn, tôi không buồn nhìn lên và cũng ít khi nhìn xuống . 
Lẽ ra tôi cũng chẳng để ý đến thằng bé . Nó hòan tòan chẳng can hệ gì đến sinh họat trong gia đình hay công tác ở cơ quan tôi . Thậm chí, ngày qua ngày, tháng qua tháng, thằng bé ở đậu hiên nhà tôi cả năm, mà tôi chớ hề biết tên nó, chua hề nói vớI nó 1 câu, và không hè thóang nghĩ đến nó nếu nó không lảng vảng ngay trước mặt . Mà mấy khi nó gặp tôi! Ban đêm tôi khóa cửa ở trong nhà, ban ngày nó lạI đi đâu mất . 
Lần tôi gặp nó buổI xế trưa ở chợ An Đông là hòan tòan tình cờ . Năm bảy ngườI đàn ông lẫn đàn bà xúm quanh nó .Họ hò hét, chửI bớI, khua chân múa tay . Tôi đứng lạI xem vì nhận ra thằng nhỏ . Nó lầm lì đứng đó, vai đeo cái bị như tôi đã từng thấy . Mấy ngườI kia, ngườI thì hùng hổ nhào vô đòi đánh nó, ngườI thì can ra e đánh chết thằng nhỏ ở tù . NgườI khác lạI gay gắt bảo: 
- Đánh cho nó chừa . Để chi cái giòng ăn cắp đó . 
Thằng nhỏ nhìn thấy tôi, hét lên: 
- Tôi không ăn cắp . 
- Hả, không ăn cắp hả mày mà không ăn cắp hả ? 
Họ sấn tớI muốn bợp tai thằng nhỏ . Vài ngườI hét: 
- Mày chạy đi . Còn đứng đó mà cãi ? 
Thằng nhỏ không chạy . Gã đàn ông lực lưỡng tát vô mặt nó một cái làm nó xiểng liểng . Tôi cảm thấy bất bình . Thằng nhỏ bị 1 cái đá nữa ngã chúi xuống đất . Tôi nhắm mắt lạI như 1 phản xạ khi có ai bật lửa ngay trước mặt . RồI tôi mở mắt ra nhìn thằng nhỏ lồm cồm bò dậy . Mặt nó sưng lên, môi bị giập chảy máu ri rỉ . Công an đến . Gã đàn ông bám theo anh công an giảI thích phân bua . Thằng nhỏ đứng thẳng dậy nhìn tôi . Đôi mắt nó rõ ràng là muốn nói điều gì . Nhưng đôi mắt tôi lạI tránh đi nơi khác như xấu hổ ? Tôi đâu phảI là kẻ áp bức nó . Mà chuyện phảI trái ra sao tôi có biết đâu mà bênh vực nó . Mà nó cũng chẳng phảI em, cháu hay ngườI quen gì của tôi . Ơ, cũng có quen, nhưng mà … Tôi bỗng nhiên phát bực vớI mình, chậc lưỡI, tự rủa mình giữa đường hóng chuyện tào lao . Quay mặt đi, để tỏ rà ngườI ngòai cuộc , tôi đeo bộ mặt dửng dưng lầm lũi đạp xe về nhà . 
Nếp sống trong gia đình tôi bình lặng . Mẹ tôi ăn chay, đôi khi cả nhà ăn chay theo để mẹ khỏI vất vả nấu 2-3 thực đơn . Tôi có 2 chị em, ngườI nào cũng lớn, có ăn học, có nghề nghiệp đòi hỏI tư cách và đức nhẫn nhịn . Chúng tôi không luôn luôn hòa hợp vớI nhau nhưng mỗI ngườI biết tự giớI hạn mình để duy trì cuộc sống chung thanh bạch . Tôi không tự hào về nếp sống này, cũng không phàn nàn hay có ý định thay đổI .Hình như mấy năm gần đây tôi thành ngườI dễ chịu, sao cũng được . 
Mẹ tôi hỏI: 
- Sao mặt con tái đi vậy ? vô nằm nghỉ đi, chắc con say nắng 
Tôi không cãi rằng say nắng thì phảI đỏ mặt nhức đầu, chỉ lặng lẽ vô buồng mình nằm nghỉ . 
Thằng nhỏ không biết có sao không ? Trước đây tôi chẳng hề nghĩ đến nó như 1 ngườI có tính cách . Nó láu cá hay đần độn ? Nó hỗn láo hay nịnh nọt ? Hóa ra nó khẳng khái . Nó hét lên giữa chợ :”Tôi không ăn cắp”, chứ không chịu chạy bỏ danh dự để cứu lấy mạng . Nó bị đánh, bị đá, đập mặt xuống lề đường đá xanh tóe máu môi mà nó vẫn đứng dậy . Nó đứng thẳng dậy và nhìn thẳng vào tôi . Sao tôi lạI quay mặt bỏ đi như kẻ chạy trốn ? 
- Con uống nước sâm cho mát . 
Mẹ tôi gọI nước nấu từ lá mã đề, rễ tranh, mía lau để giảI nhiệt là nước sâm . Mẹ than là trờI nóng quá . Tôi bỗng buột miệng nói: 
- Thằng nhỏ ở bên hiên nhà mình đó mẹ …. 
- Ờ, thằng Cần đó hả ? TộI nghiệp, thỉnh thỏang mẹ cho nó tiền mà nó nhất định không lấy . Kệ nó con, cho nó ở đó mình cũng không thua thiệt gì . 
- Nó … 
- Nó … thì sao con ? 
Tôi không biết nói sao . Tôi thật tình cũng không biết nói gì về nó . Tự nhiên nó ám tôi, tôi buột miệng nói ra . Tôi thương nó hay ngờ nó ? Tôi muốn tìm hiểu về nó, hay muốn chia xẻ vớI mẹ mốI quan tâm về nó ? Không, chẳng hề gì cả . Tôi đi nắng về mệt quá mà thôi . Mẹ bảo tôi ngủ đi . Tôi uống 1 viên thuốc cảm rồI ngủ . 
Khỏang 9g tốI tôi đi dạy ở trung tâm về . Thằng nhỏ rõ ràng cố ý đón tôi ngay ở đầu ngõ . Nó nhìn tôi vớI đôi mắt trong suốt: 
- Em không ăn cắp . 
Tôi đứng lạI trước mặt nó, im lặng như bị bất ngờ . Nó nói tiếp, giọng trẻ con mà sắc lạnh: 
- Em bán vé số chứ không ăn cắp . Thằng cha kia mớI ăn cắp . Nó ăn cắp nên nó đánh nó chửI em là đồ ăn cắp . 
Tôi cảm thấy nặng ngực ngộp thở cố đưa tay đặt lên mái đầu thằng nhỏ để bày tỏ niềm cảm thông . 
- Tôi biết … 
Thằng nhỏ né đầu khỏI bàn tay tôi, ánh mắt sáng rực nhìn thẳng vào mặt tôi . Nó nhìn tôi y như lúc nó đứng dậy từ mặt đường, giập môi, sưng mặt, nhìn thẳng vào tôi . Khi đó tôi biết là nó không ăn cắp . Nhưng tôi quay đi như trốn chạy . Bây giờ tôi cũng xấu hổ quay mặt đi, vộI vã như chạy trốn cái câu hỏI trong ánh mắt dữ dộI của thằng nhỏ: TạI sao ?

