Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Câu chuyện gánh nước


Có hai vị Hoà thượng ở hai ngôi chùa trên hai ngọn núi gần nhau. Giữa hai ngọn núi có một con sông, mỗi ngày họ đều cùng một lúc xuống núi ra bờ sông gánh nước, lâu ngày họ trở thành bạn bè.
Thấm thoát năm năm trôi qua, bỗng một hôm vị Hoà thượng ở ngọn núi bên trái không xuống gánh nước, vị Hoà thượng ở ngọn núi bên phải nghĩ bụng: “có lẽ ông ta ngủ quá giờ”, nên trong lòng cũng chẳng để ý lắm.
Nhưng không ngờ qua ngày hôm sau vị Hòa thượng ở núi bên trái vẫn không xuống núi gánh nước.
Một tuần trôi qua, vị Hoà thượng bên ngọn núi phải nghĩ bụng: “bạn ta có lẽ bị bệnh rồi, ta nên đến thăm, xem có thể giúp được gì không.”
Nhưng khi đến thăm người bạn già, ông ta thật kinh ngạc. Người bạn già của ông đang tập thái cực quyền trước chùa, chẳng giống dáng vẻ của một người cả tuần chưa uống nước chút nào. Ông ta thấy làm lạ hỏi: “Đã một tuần rồi ông không xuống núi gánh nước, lẽ nào ông không cần uống nước?”
Người bạn dẫn ông ta đi ra sân sau của chùa, chỉ một giếng nước nói: “Năm năm lại đây, mỗi ngày sau khi làm xong thời khoá, tôi đều đào cái giếng này, mặc dù nhiều lúc rất bận, nhưng có thể đào được bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Nay đào đã đến nước, tôi không cần phải xuống núi gánh nước nữa”.
Ngày hôm nay chính là thành quả từ những nỗ lực của hôm qua. Còn sự nỗ lực của hôm nay lại là niềm hy vọng cho ngày mai. Năm tháng trôi qua, tuổi già lại đến. Hãy suy nghĩ về lúc không còn gánh nước nổi, bạn vẫn có nước để uống chứ? Vì vậy dù đã thành công, hãy cố gắng thêm một chút nữa.


Cứ an nhiên mà yêu đi thôi, ngại gì…


Tình yêu của tuổi trẻ là một thời nông nổi thoáng qua nhưng rồi cũng là những tháng ngày hằn sâu nhất trong tâm trí…
Chúng ta vẫn đang cô đơn, vẫn đang cố gắng để kiếm tìm một ai đó phù hợp. Ngày ngày chúng ta vẫn kết bạn với sự cô đơn tẻ nhạt đến chán ngắt như một thói quen, rồi cứ thế, sự lựa chọn rơi rụng dần, những tiêu chí đầu tiên cho một cuộc tình cũng không còn tồn tại, chúng ta bắt đầu thèm yêu, chỉ cần yêu thôi là đủ, đừng vì bất cứ thứ gì khác!
Ai đó cho rằng tình yêu đôi khi là sự lựa chọn, lựa chọn giữa người này và kẻ khác, người đến trước với kẻ đến sau, giữa được và mất, giữa cho và nhận… Nhưng chúng ta có bao giờ tự hỏi xem, liệu có chút gì đó nhầm lẫn ở đây chăng?
Nên nhớ, yêu là phạm trù thuộc về cảm xúc, còn sự lựa chọn lại là một phạm trù thuộc về lí trí mất rồi. Chẳng phải chúng ta vẫn nói với nhau rằng, trái tim có những quy luật và lý lẽ của riêng nó đó sao? Vậy thì cớ sao lại ngăn cản, cớ sao lại chọn tới chọn lui, cớ sao lại coi tình yêu như một canh bạc?
Sự thật thì tình yêu đôi khi như một đứa trẻ khó chiều, đến đi bất chợt, giận hờn không báo trước. Tình yêu cũng vì thế mà trở nên đỏng đảnh kiêu kỳ, lắm lúc lại trở nên vô cùng gần gũi… Nhưng nên nhớ, vì tình yêu như đứa trẻ nên cảm xúc của tình yêu cũng hệt như vậy. Khi yêu thương và chiều chuộng một đứa trẻ đúng mực, đứa trẻ ấy cũng dành hết tất thảy tình yêu thương trong sáng cho ta.
Vẫn biết trước cuộc đời có trăm ngàn lối rẽ, nhưng trên hết, một mối quan hệ tình cảm cần được thấu hiểu, sẻ chia và trân trọng thật lòng.
Vẫn biết trước cuộc đời có trăm ngàn lối rẽ, và ai đó cũng chọn cho mình rất nhiều cách để hình thành một mối quan hệ. Nhưng trên hết, một mối quan hệ tình cảm cần được thấu hiểu, sẻ chia và trân trọng thật lòng.

Cứ an nhiên mà yêu đi thôi, đừng ngại ngùng gì cả.
Tình yêu của tuổi trẻ là một thời nông nổi thoáng qua nhưng rồi cũng là những tháng ngày hằn sâu nhất trong tâm trí. Kể cả khi biết trước rằng sẽ có khổ đau sóng gió thì cũng hãy thử một lần mà nắm chặt tay nhau, đừng vội buông lơi khi tiếng yêu còn chung một nhịp…
Tình yêu của tuổi trẻ được ai đó ví von như một cơn mưa rào. Mà mưa rào thì đến rất nhanh rồi ra đi bất chợt, nhưng còn đó cái dư âm của nó, dư âm của những mối tình sẽ không bao giờ có thể dễ dàng phôi pha…

Muốn yêu một ai đó, hãy can đảm để yêu thương đi. Tương lai vẫn còn là một món quà ở phía trước, thay vì ngồi một chỗ lo nghĩ về những chuyện tổn thương hay sầu khổ, tại sao không chọn cho mình một lối thoát của sự cô đơn?
Chúng ta cứ yêu đi thôi, yêu hồn nhiên và cuồng nhiệt, yêu bằng tất thảy nhựa sống trong tim, đừng mang trong mình những toan tính hay nặng gánh nghĩ suy.
Hãy tìm lấy cho mình một bàn tay để nắm, một bờ vai để tựa, một môi hôn nồng nàn… Hãy tìm cho mình một lý do để thổn thức mỗi đêm, một chút nghĩ suy cho chuyện tình đang ấp ủ, một thông điệp ngập ngừng còn chưa dám tỏ với ai kia…
Và trên hết, hãy tìm lấy cho mình một người yêu bên cạnh, người đồng hành, người là bạn bè và làtri kỉ. Cuộc chiến khi có hai người chắn hẳn sẽ luôn hơn khi cuộc chiến chỉ có một người đơn độc. Thay vì làm bạn với cô đơn, hãy làm bạn với một người mà ta thương!
Thế nên, cứ an nhiên mà yêu đi thôi, ngại gì…


Thiên đàng – Địa ngục


Thiên đàng – Địa ngục
Thiên-Đàng là ...
Được cảnh sát Anh giúp đở;
Được đầu bếp Pháp nấu ăn;
Được thợ máy gốc Đức
Được người tình gốc Ý;
Được chủ ngân hàng gốc Thuỵ Sĩ.
Địa-Ngục là ...
Bị cảnh sát Đức giúp đở;
Bị đầu bếp Anh nấu ăn;
Bị thợ máy gốc Pháp
Bị người tình gốc Thuỵ Sĩ;
Bị chủ ngân hàng gốc Ý.
Cheers,
Nất


Bệnh biếng ăn
Một cậu bé mắc bệnh biếng ăn. Dỗ dành mãi không ăn thua, người mẹ bèn đưa cậu tới bác sĩ tâm lý.
Ông cũng tiến hành khá nhiều phương pháp trị liệu mà không có kết quả.
Cuối cùng, bác sĩ nghĩ ra một cách để cậu bé nhịn đói cả ngày rồi đưa cậu tới phòng ăn.
- Cháu muốn ăn gì? - Bác sĩ hỏi.
- Cháu muốn ăn giun đất! - Cậu bé đáp.
Mừng quýnh, bác sĩ bê cả đĩa giun đất đến, con nào con ấy to như ngón tay.
- Đây, giun đây, cháu ăn đi!
- Cháu muốn ăn giun luộc cơ! - Cậu bé nũng nịu.
Cô y tá đem đĩa giun đi luộc rồi mang vào. Nhưng bệnh nhân nhí lại làm nũng:
- Cháu không muốn ăn nhiều đâu.
Bác sĩ chọn lấy một con giun béo căng và dỗ dành:
- Ừ! Cũng được, cháu chỉ cần ăn con duy nhất này thôi. Ăn đi cháu.
Thằng bé lưỡng lự:
- Cháu chỉ muốn ăn một nửa thôi. Bác ăn một nửa cho cháu.
Bác sĩ nhẫn nại nhắm mắt nhắm mũi nuốt một nửa con giun và đưa nửa còn lại cho thằng bé nhưng nó bắt đầu khóc thét lên.
- Sao vậy! Có chuyện gì nữa đây? - Bác sĩ gằn giọng.
- Bác phải ăn nửa đuôi cơ! Bác ăn nửa kia mất rồi. Hu hu...