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Một câu hỏi đúng

Clark Strand


Có lần, một người du sĩ tên là Vacchagotta đến gặp Phật và hỏi: “Bạch Đức Thế Tôn, sau khi chết một người đã giác ngộ và giải thoát sẽ đi về đâu?” Nhưng dù cho anh ta có cố đặt câu hỏi cách nào đi chăng nữa, đức Phật vẫn giải thích rằng câu hỏi của anh không đúng vì không thích hợp. 
Sau cùng, đức Phật bảo anh ta: “Này Vaccha, hãy nhặt những que củi nhỏ quanh đây và nhóm lửa lên.” Anh ta nhặt các que củi lại và đốt lửa. Đức Phật lại nói: “Hãy bỏ thêm củi vào!” Anh ta làm theo lời Phật dạy. 
Đức Phật hỏi: “Thế nào rồi?” Vacchagotta đáp: “Dạ, lửa cháy rất tốt.” Đức Phật lại bảo: “Thôi đừng bỏ thêm củi vào nữa.” Sau đó đám lửa lụi tàn dần. 
Đức Phật hỏi: “Thế nào rồi?” “Dạ, đám lửa đã tàn.” Đức Phật hỏi: “Nếu bây giờ có người hỏi anh rằng ngọn lửa tắt rồi đi về ngã nào? Hướng đông hay hướng tây, nam hay bắc? Đi tới trước hay phía sau? Trái hay phải? Lên hay xuống? Vaccha sẽ giải đáp thế nào?” 
– “Câu hỏi đặt như thế không đúng, thưa Ngài, bởi vì lửa cháy do nhiên liệu, cỏ và cây khô. Khi nhiên liệu hết, không còn gì nuôi ngọn lửa nữa, ta nói rằng ngọn lửa tắt.” Vacchagotta đáp.
– Cũng đúng như vậy, đó cũng là điều sẽ xảy ra cho người đã giải thoát sau khi mất. Cũng giống như ta bứng gốc một cây kè và không còn gì có thể đâm chồi lên nữa, nó chết hẳn.” 
Và đức Phật kết luận: “Này Vaccha, người ấy đã vứt bỏ được cái gọi là thân này rồi, không thể đo lường được, thật siêu việt, mênh mông như biển lớn. Nói rằng vị ấy tái sanh là không đúng. Nói rằng vị ấy không tái sanh cũng không đúng. Mà nói rằng vị ấy không tái sanh cũng không không tái sanh cũng không đúng.”
Nghe những lời ấy xong, Vacchagotta cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Anh nói những lời Phật dạy như một ngọn đuốc soi sáng một căn phòng tối, và anh nguyện sẽ nương tựa vào tuệ giác ấy suốt cuộc đời mình.
Đó là ngày xưa. Còn bây giờ là ngày nay. Nhưng điều ngạc nhiên là cả hai cũng không có gì là khác biệt nhau lắm. Câu trả lời ta tiếp nhận từ giáo pháp của đức Phật, bao giờ cũng hoàn toàn tương xứng và rất phù hợp với sự sâu sắc của câu hỏi mà ta đặt ra.
Trong một chuyến đi sang Anh giảng dạy vào năm 1976 của vị thiền sư Thái lan Ajahn Chah, khi chuyến đi sắp sửa chấm dứt, ngài hỏi đại chúng có mặt: “Quý vị còn có những câu hỏi chót nào không? Có vấn đề gì mà quý vị vẫn chưa thấy hài lòng chăng?”
“Dạ có,” một người phụ nữ đáp. “Tôi đã được nghe những giáo lý này trong nhiều năm qua, nhưng chưa bao giờ tôi nghe một câu trả lời nào thoả đáng cho câu hỏi: “Trạng thái Niết-bàn là gì? Chúng ta có còn hiện hữu nữa hay không?” 
Có một ngọn nến đang cháy bên cạnh bục ngồi của ngài Ajahn Chah. Thấm ướt hai ngón tay, Ngài quay sang và bóp tắt ngọn nến.
“Bây giờ ngọn nến đã tắt rồi, chúng ta có còn gì để bàn luận thêm về nó không? Nó đã đi đâu, bây giờ nó có hiện hữu ở một nơi nào khác hay không?” Ngài Ajahn Chah hỏi. 
Và khi người phụ nữ đặt câu hỏi im lặng không trả lời, Ngài nói thêm: “Không! Không có một lời luận bàn nào là thích hợp.”
“Câu trả lời của tôi có làm cô hài lòng không?” Ngài hỏi.
“Không!” cô ta đáp.
“Tôi cũng vậy, tôi cũng không hài lòng với câu hỏi của cô.”


Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

THỬ THÁCH


Bùi Hưu tể tướng nhà Đường là một thiền nhân chân chính. Người con trai tên Bùi Văn Đức tuổi trẻ đã đỗ trạng nguyên, được hoàng đế phong làm hàn lâm. Nhưng Bùi Hưu không muốn con mình thăng quan tiến chức sớm nên đưa Bùi Văn Đức vào chùa tu hành tham học đồng thời muốn anh nếm trải khổ cực. Vị hàn lâm học sĩ trẻ tuổi ngày ngày ở trong chùa gánh nước chẻ củi làm lụng vất vả thì trong lòng rất phiền não và oán hận phụ thân đã đưa anh vào đây là thân trâu ngựa. Nhưng lệnh cha khó trái, anh ta phải miễn cưỡng chịu đựng.
Nhưng qua một thời gian chịu đựng cực khổ, Bùi Văn Đức cuốc cùng cũng chịu hết nổi, cất tiến oán than: "Hàn lâm gánh nưới lưng đẫm mồ hôi, hòa thượng ăn xong làm sao tiêu được?"
Hòa thưỡng Vô Đức trụ trì nghe thấy, mỉm cười đáp lại một câu thơ:'Lão tăng thắp một nèn hương, có thể tiêu vạn kiếp lương:.
Bùi Văn Đức nghe vậy giật mình, từ đó kiềm chế thân tâm, ra sức làm việc.
Người vĩ đại không phải cứ ngồi trên cao chờ người ta sùng bái. Người thiền là phải biết nỗ lực từ những công việc thấp hèn cực khổ, tôi luyện ý chí.

Một lời chúc bị chối từ

ĐÔNG NAM


Khi dọn chồng sách vở cũ của con, tôi chợt nhìn thấy một tấm thiệp rơi ra.Thiệp rất thô sơ, do chính tay con làm với hình vẽ ngây ngô.
Một bé gái tóc cứng đơ trong bộ áo đầm cũng cứng đơ, một tay dắt con chó, tay kia cầm bóng bay, dưới chân cô bé là những đường cong không rõ là gì, phía trên có ghi con số 2006. Bên trong con ghi nắn nót: “Chúc bạn mau sớm vượt qua khó khăn và đi học lại, mình gửi bạn mấy quyển tập để bạn chép bài thay cho mấy quyển tập đã ướt vì bão lụt. Ký tên: Ngọc Anh”.
Tôi vào mạng tìm hiểu và đoán sự tình có thể là một đợt vận động ở trường học kêu gọi đóng góp giúp đỡ nạn nhân của cơn bão Sangseng, hay còn gọi là cơn bão số 6 từng đổ bộ vào miền Trung ngày 30-9-2006 làm hơn 60 người chết, 200.000 căn nhà bị hư hại, chìm 800 tàu. Thời điểm vận động chắc là lúc đồng bào miền Trung đang vật lộn hồi phục sau cơn bão.
Sự việc xảy ra đã lâu, tôi hỏi con còn nhớ gì không. Rõ là con không nhớ về cơn bão nhưng về tấm thiệp thì con kể khá chi tiết, lúc đó cô giáo hỏi ở nhà các con có xem tin tức không, có biết tin bão không và có biết những em bé không thể đi học vì đã mất hết sách vở không.
Cô khuyến khích cả lớp đóng góp tiền, thu gom tập vở, áo quần cũ, dụng cụ học tập để gửi cho các bạn. Có đứa hỏi chúng có thể tặng thiệp, gấu bông hay đồ chơi không, cô nói có.
Thế là hôm sau mọi thứ bắt đầu được đưa đến lớp, có những tấm thiệp được mua và có rất nhiều tấm thiệp được vẽ với đủ thứ chủ đề, đứa nào cũng muốn thành họa sĩ.
Tôi hỏi thế con vẽ như vậy là có ý gì, con cười bẽn lẽn nói chỉ là vẽ cho vui thôi, chắc là con muốn bạn đứng... trên nước để dắt chó đi dạo và chơi với bóng bay. Bạn con có đứa vẽ cả bầu trời, công viên, tàu hỏa, máy bay, siêu nhân. Tụi con còn nhắc nhau đừng quên lời chúc nữa. 
Còn việc tấm thiệp không được chuyển đi thì không phải chỉ có mình con “bị” giữ lại mà cả các bạn nữa, vì cuối cùng “người ta” nói tụi con vẽ xấu, hơn nữa tấm thiệp không giúp ích gì cho các bạn ở vùng bão lụt, cả đồ chơi cũng vậy.
Tuy nhiên, đứa bạn của con “bật mí” rằng nó đã nhét tấm thiệp vào một quyển sách và nó đoan chắc tấm thiệp sẽ được gửi đi. Cả lớp hoan hỉ chia sẻ điều đó như một vụ “qua mặt” người lớn thành công.
Tôi mân mê tấm thiệp trên tay, nó đã cũ và đúng là chẳng có gì đặc biệt. Một món đồ chơi có thể có nhiều cơ hội hơn, còn một gói mì hay một tấm áo lành chắc chắn được đón nhận nồng nhiệt. Nhưng tôi vẫn tự hỏi vì sao một lời chúc lại thường không được đánh giá cao, nhất là lời chúc của trẻ con?
Có lẽ chúng ta quen nghĩ trẻ con thì biết gì, và thay mặt chúng làm nhiều việc mà ta cho là tốt hơn, hiệu quả hơn, thực tế hơn. Có lẽ chúng ta chưa quen với việc xem một lời chúc từ một người xa lạ có thể đem lại ý nghĩa gì. Có lẽ chúng ta chỉ muốn đơn giản hóa vấn đề...
Tôi nhìn đứa con gái bé bỏng ngày nào nay đã lớn phổng phao, câu chuyện ngày trước giờ chỉ là một ký ức tuổi thơ. Trong lời kể của con, không có chỗ cho nỗi buồn vì một lời chúc tốt đẹp đã bị chối từ...
(TTCT)


NHÌN ẮT THẤU, NHẢY ẮT QUA


Thiền sư Trí Đức kể một câu chuyện có liên quan đến tính nhẫn nhịn như sau:
Ở Sơn Đông có người tên Trương Công, ông thề rằng trong cuộc đời mình phải thực hiện được 100 điều nhẫn nhịn lớn. Sau khi đã trải qua 99 lần nhẫn nhịn, lần thứ 100 đúng vào ngày cháu trai của Trương Công lấy vợ. Ngày hôm ấy có một vị đạo sĩ từ đâu đến, muốn thử tính nhẫn nhịn của Trương Công, vị đạo sĩ nói với Trương Công rằng ông ta muốn ngủ với nàng dâu một đêm. Trương Công cảm thấy thật là khó xử, nhưng rồi ông nghĩ lại, trước ăn chuyện nhục nào chẳng nhẫn nhịn được, lần cuối này có gì mà không làm được chứ?
Thế là Trương Công thuyết phục cháu mình giúp ông hoàn thành tâm nguyện. Cho vị đạo sĩ vào ngủ với cô dâu. Vị đạo sĩ vào phòng cô dâu, vừa nhảy vừa nói liên tục: "Nhìn ắt thấu, nhảy ắt qua". Vị đạo sĩ nhảy suốt đêm đến sáng thì bỗng lăn đùng ra chết. Cô dâu sợ hãi kêu la, mọi người vội vào xem thì thấy vị đạo sĩ đã hóa thành một người vàng.
Ở trên là cố sự Trương Công nhẫn nhịn 100 lần hóa vàng, ở Sơn Đông ngày nay có tòa "Bách nhẫn đường" nguy nga để kỷ niệm đức "nhẫn nhịn" của Trương Công.
Trong cuộc sống thực, chúng ta chẳng thể nhẫn nhịn quá mức kiểu như Trương Công. Nhưng chúng ta cũng nên học lấy chữ nhẫn chân chính để biết khoan dung hơn với mọi người.

Đức Phật bên trong

Bhikkhu Bodhi

Tranh sơn dầu của họa sĩ Beksinski

Khi tôi viết về đề tài sống với cái đau, tôi không cần phải dùng đến trí tưởng tượng. Từ năm 1976, tôi bị khổ sở với một chứng bệnh nhức đầu kinh niên và nó tăng dần thêm theo năm tháng. Tình trạng này cũng giống như có ai đó khiêng một tảng đá hoa cương thật to chặn ngay trên con đường tu tập của tôi. Cơn đau ấy thường xóa trắng hết những chương trình trong ngày của tôi, và nhiều khi còn kéo dài hơn nữa. Nó đã lấy mất đi ít nhất cũng là vài năm về năng suất trong những sinh hoạt của tôi. Cơn đau đầu ghê gớm này đôi khi khiến tôi khó có thể nào làm tròn công việc của mình, là một học giả cũng như một dịch giả kinh điển Phật giáo.