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Bạn chọn yêu hay chọn hạnh phúc

Có bao giờ bạn tự hỏi bản thân điều này chưa. Tôi nghĩ rằng đôi lần trong cuộc đời bạn sẽ phải nghĩ đến, bạn chọn yêu hay chọn được hạnh phúc.
Yêu và hạnh phúc là hai định nghĩa hoàn toàn khác biệt, yêu không có nghĩa là sẽ được hạnh phúc, và hạnh phúc cũng không có nghĩa là tình yêu. Sự so sánh này như người ta vẫn hay so sánh tình và tiền vậy, nhưng sự so sánh này quá rạch ròi, và trong bài viết này tôi không đề cập, vì tôi đang đề cập đến cảm xúc của con người, nó dễ dàng nhầm lẫn khiến ta hiểu lầm vài thứ.
Nếu bạn là một người đang yêu, và bạn được hạnh phúc suốt quãng thời gian sau này thì đó là điều tuyệt vời vô cùng, một điều kì diệu trong cuộc sống của bạn. Nhưng mảy may bạn không được cả 2 thứ đó, vậy bạn sẽ phải cân nhắc kĩ càng, vì cuộc đời đôi khi chỉ có vài lần cơ hội, một lần tuổi trẻ, một đời người, hoặc một lần lựa chọn sẽ không có sự quay đầu hay hối tiếc.
Nếu là tôi trước đây, khi tôi 18, đôi mươi, hoặc đến tận 25-26 tuổi, tôi vẫn tuyên thệ trung thành với bản thân rằng tôi chọn yêu thay vì chọn hạnh phúc. Vì tôi tin rằng, chỉ có tình yêu mới đủ làm tôi hạnh phúc và tự tạo ra hạnh phúc ( đại loại là làm chủ hạnh phúc). Đúng là tôi hạnh phúc thật, hạnh phúc ngắn ngủi nhưng kèm theo cả khổ đau song hành. Tôi hạnh phúc chừng nào thì càng khổ đau chừng ấy. Và tôi nhận ra, người yêu tôi chưa chắc mang cho tôi hạnh phúc, và người tôi yêu, tôi chưa chắc mang cho họ hạnh phúc. Vẫn đôi lần họ bảo tôi làm họ tổn thương thay vì làm cho họ hạnh phúc. Tôi bất lực nhìn tình yêu ra đi vuột khỏi tay mình mà không thể cứu vãn.
Bạn biết rằng trên đời này không có gì là mãi mãi, trong đó có tình yêu. Tình yêu dễ vỡ, mong manh và sẽ nhạt dần theo sóng gió của thời gian, có muốn giữ cũng không thể giữ vì bạn không thể lường hết được điều gì sẽ xảy đến với bạn. Tôi cũng đã từng tin vào tình yêu là một điều gì đó vĩnh cửu là bất diệt. Và tôi tin vào tình yêu đó, tin vào bản thân mình, vẫn tin vào câu suốt đời suốt kiếp. Ngày đó, tôi thật ngây thơ và trong trẻo. Cô bạn ngày ấy vẫn nói với tôi rằng, tình yêu một ngày nào đó sẽ hết, không phải hôm nay thì cũng là ngày mai, và chỉ để lại những kỉ niệm lẫn khoảng trống với những tiếc nuối trống rỗng, ngoài ra chẳng còn gì hết, muốn quay lại thì đã muộn. Nên đừng bao giờ lựa chọn tình yêu khi bản thân thấy không cảm thấy hạnh phúc trong hiện tại khi đã hi sinh quá nhiều.
Cuối cùng tình yêu hết thật, cũng không hẳn là hết mà nó đã không như còn như mong muốn, không còn như ban đầu, cảm xúc biến đổi dần theo thời gian, và tôi biết tôi không hạnh phúc dù tôi vẫn yêu rất nhiều. Tôi vẫn lựa chọn tình yêu, nhưng sau đó một thời gian sau, tôi bắt đầu lưỡng lự, vì cơ hội không có nhiều lần. Tôi tự hỏi mình, tôi muốn yêu hay muốn cuộc đời hạnh phúc. Tôi bắt đầu suy nghĩ đến điều này.
Tôi không hạnh phúc khi yêu, nhưng người cho tôi hạnh phúc tôi thấy thật yên ổn. Thấy cuộc đời thật nhẹ nhàng, thật bình yên. Và cuối cùng tôi chọn hạnh phúc. Tôi chọn người đàn ông cho tôi một cuộc sống tinh thần êm đềm và an tâm, và tôi thấy mình hạnh phúc.
Bên cạnh người tôi yêu, tôi thấy đau khổ, dằn vặt, mệt mỏi. Khi mất tình yêu, thì chắc chắn bạn sẽ rơi vào một trạng thái đau khổ và trống trải của sự cô đơn. Tôi thấy mình chọn đúng.
Cách đây 4 năm, một người bạn thân nhất của tôi đã lựa chọn một người đàn ông là cô ấy thấy yên tâm và tin tưởng thay vì chọn người mình yêu mà làm cho cô ấy luôn sống trong đau khổ lẫn bất an. Cuối cùng cô ấy có hạnh phúc hay không tôi không biết, nhưng 4 năm sau, cô ấy khuyên tôi rằng: HÃY LẤY NGƯỜI ĐÀN ÔNG LÀM CHO MÀY HẠNH PHÚC. Và bây giờ, tôi thấy hạnh phúc khi đi cùng con đường với cô ấy. Thoát khỏi sự sầu não đeo bám hằng mấy năm trời khi chọn yêu.
Tôi không khuyên những người đã yêu, đang yêu chọn cái gì, tôi chỉ kể ra những câu chuyện về tôi để bạn có thể lựa chọn đúng đắn nhất trong cuộc đời. VÌ BẠN SỐNG LÀ SỐNG CHO CẢ CUỘC ĐỜI, KHÔNG PHẢI SỐNG TRONG MỘT KHOẢNG KHẮC NÀO ĐẤY. TÌNH YÊU CHỈ LÀ MỘT KHOẢNH KHẮC. RỒI SẼ QUA ĐI. BẠN VẪN PHẢI TIẾP TỤC CUỘC SỐNG ĐẰNG SAU ĐÓ. MÀ CUỘC SỐNG KHÔNG CHỈ CÓ TÌNH YÊU.
HẠNH PHÚC MỚI LÀ THỨ BẠN ĐEO ĐUỔI CẢ CUỘC ĐỜI.

KHÔNG CÓ TÌNH YÊU, BẠN VẪN SỐNG ĐƯỢC, NHƯNG KHÔNG CÓ NHỮNG THỨ KHÁC, TÌNH YÊU SẼ KHÔNG TỒN TẠI ĐƯỢC. VÀ KHI ĐÓ, CUỘC ĐỜI BẠN CHỈ CÒN LÀ BẤT HẠNH.
Có thể bây giờ bạn không nhận ra chân lý này, bạn bác bỏ nó (như tôi từng bác bỏ) thì một ngày bạn sẽ ngộ ra được điều này một ngày nào đó khi bạn đi qua tình yêu.
CÒN BẠN, BẠN SẼ CHỌN GÌ?