Tôi đã thử tìm mọi phương thuốc chữa. Tôi không những chỉ chữa trị theo y học Tây phương, mà còn đi hốt thuốc với các bác sĩ Đông y tại những làng hẻo lánh xa xôi ở xứ Sri Lanka. Tôi đã từng bị đâm vô số lần bởi những mũi kim châm cứu. Cơ thể tôi đã được bẻ nắn bởi những nhà chuyên môn xoa bóp người Trung Hoa tạiSingapore. Tôi cũng đã uống những liều thuốc bản xứ của người Tây Tạng tại Dharamsala và đi tìm sự giúp đỡ nơi các thầy trị tà và chuyên chữa luân xa tại Bali. Nhưng tất cả chỉ giúp giảm bớt một phần nào thôi! Hiện giờ tôi vẫn đang uống một số thuốc để kiểm soát cơn đau của mình. Căn bệnh ấy vẫn không thể nào bị diệt tận gốc rễ.
Tôi biết rất rõ rằng, cơn đau dài lâu của cơ thể có khả năng ăn lần vào tận tâm can, len lỏi vào mọi ngỏ ngách của tâm hồn ta. Nó có thể phủ bóng đen lên con tim và lôi ta xuống tận vực thẳm của chán nản và tuyệt vọng. Tôi không dám tuyên bố rằng mình đã chiến thắng và khuất phục được cái đau, nhưng trong mối liên hệ dài lâu với nó tôi cũng đã khám phá một số những nguyên tắc có thể giúp ta chịu đựng được cơn đau này. Và tôi xin được chia sẻ đến các bạn.
Điều trước nhất, ta nên thấy được sự khác biệt giữa một cái đau nơi thân với phản ứng của tâm đối với cái đau ấy. Mặc dù thân và tâm có mối liên hệ rất mật thiết với nhau, nhưng tâm ta không nhất thiết phải chịu cùng chung một số phận với thân. Khi thân có một cơn đau, tâm ta có thể lùi ra xa một chút. Thay vì bị lôi kéo vào, tâm ta có thể bước lui lại và quan sát nó. 
Thật ra, với một sự thực tập, tâm ta có thể quay ngược cơn đau lại và biến nó thành một phương tiện để giúp ta tăng trưởng.
Đức Phật có so sánh cái đau ở thân cũng giống với người bị bắn một mũi tên. Và chúng ta thường cộng thêm vào cái đau ở thân ấy bằng nỗi đau của tâm (sự khó chịu, thù hận, than van, trách móc...). Điều ấy cũng giống như ta bị bắn thêm một mũi tên thứ hai. Một người có tuệ giác sẽ dừng lại ở mũi tên thứ nhất. Nếu ta biết đơn giản gọi đúng tên thật của cái đau, ta sẽ giữ cho nó không lan rộng ra ngoài phạm vi vật lý và không để nó làm thương tổn sâu xa đến tâm hồn.
Ta có thể xem cái đau như một vị thầy – một vị thầy rất khắt khe nhưng cũng rất hùng hồn. Tôi thường có cảm giác cơn đau đầu của mình là một vị Phật nội tại (built-in buddha) lúc nào cũng nhắc nhở tôi về sự thật mầu nhiệm thứ nhất: khổ đế. Có được một vị thầy như vậy thì tôi đâu cần gì phải nghe bài Pháp đức Phật dạy ở Lộc Uyển gần thành Ba-la-nại. Mỗi khi muốn nghe âm thanh vang dội của lời Phật tuyên bố rằng: “Bất cứ những gì có thể cảm nhận được đều nằm trong vòng khổ đau”, tôi chỉ cần chú ý đến những cảm xúc đang có mặt trong đầu mình thôi!
Là một người đi theo con đường của Pháp (dharma), tôi hoàn toàn đặt trọn niềm tin vào luật nghiệp quả (karma). Vì vậy, tôi cũng chấp nhận tình trạng đau đớn này có thể là do một nghiệp quả bất thiện nào đó tôi đã gây nên trong quá khứ. 
Nhưng không phải tôi khuyên bạn rằng, nếu như ta có một cơn bệnh nào thì cứ việc chấp nhận ngay là do nghiệp quả. Vì mặc dù đó có thể là quả trái không tránh được của nghiệp xưa, nhưng nó cũng có thể là kết quả của những nguyên nhân trong hiện tại, và nếu ý thức được điều ấy, ta có thể chữa trị rất hiệu quả khi tìm ra phương cách thích hợp. Nhưng khi ta đã thử nhiều cách khác nhau rồi, mà tình trạng vẫn cứ bướng bỉnh và ngoan cố thì ta có thể tin chắc đó là do nghiệp quả.
Thú thật với bạn là tôi không bao giờ mất công suy nghĩ hay thắc mắc tìm hiểu xem cái nghiệp ấy là gì, và tôi cũng khuyên bạn đừng bao giờ để cho nó làm mình phải mất ngủ hoặc lo nghĩ mất thì giờ vô ích. Chúng rất dễ dẫn ta đến những suy tưởng viển vông và rồi là những thực tập mê tín dị đoan. Điều quan trọng là khi ta có niềm tin vào luật nghiệp quả, ta sẽ hiểu rằng cây chìa khóa của tương lai và hạnh phúc đang nằm ngay trong tay ta. Nó nhắc nhở ta đừng làm những gì gây thêm khổ đau cho người khác, và cố gắng làm những điều mang lại lơi ích, hạnh phúc cho người chung quanh.
Một cái đau kinh niên có thể là một sự nhắc nhở, khuyến khích ta phát triển thêm những đức tánh tốt lành. Được như vậy, ta có thể xem đó như là một điều may mắn thay vì một gánh nặng. Nhưng lẽ dĩ nhiên ta vẫn tiếp tục làm những gì cần thiết để tìm một phương thuốc chữa. Sự cố gắng để đối trị với cơn đau kinh niên đã giúp tôi phát triển một thái độ kiên nhẫn, can đảm, nghị lực, an tĩnh và tâm từ. Có những lúc, khi tôi hoàn toàn trở nên bất lực vì cơn đau, tôi chỉ muốn buông bỏ hết mọi trách nhiệm, bổn phận của mình và chịu khuất phục trước số phận. Nhưng rồi tôi khám phá ra rằng, khi tôi gác qua một bên những lo nghĩ về cái đau, chỉ đơn giản kiên nhẫn có mặt với nó, cuối cùng nó sẽ giảm cường độ xuống và trở nên dễ chịu hơn. Và từ đó tôi có thể có những quyết định hợp lý hơn và làm việc hiệu quả hơn.
Kinh nghiệm về cơn đau kinh niên này giúp tôi ý thức được rất rõ rằng chúng ta sẽ không thể tách rời cái đau ra khỏi tình trạng của con người. Đó là một điều mà những người sống ở Hoa Kỳ, quen với sự dễ chịu, đầy đủ và sung túc, rất dễ quên đi. Cái đau kinh niên đã giúp tôi cảm thông được với hàng tỷ người khác hiện vẫn đang sống trong đói khát, thiếu ăn mỗi ngày, với hàng triệu phụ nữ phải đi bộ hàng cây số để gánh nước về cho gia đình, với những quốc gia còn chậm tiến, người ta còn phải ngủ trên những chiếc giường thô sơ, các bệnh viện thiếu vệ sinh căn bản, bệnh nhân nằm nhìn lên những bức tường lạnh câm...
Ngay giữa những lúc cơn đau bùng lên dữ dội – khi tôi không còn đọc sách, viết lách và nói năng được nữa – tôi vẫn không để cho nó làm bối rối tâm hồn mình, tôi vẫn giữ theo lời nguyện thực tập, nhất là nguyện rằng sẽ tiếp tục đi trên con đường này cho đến trọn đời. 
Khi cơn đau từ đầu lan rộng xuống hai vai, tôi dùng thiền tập để quán sát sâu sắc những cảm thọ ấy. Điều đó giúp tôi thấy được chúng chỉ là những sự kiện hoàn toàn vô ngã. Chúng là những tiến trình xảy ra trên các bình diện thô sơ và vi tế do các năng lực của điều kiện, và mỗi cảm xúc đều có một cơ cấu, màu sắc, mùi vị riêng rất đặc thù của chính nó.
Tôi khám phá phương cách hay nhất để xoa dịu ảnh hưởng của cơn đau là áp dụng một công thức được lặp đi lặp lại nhiều lần trong các bài pháp của đức Phật: “Bất cứ là cảm thọ nào – trong quá khứ, hiện tại hay tương lai – tất cả đều không phải là của tôi, không phải là tôi, và không phải là cái ngã của tôi.” 
Sự thực tập ấy không đòi hỏi ta phải có một định lực mãnh liệt hoặc một tuệ giác sâu xa nào, nó cũng vẫn sẽ mang lại cho ta rất nhiều lợi ích. Thực tập công thức quán chiếu ấy sẽ giúp ta tạo nên một khoảng cách giữa ta và kinh nghiệm đau đớn của mình.
Sự quán chiếu ấy sẽ không cho phép cái đau có quyền hạn tạo nên một cái tôi trong tâm ta nữa, và nhờ vậy ta trở nên an tĩnh và có nhiều can đảm hơn. 
Mặc dù phương cách này đòi hỏi thời gian và công phu thực tập, nhưng khi ba điều quán niệm ấy – không phải là của tôi, không phải là tôi và không phải là cái ngã của tôi – trở nên vững mạnh, cái đau sẽ mất đi quyền lực của nó, cánh cửa chấm dứt khổ đau sẽ hé mở, và cánh cửa ấy sẽ dẫn ta đến một sự tự do vô cùng rộng lớn.

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

TIÊN TRI


Một nhà tiên tri nói rằng thế giới sau này sẽ là một bình minh tươi sáng trong đó con người được sống tự do không có luật lệ ai muốn ở đâu thì ở, làm gì thì làm, đi đâu cũng được không ai ràng buộc.
Nghe vậy, Vô Ðắc thưa:
- Cháu cũng tiên tri về một thế giới tương lai khác.
- Thế giới nào?
- Thưa, thế giới đó sau thế giới mà bác vừa tiên đoán. Nhà tiên tri ngạc nhiên hỏi:
- Thế giới đó ra sao?
- Thưa, bây giờ người ta lại thích sống khuôn khổ, luật lệ sau khi đã mệt mỏi rong chơi, chán chường phóng túng.

Lá chắn tình thương

Sylvia Boorstein


Tôi nghĩ câu chuyện Phật giáo đầu tiên mà tôi được nghe khi mới bắt đầu tu tập, vào ba mươi năm trước, là câu chuyện này. Có một bọn cướp kéo ngang qua miền quê ở Nhật, gieo tang tóc và kinh hãi cho bất cứ nơi nào chúng đến. Khi chúng sắp sửa kéo đến một làng nọ, tất cả các tu sĩ trong ngôi chùa của làng đều rủ nhau di tản hết, chỉ có vị trú trì là ở lại. Khi bọn cướp bước vào chùa, chúng thấy vị sư trưởng ngồi yên trong tư thế toạ thiền giữa chánh điện, vững chãi và tĩnh lặng. 
Tên tướng cướp lộ vẻ tức giận, hắn bước đến gần vị sư, tuốt gươm ra và hét lớn: “Tên kia, ngươi có biết ta là ai không? Ta là người có thể đâm lưỡi gươm này xuyên qua người của ngươi mà không hề rúng động hay chớp mắt!” 
Vị sư mở mắt nhìn tên tướng cướp và nói: “Và thưa ngài, tôi là người có thể để lưỡi gươm của ngài đâm xuyên qua mà không hề rúng động hay chớp mắt!”
Phải mất nhiều năm tôi mới thật sự hiểu được ý nghĩa sâu sắc của câu chuyện thiền ấy. Ngày xưa, tôi không bao giờ có thể tưởng tượng được là mình có thể đứng trước một sự việc như vậy mà lại không chớp mắt. Khi còn trẻ, nếu như có ai đi thử tánh giật mình của tôi thì chắc chắn tôi sẽ thất bại hoàn toàn. Và một lý do khác nữa khiến tôi không thích câu chuyện ấy vì nó có vẻ coi thường sự sống quá! Ngày xưa tôi nghĩ câu chuyện ấy muốn nói rằng, đối với vị thiền sư thì việc sống hay chết cũng không có gì khác biệt. Nhưng đối với tôi thì chúng là một trời một vực khác nhau. Tôi thì rất muốn sống!
Thật sự tôi không biết phải chăng câu chuyện ấy có ý muốn nói rằng, vì có được một tuệ giác lớn, thấy được chân lý, nên đối với vị thiền sư vấn đề sanh tử không có gì khác biệt nhau! Nhưng tôi nghĩ đó không phải là vấn đề quan trọng. Điểm quan trọng, mà bây giờ theo tôi hiểu, là vị thiền sư ấy thật sự biết rõ rằng, trong giây phút đó ông không thể làm gì khác hơn được hết. Câu chuyện không hề nói gì về việc vị thiền sư ấy cảm thấy thế nào về cái chết; chỉ nói rằng ông vẫn giữ được sự quân bình của mình trước cái chết không tránh được trước mắt. 
Đứng trước một khó khăn chắc chắn sẽ xảy ra, ta có hai sự chọn lựa. Ta có thể chống cự bằng thân hoặc trong tâm, và rồi chỉ tạo nên nhiều rối loạn và bất an cho chính mình. Hoặc ta có thể đơn giản nhận biết rằng sự thật đang xảy ra là như vậy! Mà bạn biết không, thường thì đó là điều xảy ra khi những việc trọng đại, ví dụ như một cái chết, đang sắp sửa đến gần. Tâm ta sẽ buông bỏ hết những hy vọng về một thực tại khác hơn. Và khi ta buông bỏ được những kỳ vọng ấy, tâm ta cũng sẽ trở nên buông thư và an tĩnh hơn. Nó không còn mệt mỏi đi tìm kiếm một lối thoát nào, vì thật ra không còn cách nào khác hơn nữa. Thế nên, mặc dù đó là sự chấm dứt, nhưng không có gì là khổ não.
Điều quan trọng đối với tôi là làm sao để thấy được sự khác biệt giữa khổ (suffering) và đau (pain). Khổ là phần xáo động, căng thẳng xảy ra trong tâm, nó chỉ là phần phụ trội, cộng thêm vào cho cái đau của thân hoặc tâm. Nếu ta tránh được sự căng thẳng ấy là ta cũng tránh được cái khổ. Và vị thiền sư trong chuyện đã có thể buông bỏ được sự căng thẳng ấy. 
Bạn biết không, ngay cả những ai chưa có nhiều năm tháng tu tập cũng vẫn có khả năng buông bỏ được cái phần bất an ấy, khi họ bắt buộc phải đối diện với những gì không thể tránh né được. Mà đó không phải là lý thuyết suông đâu! Tôi đã từng chứng kiến điều này nơi những người bạn của tôi, khi họ đang hấp hối với chứng bệnh ung thư.
Một thái độ vô úy, không sợ hãi, chỉ đơn giản là một thái độ biết chấp nhận bất cứ việc gì đang xảy ra. Nhưng đó không phải là một thái độ “dửng dưng”, “bất cần đời” của tuổi trẻ mới lớn, có tính cách thách thức. “Bất cứ việc gì” ở đây có nghĩa là cho dù đó là bất cứ sự thật nào. Cái này xảy ra vì cái kia xảy ra, cái này có mặt vì cái kia có mặt. Luật nghiệp quả có thật. Đây là những gì đang có mặt và xảy ra trong giây phút này. Thực tại là như vậy và không thể khác hơn. Nó là như thế đó, và một thái độ biết chấp nhận luôn có khả năng xoa dịu mọi bất an.
Sự vô úy như thế còn phát xuất từ một tấm lòng từ ái và tốt đẹp, cho dù ta phải đối diện với bất cứ sự đe doạ nào. Lẽ dĩ nhiên là ta cảm thấy sợ hãi, nhưng thay vì chống cự lại, ta ôm lấy và chấp nhận nỗi sợ ấy – tâm từ là một liều thuốc có công năng trực tiếp giải trừ hết mọi sợ hãi. 
Điều này đã được diễn tả qua một hình ảnh rất đẹp về đức Phật trong đêm thành đạo. Đức Phật ngồi dưới cội bồ-đề, một dáng ngồi thanh thản và tĩnh lặng, và bao bọc quanh ngài như có một tấm màn chắn bảo vệ. Bên ngoài, chung quanh là các ma vương, chúng là những phiền não, khổ sở đàn áp tâm ta. Có những ma vương cầm giáo nhọn hướng về đức Phật, có những ma vương hiện hình thành những thiếu nữ xinh đẹp đầy khêu gợi, chúng muốn ngăn chặn sự tập trung của Phật, muốn khơi dậy sự sợ hãi trong tâm ngài trước sự tấn công tới tấp từ mọi phía. 
Nhưng đức Phật vẫn ngồi yên bất động, với một bàn tay chạm xuống mặt đất, như muốn nói rằng: “Ta có toàn quyền có mặt ở nơi này.” Tấm màn chắn che chở chung quanh, bảo vệ Phật khỏi mọi sợ hãi và khổ đau đó chính là lòng từ. Chính năng lượng tâm từ của ngài đã toả chiếu và làm tan biến mọi khổ não và lo âu.
Thái độ bao dung và tâm từ của ta cũng là tấm chắn bảo vệ và che chở chính mình. Trong hình ảnh ấy, khi những ngọn giáo và mũi tên bay chạm vào tấm màn chắn bao quanh Phật, chúng biến thành những đoá hoa thơm lả tả rơi xuống mặt đất chung quanh ngài. Tôi nghĩ rằng những đoá hoa đó tượng trưng cho sự chuyển hóa, khổ đau biến thành hạnh phúc. Và nếu ta biết nuôi dưỡng tâm từ, với một tấm lòng rộng mở, cũng như đức Phật, ta sẽ có khả năng làm tan biến mọi sự mê mờ, khổ đau và tất cả những sợ hãi trên cuộc đời này.
Bây giờ ta hãy trở lại với câu chuyện của vị thiền sư kia. Giả sử trong tu viện của ông có những vấn đề khó khăn, bất hòa, những đệ tử của ông tỏ thái độ bất kính, bỏ ông đi tìm một vị thầy khác. Hoặc là ông bị mắc chứng bệnh đau khớp xương, không thể ngồi thiền trên toạ cụ như xưa... Nếu như tôi là người viết chuyện, tôi sẽ kể rằng vị thiền sư ấy không hài lòng với những gì xảy ra, có lẽ ông thất vọng về phương pháp dạy đệ tử của mình, ông muốn cho cơ thể mình bớt đau... Nhưng ông vẫn không hề rúng động hay chớp mắt!