THẾ GIAN VẪN CÒN NGƯỜI TỐT …


Đi mua bao thuốc lá 20k , đưa chủ tiệm 50k, được thối lại 40k, đút túi bỏ về. Anh chủ tiệm chạy lại kêu: 

- Chú em , chú em để quên không lấy thuốc lá nè! 
Trên thế gian vẫn còn nhiều người tốt, mình thật tồi tệ. Xúc động rút tờ 10k ra đưa lại nói: 
- Lúc nãy anh trả dư em 10k này! 
Chủ quán cảm động nói: 
- Thôi chú đưa bao thuốc lá kia đây, anh đổi cho gói thật ! 
Sao lại có người thật thà như mình thật xúc động: 
- Anh đưa tờ 50k kia đây em đổi cho tờ tiền thật! 
Anh kia mặt như mếu: 
- Thôi chú đưa tờ 10k lúc nãy anh đổi cho tờ khác. 
Híc! người ta tốt thế mà mình thật tồi tệ... Ngại quá, móc cái điện thoại ra: 
- Cái này của anh, lúc nãy em lỡ tay... xin trả lại! 
Anh chủ tiệm cảm động rơi nước mắt ... rút ra cái ví: 
- Chú em, cái này của chú, anh trả lại cho chú em...
Cheers,
Nất
(Trộm của Sư Phụ)

Tình Tự Quê Hương: Nước Mắm!

Lê Bình

Nước mắm Phan Thiết

Trong một bửa ăn chiều tại nhà một người bạn tại Toronto, khi bên ngoài lành lạnh, ánh nắng chiều không còn đủ ấm để bước ra khỏi nhà…từ nhà bếp "dã chiến" mùi nấu, nướng, chiên, xào ngào ngạt muì mắm. Anh chị chủ nhà, như bao nhiêu gia đình Việt ở quanh đây, có một cái lò đặc biệt ở ga-ra dùng nấu mắm. Anh nói "xứ lạnh, phòng ốc kín như cái hộp, mình lại thích ăn mắm, làm sao nấu được trong nhà? Thôi đành cho ra nhà xe thôi." 
Chờ đợi đến bữa và được ăn những món mà mình thích có lẽ là điều hạnh phúc? 
Nhiều người trong chúng tôi tán gẫu để đánh lừa cái bao tử đang kều "rồn rột". 

Một chuyện được đề cập đến là chuyện anh Huỳnh Hưng, một tay đầu bếp trẻ tại Las Vegas, vừa đoạt giải quán quân đầu bếp giỏi…anh thắng giải cuộc thi tại một thành phố ở tiểu bang Colorado. Điều đặc biệt giúp anh thắng được hai đối thủ khác để giựt giải là nhờ món vịt nấu chao…có nêm nước mắm. Oâi chao ơi! 

Vạn tuế nước mắm. Qua các bài báo được đăng tải, người đọc có thể biết được anh Hưng đã dùng nước mắm để nêm nếm thức ăn…và nhờ nước mắm cho nên thức ăn của anh có hương vị đặc biệt làm ngất ngây mấy ông bà giám khảo. Tôi tin chuyện này là có thật, chắc chắn anh Hưng có dùng nước mắm; cho dù báo có đưa tin hay không đưa tin thì tôi vẫn chắc nịch, chắc như đinh đóng cột là có chém chết anh Hưng phải dùng nước mắm trong khi nấu nướng. Nhiều người bạn không tin chuyện đó. Anh ta lý luận "Anh Huỳnh Hưng mới có 29 tuổi, có nghĩa là anh ta sanh năm 79, 80 …thì làm sao biết nước mắm mà nên với nếm." Để cho lập luận mình đứng vững anh dẫn chứng "Con các ông bà đây nầy, sang ngoại quốc khi qua cái tuổi nhi đồng…mà mới có vài chục năm nó đã quên cái hương vị quê nhà…thì những anh nhô sanh tại nước ngoài làm sao biết đến mắm." Anh bạn nói thì kệ anh, có lẽ anh và nhiều gia đình Việt khác, có thể đã quên mất vị nước mắm? Cũng khó nói lắm, San Jose hoặc quận Cam có đông người Việt, có chợ Việt, quán ăn Việt…những món quốc hồn quốc túy như: Chả cá lã Vọng, Bún Chả Đồng Xuân, Lẫu Mắm, Cơm Hến, bún rêu, canh bún, chả cá thì là, canh chua cá Bông Lau, thịt kho hột vịt…nhóc ra đó cho nên mắm không bị đưa vào quên lãng, những nơi xa xôi…sống "xen canh" với Mỹ, Mễ, Tây, Đầm…thì mắm bị quên là phải.

Nhắc đến mắm, có ai thấy nhiểu nước miếng chưa? Nếu chưa thì nhắc thêm Mắm Đường Xoài Xanh, Mắm Me Lẫu Lươn…Aí chà chà! Nước miếng đã trào ra họng. Thèm quá đi thôi. Mắm! Thử ăn canh chua mà thiếu dĩa mắm ớt xanh, thịt kho nêm xì dầu nước tương, bánh xèo chấm tàu vị iểu…thì biết liền. Nhưng trong cuộc sống, nếu bạn lỡ miệng nói một câu gì đó…xúc phạm…thì người bên cạnh có thể nhắc bạn như vầy "Miệng ăn mắm, ăn muối đừng nói vậy hổng nên.." hoặc đại loại những câu nôm na tương tự…Như vậy, miệng ăn mắm nói "linh" lắm hay sao mà người ta sợ dữ vậy cà?

Miệng ăn mắm, ăn muối …Mắm đã đi vào đời sống người Việt như thế đó. Thật đúng, trong bữa ăn của gia đình Việt Nam đều có một chén nước chấm, đó là chén nước mắm. Nước mắm là thứ nước chấm của Việt Nam. Người Việt, dường như, không thể không ăn nước mắm, không có nước mắm là món ăn, bữa ăn mất ngon, mất hương vị….và coi như là mất tất cả. Có nhiều người còn đòi cho được nước mắm "sống", nghĩa là còn nguyên chất từ trong chai rót ra chớ không pha chế thêm một phụ tùng nào khác. 

Nhiều món ăn được quyết định bởi chén mắm. Nấu phải nêm nếm bằng mắm đã đành; còn các món cá kho, thịt kho ướp nước mắm, đến chiên, xào, nướng, luộc, canh… cũng cần mắm. Nói tóm lại thì bất cứ món ăn nào cũng phải có nước mắm. Nước mắm đã thấm vào huyết quản của mỗi người từ thuở bé thơ cho đến lúc trưởng thành, nó đã hình thành và ảnh hưởng sâu đậm đến khẩu vị của từng người. Cho dù đi bất cứ đi đâu cũng không thể nào quên được hương vị đậm đà trong chén nước mắm. Đó chính là một phần của đất của nước của con người; đó chínhlà hương vị quê nhà trong ký ức không thể phai mờ của từng người Việt. Nói không sợ bị rầy thì "Cái hồn của món ăn Việt chính là nước mắm!" 

Kể về Mắm thì Việt Nam có nhiều loại mắm có nước, gọi là nước mắm như: Nước mắm tôm, nước mắm mực, nước mắm cua, nước mắm cua gạch son… Ngoài ra bên cạnh các loại mắm nước, dân Việt còn có loại mắm cái (đã có nước thì phải có cái) như: Mắm cá cơm, mắm cua, mắm ba-khía, mắm lóc, mắm linh, mắm sặc, mắm ruốc, mắm tôm…v.v.

Nước mắm người Việt thường dùng đã được làm từ một loại cá biển: Cá Cơm (thú thật tại sao gọi là cá Cơm không gọi là các Cháo, cá Xôi…còn phải vài ba chục trang giấy mới nói hết) loại cá nhỏ bằng ngón tay, màu trắng ngà ngà; con cá cơm từa tựa như con cá lòng tong ở sông, suối, ao, hồ nước ngọt. Về kỹ thuật làm nước mắm thì Phan Thiết và Phú Quốc nổi danh. Cá Cơm đem về ủ, ngâm, muối…với muối hột trong một thời gian nhất định, sau đó pha chế, chắt, gạn, lọc…v.v. mới ra được thứ nước màu nâu hổ phách gọi là nước mắm. Nhiều người cho biết chất nước đầu tiên chảy ra từ con cá ngâm ướp muối…gọi là mắm nhỉ, chưa có thể ăn được. Mắm nhỉ được quảng cáo là ngon hết ý phải được thông qua một quá trình chế biến nhà nghề mới thành. Nước mắm thông dụng trên thị trường (dù là loại thượng hảo hạng, hoặc được quảng cáo là: Mắm Nhỉ) cũng không phải là loại mắm nhỉ đâu nhé. Tại sao gọi là mắm nhỉ. Chà! Chà! Cái này mới khó nói à nghe. Một người quê ở Phan Thiết cho biết "Mắm nhỉ tại vì nó nhỉ (chảy ri rỉ) ra từ thùng mắm, nó là nước cốt, nước nhất…của vựa mắm." Đúng? Sai? Tôi mà biết? Chết liền. Tìm những ai sinh quán Phan Thiết, Phú Quốc, hoặc là chủ vựa mắm hỏi thử coi sao. 

Nói về cách ăn nước mắm, không phải là rót ra chén rồi chấm thức ăn vào. Tuyệt nhiên là không phải rồi. Cách ăn của người Việt rất đặc biệt, tuỳ miền và tùy món ăn. Khi dùng nước mắm nguyên chất thì ở cả ba miền Bắc Trung Nam không có gì khác nhau. Nhưng đến khi pha chế thì có sự khác biệt; cũng dể hiểu thôi, vì món ăn mỗi miền mỗi khác. Đại để có thể như vầy (theo lời kể của người ta thôi nhé, không bảo đảm 100%) Miền Bắc thích nước mắm pha với nước lạnh, giấm, (hoặc chanh) và ít đường cát. Có người cầu kỳ hơn thì nước dùng để pha với nước mắm phải là nước luộc thịt thăn heo (tại sao phải dùng thịt thăn mà không là thịt nạc đùi, xương, hoặc…cái gì khác? Vậy mới có chuyện nói.) Nam Kỳ thì dùng nước dừa xiêm pha với nước mắm, chanh, đường, ớt. Dân Sài Gòn không cầu kỳ như vậy đâu. Muốn làm nước mắm pha để ăn với các loại thức ăn như Chả Giò, Bánh Cuốn, Bún Thịt Nướng, Khô Bò, Bánh Cống…v.v. người ta chỉ nấu nước mắm với nước lạnh và đường; nước mắm pha ngon hay dỡ là do ở liều lượng giữa nước, đường, và mắm. Đó là thước đo người nội trợ khéo là chỗ này đây. Đừng tưởng bở nhé. Pha được chén nước mắm ăn cho đã miệng với bún thịt nướng, hít hà với dĩa bánh cuốn, hoặc dĩa khô bò, cái bánh xèo…không phải ai cũng được điểm mười. Mách nhỏ như vầy. Những độc giả đờn ông hôm nào thử hỏi bà nhà coi sao? 

Ở đất Thần Kinh, pha nước mắm với nước luộc tôm để ăn với bánh nậm, bánh bèo, bánh bột lọc, bánh lá…v.v. Ở Nha Trang có nước mắm ngò (nghe lạ quá, đồng hương Nha Trang xin xác nhận cho biết.) Cách làm như thế nầy: Dùng ngò rí giã nhuyễn pha với nước mắm, chanh, đường. Ở Phan Thiết (Xin bà con Phan Thiết đính chánh giùm, nếu có sai sót) có loại nước mắm pha rất đặc biệt: Mắm cà và mắm thơm. Cà chua lựa trái chín luộc qua, bỏ hột và vỏ xong quết nhuyển với ớt sừng trâu, tỏi, rồi đem pha với nước mắm và đường. Nước mắm thơm khi chế biến phải chọn trái thơm chín; vắt nước, nấu sôi đến lúc nước thơm cô đọng thì cho nước mắm, đường vào quấy đều. 

Còn nhiều loại mắm rất đặc biệt chỉ nghe qua chớ chưa được thưởng thức lần nào; chẳng hạn nước mắm cua: Cua đồng của Ba Xuyên, Sóc Trăng. Hàng năm vào mùa nước nổi ngập đồng là lúc cả xóm cả làng rủ nhau đi bắt cua. Tối đến cua đồng bắt cặp đen nghẹt cả mặt ruộng đang chờ sạ lúa, cua đầy nhóc bắt đến mỏi tay. Cua mang về lột mai rửa sạch, giã nhỏ trộn với tỏi, thính, đường, muối hột rồi gài vào việm hoặc thau đem phơi nắng khoảng tuần lễ. Lúc cua trở màu đỏ au thì đem nấu nước mắm. Cách nấu rất quan trọng, tốn cả ngaỳ và phải vớt bọt và xác cua thật sạch thì nước mắm mới để được lâu. Nước mắm nấu xong có màu nâu cánh gián trong vắt, vị ngọt đậm, mùi khá nặng không thể lẫn lộn với bất cứ thứ nước mắm nào khác. Nước mắm cua đồng dùng để nêm nếm, ăn với canh chua cá lóc. Và nước mắm cua gạch son (gạch cua đỏ như son) miệt U Minh, là một kiểu nước mắm cầu kỳ. Cua gạch rửa sạch, bỏ vào hũ, muối đúng bảy ngày. Sau đó lấy ra đánh tan gạch cua với lòng đỏ trứng gà, đường, và trộn với thịt cua được lấy từ con cua đã muối. Một con cua chỉ làm được ít chén nước chấm nhỏ. Nước chấm cua gạch son không thể làm nhiều để dành được, vì sang ngày thứ tám thì chúng chuyển mùi, đổi vị. Mắm Cua Lột Gò Công. Ở Gò Công vào múa lúa ngậm đòng đòng, cua đồng lột vỏ, dùng loại cua này làm mắm, có muối đuờng, thính…làm nên một loại mắm rất độc đáo, ngon thơm và ăn với thịt heo luộc cuốn bánh tráng, rau ghém. 

Làm mắm đã công phu, ăn mắm là một nghệ thuật. Nói thiệt không nói giỡn chơi. Canh chua dứt khoát phải ăn với nước mắm sống thêm vài lát ớt. Bánh cuốn, chả giò, bánh xèo, cơm tấm phải ăn với nước mắm chua ngọt có trộn củ cải, cà rốt xắt chỉ. Nước mắm ngò, nước mắm cà chua, nước mắm thơm ăn với cá biển, mực, ốc…v.v. Món cá thì khác, mỗi loại cá đều có một thứ nước mắm khác nhau không thể thay thế. Cá trê, cá rô nướng thì có nước mắm gừng, hay các món lươn ăn với nước mắm me(?) Cá chiên ăn với mắm ớt tỏi chanh đường, cá lóc, cá bông lau hấp, nướng cuốn bánh tránh phải ăn với nước mắm pha chua ngọt…v.v. Món nào có nước mắm riêng cho loại đó. Nhiều người kể rằng cá tra chấm với nước mắm gừng thì…nó sẽ trở mùi khó chịu. 

Nước mắm, sách báo ngoại quốc viết là Fish Sauce, nhưng cũng có số viết (đặc biệt là sách dạy nấu ăn) "sauce nuoc mam" chứ không xài "fish sauce". Chỗ nầy cũng nên đề nghị bà con ta nên dùng chữ "Nuoc Mam" như một danh từ riêng đi nhé, đặt tên cho loại đặc sản Việt Nam. Nếu gọi là Fish Sauce thì hỏng bét. Fish Sauce chẳng có liên hệ gì đến nước mắm hết cả, đó là loại thông dụng nhất chưa kể đến các loại nước mắm ăn với các món ăn đặc biệt vừa kể ở trên. Hãy tập dùng tiếng nước mình để dạy cho người bạn ngoại quốc biết hương vị quê ta. Ví như ta có món Chả Giò, thì cứ Cha Gio cho tiện, món ăn nầy không liên hệ gì đến cái món có tên Eggs Roll hết cả, như thế mà nó cứ bị đồng hóa. Eggs Roll là Tàu, Chả Giò là Việt…Thế các món ăn khác, người ngoại quốc rất thích vì hương vị và sự không gây mập phì của nó như Gỏi Cuốn, Bì Cuốn, Bún Thang, Bún Mộc…thì ta sẽ giới thiệu với bạn bè ngoại quốc như thế nào? 