Thằng Bé Cu Li

Lý Lan



Dạo hoa phượng còn đỏ rực trên cành , thằng bé bắt đầu bằng một nghề nhàn hạ một cách chân chính : bán trà đá . Mẹ nó sắm cho nó đủ bộ đồ nghề : Một thùng càrem bằng mốp cũ kỹ , sang lại của ông già Năm . Một cái ấm nhôm hơi cũ , nhưng được mẹ nó kỳ cọ bằng tro , chà đánh bằng xơ mướp nên sáng loáng lên , coi cũng vệ sinh lắm . Và hai cái ly thủy tinh . 
Mỗi sáng , trước khi quảy gánh ve chai ra đi , mẹ nó nấu một nồi nước sôi , pha trà , đổ vô ấm nhôm . Nó mua ở tủ lạnh nhà bác Ba một chục đá cục bỏ vô thùng càrem , chèn bao nylon thật kỹ trước khi đập nắp thật kín . Nó quàng dây qua vai gầy , đeo thùng càrem ngang hông , thân hình bé nhỏ hơn vẹo đi một tí . Một tay xách ấm nước , một tay cầm hai cái ly , nó đi bộ hai cây số từ nhà đến bến xe Ký Thủ Ôn . 
Bán trà đá tưởng như một nghề chơi chơi : mình chỉ việc xách ấm và ly đi đến một người khách và mời : " Trà đá , chú " , hay : " Trà đá Dì ! " . Khách có thể hỏi : " Bao nhiêu một ly ? " . Trả lời : " Một trăm đồng " . Khách gật đầu : " Cho một ly " . Mình chỉ việc bỏ cục đá vào ly , rót đầy nước trà vào . Ðá tan làm ly nước rịn mồ hôi . Nước trà màu nâu hổ phách trong veo , thoảng mùi thơm lá dứa . Khách cầm ly uống ừng ực , nước trà chảy qua cổ họng đang khác khô , tới bao tử , làm mát cả ruột gan . Khách đà khát , mặt mày tươi tỉnh lại , vui vẻ móc túi trả tiền . Thế là được một trăm đồng . Khỏe re . Vì vậy già trẻ bé lớn gì cũng có thể bán trà đá . 
Nhưng bến bến xe Ký Thủ Ôn là một bến xe nhỏ , chỉ có mấy chiếc xe đò cà tàng , mỗi ngày vài chuyến , chạy đến những xứ sở buồn hiu như Cần Giuộc , Chợ Trạm , Cần Ðước , Gò Công . Người về xứ đó không nhiều , bến xe lưa thưa hành khách . Mỗi lượt tài mới có năm bảy khách mà đã tới cả chục người bán hàng rong vây quanh , ồn ào chào mời nhặng xị " Bánh tráng phồng đây " , " Cốm ngò đây " , " Kẹo dừa " , " Trà đá đây " , " Trà đá hông ? " " Trá đá chú " , " Trà đá ... " . 
Thằng bé cũng lăn xả vô . Nhưng hoặc là nó không cạnh tranh lại đám trà đá " chuyên nghiệp " hơn , hoặc nếu hôm nào kiếm được mối thì sẽ bị tụi kia kiếm chuyện quần một trận cho " biết điều " hơn . 
Cuối cùng thằng bé lủi thủi xách ấm nước và đeo thùng đá cục đi lang thang xuống phố . Xe cội đông đúc làm sao , người ta quan trọng làm sao , ngồi quán có nhạc đệm , dù che , uống nước cam tươi hay La hán quả . Nó đi mỏi rục giò mà chỉ bán được một ly trà đá cho chú xích lô , một ly cho chị bún riêu , một ly nửa cho ông già vé số . Hôm nào may lắm cũng có thể bán được chục ly . Có hôm mưa gió eo xèo , chẳng ai thèm uống trà đá . Mấy cục đá buổi sớm bự hơn nắm tay , đến chiều teo lại bằng ngón chân cái , đến tối thì tan biến luôn . Lỗ vốn ! 
Một hôm nó đang đi lững thững thì có người kêu trà đá ! Ôi , trúng mánh ! Hàng chục người đang làm việc ở một bãi đất ngổn ngang gạch đá vôi vữa xà bần tôn thép ... Hẳn là họ làm việc nặng nhọc lắm , người nào người nấy mồ hôi mồ kê đầm đìa như tắm . Một người kêu trà đá , lập tức mấy người kia kêu theo . Chưa từng có bao giờ trà đá đắt như vậy . Thằng bé lăng xăng lít xít , tay chân lanh lẹ đập đá , rót trà, bưng ly , chạy lui chạy tới như một tay trà đá chuyên nghiệp . Mất người thấy thằng bé có vẻ tháo vát , tỏ ra thân mật và trêu chọc nó . Nó không thật sự hiểu hết những lời đùa cợt , nhưng vẫn toe toét cười , miệng rộng tới mang tai . 
Vèo một cái , ấm trà hết veo . túi nó rủng rỉnh ngàn bạc . Mặt mày nó phớn phở , người nó thơ thới , lòng nó rộn ràng . Môi nó chỉ chực nở thành nụ cười và tai nó cũng vểnh lên để đón nghe mọi điều người ta nói . Một hồi nó tự thấy đã quen với mấy người lúc nãy là khách hàng của nó . Nó bạo dạn hỏi chuyện : 
- Mấy anh làm gì ở chỗ này vậy ? 
Họ cười : 
- Làm cu li chứ làm gì hả nhỏ ? 
- Là làm cái gì ? 
- Là đào đất , xúc xà bần , khiêng gạch , vác xi măng , là làm đủ thứ chuyện mà người ta sai biểu . Cu li là làm cực khổ như trâu bò mà mỗi ngày công được có năm sáu ngàn bạc . 
Thằng bé tròn mắt kêu lên : 
- Năm sáu ngàn lận ? 
Thật là một con số vĩ đại . Từ ngày đeo thùng đá và xách ấm trà đi bán dạo , nó đã biết đồng bạc khó kiếm như thế nào . Cả ngày trời lang thang dầm mưa , dãi nắng , có khi nó chỉ kiếm được vài trăm . Hôm nào trúng mánh như hôm nay cũng chỉ hơn ngàn bạc . 
Nó lẩm nhẩm cộng tất cả tiền dành dụm từ hồi đi bán trà đá tới giờ vẫn chưa bằng được cái con số năm , sáu ngàn đó . Mà đó chỉ là tiền công một ngày làm mà thôi . Nó ngước nhìn những công nhân xây dựng một cách ngưỡng mộ và thật thà nói lên ước vọng của nó : 