Trở lại chuyện mắm. Nói đến mắm không thể không nhắc đến các món măm độc nhất vô nhị của Việt Nam. Khái lược có Mắm Ruốc, Mắm Tôm, Măùm Tôm Chua, Mắm Tôm Chà, Mắm Cua Lột…và Mắm và Rau. Các loại mắm kể trên có thể dùng chế biến các món ăn .

Nhiều bạn từ miệt ngoài khi đến đồng bằng lục tỉnh nghe có món mắm và rau với giọng rặt Nam Kỳ thì nó thành như vầy: Mắm Già Rau. Người bạn diễn dịch "Ừ, món đó làm bằng một loại mắm GIÀ RAU…cũng như món Bò Hóc của Miên vậy." Nếu hạch hỏi tiếp "Vậy "mắm già rau" ăn với cái gì?", "Thì ăn với thức ăn nào chẳng được, nó là mắm mà; nhưng người ta thường ăn với bún." Í Mèn đét quỷ thần thiên địa ơi…dân lục tỉnh nghe qua chuyện này chắc cười ngã lộn cổ xuống sông, xuống lạch luôn. Bây giờ thì Mắm và Rau đã phổ biến thành đặc sản thời khai hoang rồi cho nên ít bị lầm lẫn. 

Như tên gọi, đó là món ăn rặt Nam Kỳ chỉ có Mắm và Rau thôi không có gì khác. Sau nầy người ta ăn thêm bún, chế biến thành lẫu mắm… cho thêm hương vị. Ban đầu Mắm và Rau là món ăn của dân trên sông nước, đồng rộng…chẳng có gì ngoài mắm và rau. Mắm là mắm cá linh, cá lóc, các sặt. Rau là rau trên đồng. Rau đủ loại, càng nhiều càng có hương vị đồng nội…nào là đọt xoài, đinh lăng, bông súng, điển điển, giái mít, rau rút, tai vị…v.v. 

Nấu mắm với sả, cà tím, cá lóc…vớt xương, thêm nhiều nước cho vị mặn giảm bớt và ăn với rau, ăn cho đến no thì thôi. Sau nầy tất cả đem lên bàn tiệc, dọn ra nhà hàng thêm cầu kỳ và biến chất. Ai đã ăn mắm và rau trên cành đồng nước nổi Tháp Mười mới nhận ra hết được sự giàu có của cánh đồng miền Nam, chất anh hùng hảo hán của dân quê trên cánh đồng nước nổi.

Mắm…đơn giản đến trần truồng, mộc mạc đến độ thô kệch. Không có mắm bữa ăn Việt mất ngon. Mắm gần gủi thân quen trong từng huyết quản. Và mắm theo bước chân Việt Nam đi cùng trời cuối đất. Ước gì tại San Jose vào một ngày có chút mưa phùn gió lạnh, có người nấu nồi mắm mời mình đến ăn. Cứ xì xụp rau và mắm, mấm và rau để nhớ rằng dù có 5, 7 đời thì người Việt vẫn là người Việt…có nhuộm tóc, bỏ ăn mắm…Việt Nam vẫn gốc Việt Nam đi từ Động Đình Hồ qua đến tận Mỹ Quốc…mắm vẫn đi theo cùng người. 

nguồn: http://www.taberd75.com/
(Bài viết có sự tham khảo sách Việt Nam Văn Hóa Sử Cương, GS Dương Quảng Hàm. Huongvịquenha.com).

Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Cái nút áo


Giật mình thức giấc, cảm thấy khát khô ở cổ, tôi lồm cồm ngồi dậy mở tủ lạnh nốc một hơi.
Nước lạnh làm tôi tỉnh người. Nhìn đồng hồ đã hơn 4h sáng. Tôi đến bên máy vi tính bật máy lên. Mở chương trình Nhật Ký định nhập vào những việc mình đã làm hoặc những suy nghĩ về một ngày đã qua. Nhưng chương trình lại bật lên thông báo nhấp nháy màu đỏ chói: “Tuần sau là đến ngày đầu tiên quen M”. Tôi chỉnh chương trình để xem lại cái ngày đầu tiên đó và mỉm cười khi thấy lúc đó mình trẻ con hết sức.
Tôi quyết định sẽ lục tung hết Internet để tìm ra một cái thiệp độc chiêu gửi nàng. Cuối cùng tôi cũng mãn nguyện với một cái thiệp nhiều ý nghĩa. Tôi kéo ngăn tủ ra để lấy cái đĩa CD hình mình để ghép vào thiệp, nhưng chợt nhìn thấy trong đó có một gói quà xinh xắn. Biết là của M tôi hồi hộp mở gói quà. Bên trên là một tấm thiệp to, còn bên dưới là một chiếc đồng hồ để bàn rất dễ thương và một cái nút áo. Hơi ngạc nhiên khi nhìn cái nút áo, tôi vội mở thiệp ra xem.

“Anh thân mến!
Thế là chúng mình quen nhau đã 3 năm rồi. Trong 3 năm qua em rất vui vì đã quen được anh. Em đã học được rất nhiều điều từ anh.
Anh là người rất giỏi, làm được rất nhiều việc lại sống rất tốt với mọi người. Anh sống hết sức chan hoà không câu nệ giàu nghèo, chức vị. Anh hết lòng với mọi người và được rất nhiều anh em bè bạn mến yêu, kính nể.
Tối nay, cũng như bao ngày em đến nhà anh, đã 9h tối anh vẫn chưa về nhà. Khi đến nhà anh, em nhìn thấy mẹ đang khâu lại chiếc áo bị bỏng thuốc lá của anh. Nhìn mẹ chợt em nhớ đến anh, rồi nhớ đến những gì em đã thấy ở nhà anh.
Em xin phép được tặng cho anh cái đồng hồ với lời nhắn: “Thời gian luôn trôi đi lạnh lùng. Có những thứ ngày mai làm được, nhưng có những thứ ngày mai không thể nào làm được”.
Và một cái nút áo với lời nhắn chân tình: “Đôi khi người ta biết được rất nhiều điều nhưng lại không biết một điều đơn giản là áo mình đang mặc có bao nhiêu cái nút!”. Anh đã sống vì mọi người nhưng trong mọi người lại thiếu một người quan trọng nhất. Anh hãy xem tờ giấy bên dưới. Chúc anh luôn vui vẻ và thành đạt”.
Tôi cầm đồng hồ và cái nút lên, bên dưới có một tờ giấy xếp làm tư nằm ngay ngắn, tôi mở ra xem và thấy ngẩn ngơ với những dòng chữ dưới đây:
“Em thấy anh rủ bạn về nhà cùng vui vẻ, làm xả láng mấy thùng Ken, anh em bàn tán chuyện đời, chuyện cơ quan, chuyện nhà sếp, chuyện quan trường, đủ thứ chuyện nhậu hoài bàn hổng hết.
Em thấy mẹ cặm cụi dọn dẹp thức ăn dư, lom khom nhặt từng vỏ lon xếp lại, sáng mai ra chợ đổi lấy chục chanh pha nước, cho thằng con tỉnh rượu mỗi khi say.
Em thấy anh sáng ra sạp gom gần hết báo, đọc ngấu nghiến từng bài từng mục.
Em thấy mẹ cẩn thận sắp từng tờ báo, lựa riêng ra những phần quảng cáo rồi ngập ngừng hỏi cái này cân ký bán được hông con?
Em thấy anh chơi hết lòng với bạn, chẳng bỏ về dù tăng 4 hay tăng 3…
Em thấy mẹ cứ trằn trọc ra vô mãi, 2h rồi mà phòng nó vắng tanh.
Em thấy anh sau một ngày làm mệt mỏi, về nhà bật máy lạnh, bật quạt, ngã lưng nằm thẳng chân, chẳng muộn phiền.
Em thấy mẹ ra hiên nằm những ngày trời nóng, rồi lẩm bẩm xem điện tháng này có quá định mức chưa.
Em thấy anh ghiền chơi vi tính, cứ băn khoăn hoài chuyện nâng cấp CPU lên 2 hay 3 Gb.
Em thấy mẹ rất ghiền xem cải lương, cứ chặm nước mắt, cứ cười vui thoải mái khi xem hoài cái tivi cà giật, cái Tivi từ lúc anh tắm mưa.
Em thấy anh chuyên viên vi tính, viết phần mềm để quản lý công ty, xem công nợ, lãi lỗ, bấm một phát là có ngay. Thế mà chẳng thể nào tính đúng được tình thương của người mẹ.
Em thấy mẹ chẳng cần vi tính, vẫn âm thầm lập trình cá, cơm, rau. Biết chị Hai cái áo ủi không ngay, còn anh nữa đôi giày cả tuần chưa chịu đánh!
Em thấy anh chuyện làm chuyện lớn mà quên đi những chuyện nhỏ xung quanh.
Em thấy mẹ suốt đời vụn vặt mà dạy con mình những bài học lớn lao…”