- Phải chi em được làm cu li . 
Mọi người phá ra cười : 
- Không chuyên gì mới làm cu li . Cực chết mẹ chứ chơi à ? 
Họ chỉ một người ăn mặc lịch sự , đang coi bản vẽ nói : 
- Có ước mơ thì mơ thành kỹ sư như ông đó , vừa khỏe vừa có tiền . Nhưng mà phải học giỏi thiệt giỏi mới hòng ! Mày có đi học không ? 
- Có , em học hết lớp năm rồi . Tựu trường này em lên lớp sáu . Mẹ nói lên cấp hai , muốn đi học tốn nhiều tiền lắm . Ðồng phục , sách vở , tiền bẩo trợ , tiều sửa chữa trường , đủ thứ hết . Mẹ sợ không đủ tiền đóng nên biểu em nghỉ hè đừng đi chơi , đi bán trà đá để dành tiền mai mốt phụ với mẹ đóng tiền học . 
Mọi người nhìn thằng bé đen đủi còm nhom . Có thể nhận thấy qua ánh mắt vẻ mặt họ một niềm thương cảm . Nhưng chẳng ai nói gì cả . Mấy người lớn tuổi chắc cũng có con cái lớn cỡ nó , chắc họ cũng đang lo nghĩ về tiền học , tiền sách vở , áo quần và vân vân ... 
Với lại cũng hết giờ giải lao rồi . Họ lại làm việc quần quật , không hở tay , hở miệng , hở mắt ra mà ngó tới nó nửa . 
Nhưng thằng bé vẫn đứng đó nhìn người ta làm việc . Nó thấy đẩy xe cút kít chở xà bần đi đổ không khó gì . Tưới nước cho ướt gạch , rồi tiếp gạch cho thợ xây thì nó nhắm nó cũng làm được . Ngay cả chuyện trộn hồ , nó đứng coi một hồi thì kết luận nó cũng ... làm được , nếu nó cao vã to hơn chút nữa .
Tất nhiên là công việc đòi hỏi nhiều sức lực . Nhưng mà thằng bé cho rằng nó cũng dẻo dai lắm . Quả là cực nhọn thật . Nhưng đi bộ suốt ngày với thùng đá đeo bên hông và ấm nước gần bốn lít trong tay cũng không phải là việc nhẹ nhàng gì . Nó đâu có sợ cực . Vả lại , nó thấy người ta làm việc rất vui . Không khí lao động tất bật làm nó đứng coi mà cũng thấy hăng hái và táy máy tay chân . 
Ấm trà đã hết rồi . Như mọi khi nó có thể đi lượm trái dầu quăng lên không trung để ngó chúng rơi xuống , xoay tít thật vui mắt . Nhưng bây giờ thằng bé không màng gì đến trò chơi đó . Nó lảng vảng ở công trường xây cất coi người ta làm , rồi động tay động chân phụ một người đang đẩy xe cút kít , gặp phải mô đất cao , xe không lên nổi . Thấy không ai kêu rằng mình vướng tay vướng chân họ , thằng bé bạo dạn hơn . Khi chú thợ xây kêu : " Gạch " , nó lập tức ba chân bốn cẳng phóng lại đống gạch , ôm một mớ chạy lại tiếp ngay . Rồi cứ chạy đi chạy lại tiếp gạch tiếp hồ suốt buổi đó . 
Hôm sau , mới hưng hửng sáng thằng bé đã có mặt ở công trường , với thùng đá và ấm trà . Nhưng hôm đó ai cũng bận tối mặt . Cứ nghe cai với đội trưởng hò hét công nhân mà hãi hùng . Nào là xi măng phải dọn kho cất vô , nào là gạch đá về sân bãi đâu mà đổ . Bọn vật tư chết tiệt , khi cần thì không có , khi chưa cần thì đỗ tới ào ào , không nhận thì mai mốt không có dùng , nhận bây giờ thì nhét vô đâu . Mấy thằng kia ra dọn hết đống xà bần này coi ! Thằng này nửa , vô kho xếp xi măng lại coi rộng được chỗ nào không ! Còn thằng nào ra trộn hồ nè ! Còn thằng nào nửa ... Hết THẰNG rồi . Ai cũng bù đầu tối mặt , mà công việc thì cứ việc này đẻ ra việc kia . 
Ông đội trưởng gào thét để chỉ huy một hồi khản cả tiếng . Bỗng ông thấy thằng bé . Hôm qua ông cũng thấy nó lăng xăng ôm gạch tiếp thợ hồ , ông chỉ mặt nó quát : 
- Thằng này phụ hồ đươ(.c không ? 
- Dạ , được 
Nó gật đầu lia lia . Ông đội trưởng phất tay , bố trí nó " công tác " chung với một ông thợ già . Thằng bé xông vô làm như chiến sĩ xông pha trận mạc . 
Khi nó đeo thùng đá và xách ấm về , ông đôi trưởng xoa đầu nó nói : 
- Còn bao nhiêu trà đá coi như ta uống hết . Chiều thứ bảy trả công luôn . 
Bữa nay mới thứ năm . Thằng bé về nhà , thân thể ê ẩm suốt đêm , lòng thì hoang mang không biết mình có thể được lĩnh bao nhiêu tiền công , và liệu ông đội trưởng có quịt mình không ? chú thợ già mà nó phụ hồ lúc trưa có nói nó nhỏ quá , làm toàn việc vặt , chắc được nửa tiền công thôi . Ba ngàn đối với nó cũng lớn lắm rồi . Nhưng nó siêng năng chịu khó như vậy , có thể được bốn ngàn . Ôi bốn ngàn ! Nó quên được phần nào sự mệt mỏi thân xác và ngủ thiếp đi . 
Hôm sau nữa mới chỉ là ngày thứ sáu . Thằng bé tới công trường khi ở đó co người bảo vệ và thủ kho . Nó lảng vảng quanh quẩn rồi đánh bạo hỏi anh bảo vệ : 
- Bữa nay em có có được làm nửa hôn ? 
- Mầy ấy hả Công trường không bóc lột sức lao động trẻ em . Hôm qua kẹt quá , chứ bữa nay thì miễn .
Thằng bé khẩn khoản nói là nó thích làm cu li lắm và biết đâu bữa nay công trường cũng kẹt nửa . Anh bảo vệ nhún vai : 
- Chờ ông đội trưởng tới coi ! Mướn mày mang tiếng chứ ích gì ? 