Có bao giờ các bạn nghĩ rằng mình đã thật sự quan tâm đến ai đó chưa? Có bao giờ các bạn đã quan tâm đến những chuyện dù chỉ là nhỏ nhặt? Có bao giờ các bạn tự đặt mình vào hoàn cảnh của người khác?
Hi vọng qua câu chuyện này tôi và các bạn có thể tìm lại được những bài học về sự quan tâm mà các bạn đã lỡ đánh mất.
Hãy dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho những người người mẹ, người cha, những người luôn ở bên các bạn, luôn hướng sự quan tâm về phía các bạn mà không cần đòi hỏi điều đó từ các bạn!

Sổ tay lâm sàng - Vết loét do tì đè: Từ chuyên môn

Ann Nguyen


Vết loét do tì đè: Từ chuyên môn
Vết loét tì đè là những vùng tế bào hoại tử do lục nén giữa một mặt phẳng cứng và vùng mô có xương bên dưới hoạc do sự kết hợp của lực đè và cọ xát do lực kéo.  Tổn thương thường lấn vào phần dưới da hoặc lấn vào dãy cơ vào mô cơ, bao khớp, giây chằng hoặc xương.
Qua nhiều thập niên, nhiều từ chuyên môn đã được dùng để nói đến vết loét do tỳ đè: Đau do nằm (bedsore), loét do nằm (decubitius, decubiti), hoặc đau do loét tỳ đè (pressure ulcer sore.) Tuy nhiên, những từ chuyên môn này chuyên chở được mức độ tồn thương và cơ chế của tổn thương. Vì những vết loét này là hậu quả của tư thế trong đó bên cạnh tư thế nằm còn do tư thế ngồi, tư thế bó bột, hoặc mang nẹp cố định.
Nhóm từ loét do tỳ đè đã và đang được ưa chuông dùng vì nó diễn tả sát nghĩa của cơ chế bệnh và tổn thương. Hội The national Pressure Advisory Panel (NPUAP) đã thay đổi tên gọi cho bệnh lý này trong định nghĩa về loét do tỳ đè ở hội thảo năm 2007: “đó là sự tổn thương địa phương và hoặc thường trên vùng có xương phía dưới do lực đè nén hay sự kết hợp của lực kéo hay ma sát.” Tóm lại, loét do tỳ đè là nhóm từ được chấp nhận vì nó có tính chính xác và mô tả.

Pressure Ulcer: Terminology
Pressure ulcers are localized areas of tissue necrosis that develop when soft tissue is compressed between a firm surface and an underlying bony prominence or a combination of pressure and shear. Damage maybe confined to the epidermis or it may extend through the fascia to muscle, joint capsule, tendon, or bone.
Over the centuries, several terms have been used to describe pressure ulcers: bedsore, decubitus ulcer, decubiti, and pressure ulcer sore. The origin of the term bedsore is not known, but it predates the term decubitus. Decubitus, a Latin word referring to the reclining position (Fox and Bradley, 1803) dates from 1747 when French used it to mean bedsore. However, theses terms do not convey the tissue destruction associated with these lesions and because theses lesions result from positions other than the lying position such as sitting, casting, or using splint (Arnord, 1983.)
The term pressure ulcer has become the preferred term because it most closely describes the etiology and result ulcer. The National Pressure Ulcer Advisory Panel (NPUAP) revised its definition of pressure ulcer at its 2007 consensus conference to read: “localized injury to the skin and/or underlying tissue usually over a bonny prominence, as a result of pressure or pressure in combination with shear and or friction.” Thus, pressure ulcer is the acceptable term because it is more accurate and descriptive.

References:
Ruth, B. and Denise, N. 2007. Acute & chronic wounds. Current management concepts.
            4Th Ed, Missouri, Elsevier Mosby
Baranoski, S. and Ayello, 2012. E. Wound care essentials. Practice principle. 2nd .

            Philadelphia. Lippincott Williams & Wilkins 

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Còn anh, thì chẳng bao giờ …


Còn anh, thì chẳng bao giờ …
Người vợ trẻ phụng phịu nói với chồng:
- Anh chàng diễn viên trong vở kịch tỏ tình với người yêu thật là nồng nhiệt. Còn anh, thì chẳng bao giờ nói với em một câu như thế!
Người chồng mỉm cười giải thích:
- Nhưng em biết anh ta khác anh rất nhiều: Anh ta làm như vậy là được nhà hát trả lương, còn anh thì…

Xin bác sĩ một lời khuyên
- Thưa bác sĩ, xin ông hãy cho tôi một lời khuyên. Vợ tôi thường xuyên cắm sừng tôi, thế nhưng cứ mỗi khi tôi chuẩn bị làm ầm ĩ là cô ta lại nói: “Anh cứ bình tĩnh, uống cà phê đi nào”.
- Liệu tôi có thể khuyên anh điều gì đây ? – Bác sĩ hỏi.
- Chỉ một điều thôi: Tôi uống cà phê nhiều như vậy có hại cho sức khỏe lắm không ?

20 năm
- Có chuyện gì không ổn hả mình? – Nàng hỏi – Sao mình lại xuống đây ngồi giữa đêm hôm khuya khoắt thế này?
Chàng trả lời bằng một câu hỏi:
- Em có nhớ cái ngày chúng mình hò hẹn nhau cách đây 20 năm không, ngày em tròn 16 tuổi ấy?
- Dạ, có! – Nàng đáp.
- Thế em có nhớ lúc ba em bắt quả tang chúng mình đang tình tự không? – Chàng hỏi tiếp.
- Có, em nhớ chứ! – Nàng thẽ thọt.
- Em có nhớ gương mặt ba khi chĩa súng vào mặt anh và gầm lên: “Mày chọn lấy con gái tao hay chọn ở tù 20 năm?”
- Dạ, em vẫn nhớ!
Một lần nữa, chàng lau nước mắt trên gò má rồi cất giọng âu sầu:

- Em biết không, lẽ ra hôm nay là ngày anh được ra tù đấy.

Tôi và Mẹ


Viết từ bài của một người con. 
Tôi và mẹ có nhiều điểm hoàn toàn khác biệt nhau, nhưng có một điều không hề khác biệt: đó là tình thương giữa tôi và mẹ. Mẹ rất thương tôi, tôi biết chăc chắn điều đó, còn tình thương tôi đối với mẹ, tôi ít khi nói ra, tôi giữ nó riêng cho trái tim mình và không muốn một người nào biết. Cho nên tôi nói: không bao giờ có sự khác biệt giữ tình thương cuả mẹ và tôi. 
Mẹ đến nước Mỹ khi đã quá bốn mươi tuổi với mớ hành trang và quá khứ tràn đầy cay đắng mà thỉnh thoảng người hay nhắc lại cho chúng tôi nghe. Có những câu chuyện mẹ nhắc lại hàng trăm lần, tôi tin chắc là thế nhưng nói ra mẹ sẽ giận và cho tôi là đứa hay thêm bớt. Tranh cải với mẹ là điều không nên vì lẽ rằng: mẹ luôn luôn là người thắng cuộc và hơn nữa mẹ không muốn con cái lý sự với mẹ. Thua mẹ hay nhịn mẹ có gì là xấu xa đâu.
Tôi đến nước Mỹ khi tôi lên bảy tuổi cùng mớ kỷ niệm là những ngày chơi đùa, chạy nhảy trong khu vườn rộng nhà ông ngoại với lũ trẻ hàng xóm. Tôi có nhiều kỷ niệm ở trường học với những bạn bè cùng màu da, cùng ngôn ngữ. Khi theo mẹ đến Mỹ sống giữa căn hộ chật chội trong một khu cư xá buồn bã, tù túng bởi những dãy tường gạch đỏ lạnh lùng, tôi thật sự chẳng thích tý nào cả. Sau đó tôi bị bỏ vào trong trường học nơi có những đứa trẻ xa lạ khác hẳn tôi về nước da, màu tóc. Và tiếng nói nữa trời ạ, chúng nói gì tôi chẳng hiểu và mỗi lần tôi nói chúng lại cười ầm lên. Tôi muốn khóc và đâm ra giận mẹ đã đem tôi đến xứ sở xa lạ này. Nhiều lần tôi đem điều này nói với mẹ, mẹ chỉ cười và nói:
- Không sao đâu, lo là lo cho những người già như mẹ chứ những người trẻ như con chẳng mấy chốc sẽ hiểu và nói tiếng Anh như gió.
Tôi cô đơn và buồn khổ. Ôi, có ai thấu hiểu nổi buồn cuả một thằng bé da vàng, mũi tẹt giữa một đám người không cùng chủng tộc, không có ai hiểu cho tôi cả dù đó là mẹ tôi. Hạnh phúc cuả tôi là những giờ sau buổi học, được về nhà với mẹ và chị ngồi xem Ti Vi phim hoạt họa trẻ em, điều này thì ở xứ sở Mỹ khá hơn bên quê nhà. Trong lòng tôi nảy sinh một niềm tức tối và một lời nguyền: “Được rồi, tôi sẽ cố nghe và hiểu cái ngôn ngữ đáng ghét kia cho đến một ngày tôi sẽ nói thẳng vào mặt những đứa dám khinh khi, đùa cợt trên nổi đau khổ cuả tôi, một đứa con trai khác giống bị mang đến đất nước này“.
Bao nhiêu ngày tháng đã trôi qua với bao nhiêu kỷ niệm vui buồn cuả một thằng bé cô đơn trên nước Mỹ. Mẹ và cha tôi chia tay nhau khi đến đây chưa đầy hai tháng, bởi lẽ giữa hai người đã có sự rạn nứt từ bên Việt Nam. Cha tôi đi về một Tiểu Bang khác, mẹ đi làm để lo cho tôi vào lớp hai và chị tôi vào Trung Học. Sau buổi học, mẹ gởi tôi ở một nhà quen người Việt Nam và mẹ sẽ đón tôi sau giờ đi làm về. Là một đứa bé, tôi không có ý niệm về thời gian, chờ mẹ quá lâu nên có nhiều lần tôi lén trốn về căn hộ cuả chúng tôi. Cửa đóng im ỉm, có nghĩa là mẹ chưa về. Tôi nhìn quanh: tuyết ngập trắng xoá khắp nơi, tôi buồn và nhớ mẹ thắt cả ruột gan. Tôi mở cặp, xé một tờ giấy viết nguệch ngoạch hàng chữ Việt Nam:
- Sao mẹ chưa về?
Tôi dùng băng keo dán tờ giấy lên cánh cửa rồi lén trở lại ngôi nhà người quen. Mọi người lo coi phim Tàu nên chẳng ai chú ý đến tôi. Tôi đi về nhà thêm một lần nữa, cánh cửa vẫn đóng kín tờ giấy có chữ viết cuả tôi đã bị gió cuốn đi mất.Tôi xé thêm một trang vở và viết:
- Mẹ ơi, sao mẹ vẫn chưa về?
Tôi dùng thật nhiều băng keo dán tờ giấy vào cánh cửa rồi trở ra đường. Tuyết vẫn trắng xoá khắp nơi, trời lạnh và buồn chi lạ. Tôi bỗng gặp anh Thanh là người hay đến nhà tôi để giúp đở và chuyện trò với chị Khánh Phương tôi, anh ngạc nhiên khi thấy tôi một mình giữa vùng tuyết lạnh, không có một đứa trẻ nào ra ngoài trong bầu không khí giá buốt này:
- Ủa, em đi đâu vậy Minh? còn mẹ và chị Khánh Phương đâu rồi?
- Mẹ đi làm chưa về, chị Phương đi học.
Anh Thanh nắm tay tôi dắt về nhà anh ấy, mở ti vi cho tôi xem và tôi ngủ quên ở đó cho đến tối mịt.
Khi anh Thanh đem tôi về trả lại cho mẹ thì gia đình tôi đang vô cùng hổn loạn, mẹ khóc bù lu vì tưởng tôi đã bị bắt cóc. Sau này tôi mới biết bác Thu (người mà mẹ nhờ giữ tôi) khám phá tôi đi mất, bác hoảng hốt đi tìm thì nghe có người trong khu cư xá nói thấy tôi lang thang một mình ngoài đường. Mẹ vừa khóc vừa nói:
- Nếu con thương mẹ đừng đi ra ngoài đường một mình nghe Minh!
Tôi ngây thơ hỏi mẹ:
- Mẹ có nhận được thơ con gởi cho mẹ không?
Mẹ tôi chưng hửng:
- Thơ gì?
- Thơ con dán trên cánh cửa đó!
Mẹ vừa cười, vừa khóc và chìa tờ giấy cho tôi:
- Con không cần viết thơ cho mẹ, cứ ở yên trong nhà bác Thu như vậy là con thương mẹ đó Minh à! Con nhớ chưa?
Tôi gật đầu và sau đó ráng ở nhà bác Thu sau giờ học để chờ mẹ đón về, dù rằng ở đó thật là chán vì bác Thu có hai đứa con gái xuýt xoát tuổi tôi, tụi nó nói chuyện và cải nhau luôn mồm bằng tiếng Mỹ (tụi nó qua trước tôi và không bao giờ nói tiếng Việt), còn thằng em tên là David thì luôn luôn lục cặp tôi để phá phách.Tôi không nói cho mẹ nghe những điều này, chịu đựng cho đến khi mẹ dọn nhà đi nơi khác. Ôi thời gian đó thật là lâu!
Học được một năm ở lớp hai, tôi không nhớ là tôi học như thế nào mà sắp sửa vào niên học mới bà Misty kêu điện thoại nói với mẹ rằng: bà muốn tôi học lại lớp hai một năm nữa. Bà Misty là một người đàn bà Mỹ nhân hậu, dễ thương. Chồng bà là Mục Sư Tin Lành có thời gian làm việc ở Việt Nam, ông bà nói tiếng Việt khá lưu loát và đặc biệt là rất yêu người Việt Nam. Bà Misty dạy học trong trường Bruce và luôn luôn giúp đở những trẻ em mới qua tỵ nạn trên nước Mỹ.
Khi nghe bà Misty đề nghị như vậy, tôi khóc nức nở và tuyên bố:
- Mẹ nói với bà Misty rằng: nếu bà bắt con ở lại lớp hai còn sẽ không bao giờ đến trường nữa.
Tôi bỏ ăn và khóc sưng cả mắt, chị Khánh Phương phải gặp bà để trình bày về phản ứng dữ dội cuả tôi. Một buổi tối bà đến nhà và hứa sẽ cho tôi lên lớp ba và bảo tôi đừng buồn phiền nữa. Giọng bà dịu ngọt, khuôn mặt bà nhân từ. Tôi nói với bà tôi sẽ cố gắng học trong niên khoá tới cho bà vui lòng. Tôi mang hình ảnh dịu dàng, đẹp đẻ cuả bà Misty trong suốt cuộc đời và tôi luôn luôn giữ lời hứa với bà là tôi sẽ cố gắng học.
Tôi có rất nhiều kỷ niệm với mẹ khi đêm đêm mẹ giúp tôi làm bài hay làm toán đố. Thuở còn đi học ở Việt Nam mẹ học sinh ngữ chính là Pháp văn, cho nên mẹ gặp khó khăn về Anh Ngữ khi giúp tôi làm bài. Mẹ phải vừa tra tự điển trong khi dạy tôi, cho nên hầu như đêm nào mẹ con tôi cũng thức rất khuya để làm homework. Sức học tôi bắt đầu khá khi tôi lên lớp bốn, lớp năm. Có lần mẹ đến trường để họp Phụ Huynh Học Sinh thì Miss Reagan là cô Chủ Nhiệm đã nói với mẹ:
- Có phải bà có giúp Minh hằng đêm để làm bài không?
Mẹ tôi nói:
- Tôi có làm điều đó, như vậy là không tốt hay sao?
Miss Reagan xua tay:
- Tôi không có ý nói như vậy, tôi rất hân hạnh khi thấy Phụ Huynh cùng cộng tác với chúng tôi trong việc dạy dỗ học sinh. Xin cảm ơn bà.
Tôi hãnh diện khi nghe cô nói như vậy, mẹ luôn luôn tham dự các buổi họp Phụ Huynh học sinh dù tiếng Anh cuả mẹ không giỏi lắm.