Nó phập phồng chờ ông đội trưởng . Chờ hoài chờ hủy sao ổng lâu tới vậy . Cai đã thúc thợ bắt tay làm . Không ai kêu thằng bé làm gì cả . Nhưng nó không đợi kêu . Vừa thấy chú thợ già hôm qua chuẩn bị đồ nghề , nó lập tức đi ôm gạch lại chỗ ông , nhúng nước cho ướt gạch , súc hồ vô xô , xách tới để cạnh ông , rồi chăm chỉ tiếp gạch . Tuy nó nhỏ xíu chưa thạo việc lắm , nhưng tháo vát và dễ bảo nên ông thợ già chịu cho nó phụ . Cuối ngày hôm đó , ông đã khoái nó tới mức hứa hẹn sẽ truyền nghề cho nó nếu nó muốn . 
Sáng thứ bảy nó đang làm thì ông đội trưởng xuất hiện . Ông chỉ mặt nó : 
- Thằng này làm nổi hôn ? 
Nó vội vã gật đầu : 
- Dạ nổi chứ ! Con làm từ hôm kia , hôm qua lận mà ! 
Ông không nói gì thêm , bỏ đi . 
Chiều thứ bảy . Thật là một buổi chiều trọng đại . Thầy thợ là xong việc không vội về như mọi khi . Họ thong thả rửa mặt mũi tay chân , ngồi hút thuốc lá và nói chuyện tầm phào chờ ông đội trưởng . Ông ta đã đi lên công ty lãnh tiền tạm ứng để trả lương công nhân . Mọi người tuy không tỏ ra sốt ruột , nhưng cũng ngong ngóng bóng hình ông đội trưởng . Cũng có khi công ty đang kẹt tiền , hay bản chiết tính của đội có trục trặc gì đó , thì sẽ không có tiền . Ông đội trưởng sẽ đến rất trễ để những công nhân không kiên nhẫn bỏ về bớt , và ông đeo một mặt bí sị khất nợ với những kẻ kiên trì đến thứ hai thứ ba ... 
Nghe tới tình huống này , tim thằng bé thắt lại . Chẳng lẽ nào ? Bao nhiêu đơi chờ , bao nhiêu lo lắng của nó . Suốt ba ngày nay . Liệu nó có được trả lương không ? Trả bao nhiêu ? Trả mấy ngày công ? Hôm thứ sáu ông đội trưởng không có mặt ở công trường , đâu có thấy nó làm việc . Hôm nay ổng cũng không nói rõ ràng là ổng chấm công nó . Tất cả lo lắng đó , nó chỉ còn cách nhẫn nại chờ ông đội trưởng tới phút phát lương mới biết . Nếu mà ... Tim thằng bé suýt vỡ ra . Nó như ngồi trên lửa bỏng vạc dầu , nhấp nha nhấp nhổm ngóng ra đường . 
- A ! ông đội trưởng về ! 
Nó hét to lên , mừng vui đến nỗi những người khác phải phì cười . 
Ông đội trưởng dựng xe , ôm cái túi da căng phồng vô lán bảo vệ . Ông giở sổ chấm công ra , dò theo danh sách , đếm ngày công của từng người , đếm tiền , rồi trao cho họ . Ông cứ theo thứ tự trong sổ chấm công mà phát . Cuối cùng , hết danh sách . 
Thằng bé không có tên trong sổ chấm công ! Nó đứng thậm thò nhìn ông đội trưởng , mặt tái đi , tay chân lạnh ngắt . Chờ cho người cu li cuối cùng ra về , ông mới làm như chợt nhớ thằng bé . 
- Thằng kia , lại biểu . 
Nó lật đật chạy lại , ngước đôi mắt trẻ thơ đầy lo âu nhìn ôn đội trưởng . Ông cầm một cọc tiền giấy một ngàn , hỏi : 
- Mày làm mấy ngày ? 
- Dạ , ba ngày : thứ năm , thứ sáu với lại thứ bảy . 
Ông đếm tiền , một , hai , ba , bốn , năm , sáu , bảy , tám , chín . 
Ông ngừng lại hỏi : 
- Ba mày làm gì ? 
- Dạ , ba con chết hồi năm ngoái rồi . 
Ông nhìn nó một chút , đếm tiếp mười , mười một , mười hai . 
- Má mày làm gì ? 
- Dạ , má con mua bán ve chai . 
- Mày có đi học không ? 
- Dạ có . 
- Vậy ráng mà học . Chứ là cu li , biết cực chưa ? 
- Dạ , con chịu cực được mà . 
Ông đếm tiếp : mười ba , mười bốn , mười lăm . 
Ông toan đếm nửa nhưng đắn đo một chút , nói : 
- Má mày có đánh đề , đánh bài không ? 
- Dạ , không . 
Ông đếm nốt : mười sáu , mười bảy , mười tám . Ông đưa tiền cho thằng bé . 
- Ðem về cho má mầy cất , đừng chơi điện tử hết nghe ! 
Xong , ông đứng dậy , đi về . 
Thằng bé cầm mười tám tờ giấy bạc mà ngón tay nó run bần bật . Nó chưa từng cầm trong tay một món tiền lớn như vậy . Mà lại là tiền chính nó làm ra , bằng ba ngày quần quật ngoài trời nắng , bằng sự cố gắng vượt quá sức trẻ em . 
Má nó cũng xúc động đến rơi nước mắt khi nó đưa tiền cho bà . Bà đếm đi đếm lại , lộn tới lộn lui , nó phải cầm từng tờ đếm cho má nó coi . Bà gói vô một tờ giấy dầu , đem đấu sau ảnh thờ của ba nó : 
- Má cất ở đây cho con , để tựu trường có mà đi học với con người ta . 
Ðêm đó thằng bé ngủ vùi trong tay má . Má nó bồi hồi thao thức mãi , thỉng thoảng bà lại vuốt mái tóc khét nắng của con . 
Có thể nửa thế kỷ sau , có một tỷ phú hay một nhà bác học để lại tiểu sử như vầy : Mười hai tuổi , tôi đi làm cu li để có tiền ăn học ... Nhưng hiện giờ , dưới một mái tranh ở vùng ven , có một đứa bé gầy gò , đen thui vì nắng gió , trong giấc ngủ say nhọc nhằn đang mơ rằng : ngày khai trường em sẽ đến lớp với đồng phục tươm tất như mọi học sinh , và không ngay ngáy lo lắng cô chủ nhiệm sẽ phiền trách vì không đóng nổi các thứ tiền tập vở , tiền thuê sách , tiền bảo trợ , tiền sửa trường ốc , tiền hội phụ huynh và đủ thứ tiền gì gì nữa ...