Những năm sau đó, tôi du nhập dễ dàng vào đời sống học sinh ở Mỹ và trở thành một trong những học sinh giỏi trong lớp và đến một ngày nào đó mẹ tuyên bố là không thể giúp tôi được nữa. Dù sao tôi cũng cảm ơn mẹ đã giúp đỡ tôi trong những bước đầu khó khăn. Tôi lên Trung Học, mẹ vẫn không bao giờ từ chối những buổi họp ở trường dù mẹ rất bận rộn trong công việc ở sở và bếp núc cho chúng tôi. Rồi chị tôi tốt nghiệp Đại Học tìm được việc làm giúp mẹ và tôi ra Trung Học với bài diễn văn chào mừng quan khách (salutatory).
Học hành đôi lúc rất khó khăn, khổ sở làm cho tôi chán nản, nhưng nhớ đến khuôn mặt hớn hở cuả mẹ mỗi khi nhìn bảng Report card hằng tháng tôi mang về là tôi cảm thấy mình cần phải cố gắng thêm nữa.Tôi chỉ muốn làm cho mẹ vui thôi. Như nhiều người đàn bà trên đời mẹ ưa nói chuyện và nói nhiều nữa, trái lại tôi là một đứa con trai ít nói. Tôi sống câm nín với mặc cảm không có một người cha hay nói đúng hơn tôi có một người cha vô trách nhiệm. Ông bỏ ra đi không một lần về thăm viếng vậy mà tôi vẫn phải mang cái họ cuả ông (thật là vô lý). Tôi muốn đổi họ nhưng mẹ không cho, mẹ nói như thế là có tội với tổ tiên. Có nhiều lần tôi nói về cha tôi bằng những ngôn từ không được tốt đẹp lắm thì mẹ dọa rằng tôi sẽ rơi vào điạ ngục vì tội bất hiếu. Tôi hỏi mẹ:
- Còn những người cha bỏ con, sống vô trách nhiệm thì sẽ đi về đâu. Thiên đàng hay địa ngục hả mẹ?
Mẹ nói:
- Mẹ không biết rỏ điều đó, tuy nhiên mẹ tin rằng ở đời có luật nhân quả con ạ!
- Nghiã là sao hả mẹ?
- Nghĩa là ai làm việc ác sẽ gặp điều ác, còn ai làm điều lành sẽ gặp sự lành. Con tin mẹ đi, không ai thoát khỏi định luật đó đâu.
Tôi phản đối quyết liệt:
- Con không tin điều đó, bao nhiêu người gian ác vẫn sống một cách hạnh phúc và bao nhiêu người hiền lành vẫn sống một cách thiệt thòí khổ sở. Như mẹ vậy đó, mẹ có làm điều gì ác đức đâu mà vẫn phải sống thua kém và nghèo hèn hơn mọi người. Đời mẹ có gì là sung sướng và hạnh phúc đâu. Con xin lỗi đã đem mẹ ra làm ví dụ trong cuộc trò chuyện cuả mẹ con ta hôm nay, tuy nhiên đây là điều thực tế nhất.
Mẹ cười một cách khoan dung:
- Không sao, con có quyền đem bất cứ ví dụ nào để bênh vực cho lý lẽ cuả con. Mẹ chỉ muốn hỏi con rằng: sao con biết những người gian ác đang hạnh phúc và sung sướng. Hay con đang nhìn thấy những gì họ đang có mà đi đến kết luận đó! Còn mẹ, sao con nghĩ là mẹ không hạnh phúc. Mặc dầu mẹ rất nghèo nàn, phải làm việc vất vả để lo cho các con nhưng mẹ cảm thấy rất là hạnh phúc khi được sống gần các con. Mẹ chọn con cái làm hạnh phúc cuả mình, mẹ không cần chú ý đến sự thương hại hay ý nghĩ cuả mọi người đối với đời sống cuả mẹ. Mẹ có lý tưởng cuả mẹ. Con nghĩ mẹ có một đời sống quá nhàm chán, quá eo hẹp phải không Minh và con cảm thấy sorry cho mẹ chăng?
Mẹ cười và chờ câu trả lời cuả tôi, trong khi tôi đang lúng túng không biết nói như thế nào để đừng làm mẹ buồn thì mẹ hỏi tôi:
- Con có thương mẹ không?
Tôi nói nhanh:
- Điều đó chắc mẹ đã hiểu. Con biết mẹ đặt nhiều hy vọng vào con. Mẹ biết không, đôi lúc con chán học lắm, con chi muốn bỏ tất cả rồi đến đâu thì đến…nhưng khi nghĩ đến mẹ con tự nhủ là minh phải cố gắng thêm nữa!
- Mẹ hy vọng nhiều vào con, điều đó rất đúng. Nhưng tất cả chỉ vì tương lai cuả con thôi, có thể bây giờ con chưa hiểu bởi vì con rất là trẻ. Tuổi trẻ yêu tự do và sống bất cần mọi thứ, nhưng tuổi trẻ cũng có nhiều sự lầm lỡ mà mình phải trả cho hết cả cuộc đời con ạ!
Và mẹ nói tiếp:
- Khi con nói con nghĩ đến mẹ, thế là đủ rồi! Con lại lo học hành vì sợ mẹ buồn, mẹ cảm thấy rất là hạnh phúc, tại sao con lại cảm thấy sorry cho mẹ?
Tôi không nói gì cả, cứ cho là mẹ có lý đi. Mẹ luôn luôn có lý mà.
Tôi đã nói: Mẹ và tôi có nhiều điểm bất đồng ý kiến. Mẹ luôn luôn là người thắng cuộc nhưng đôi lúc tôi biết mẹ cũng lúng túng vì những lý luận cuả tôi. Mẹ hay chê những đứa con bỏ nhà cửa đi lang thang đầu đường xó chợ, bữa đói bữa no vì một lý do nào đó, dù cha mẹ họ rất giàu có. Tôi nói với mẹ về một bực vĩ nhân mà mẹ rất tôn sùng, bái phục đó là Phật Thích Ca:
- Con nói điều này mong mẹ đừng buồn nghe, nếu Phật Thích Ca sanh vào thời cuả mẹ chắc chắn rằng mẹ sẽ không bao giờ tán thành việc ông ta đi tu.
Trong khi mẹ đang ngạc nhiên cùng cực thì tôi phát biểu:
- Đó là một vị Thái Tử sang cả, quí tộc mà bỏ nhà ra đi vào nơi gió bụi vì một lý tưởng mà chưa ai tưởng tượng ra được. Nếu Phật Thích Ca mà có một người mẹ như mẹ thì chưa chắc gì ông ta được yên thân mà tu hành. Mẹ sẽ là người đầu tiên phản đối việc ra đi tìm đạo cuả ông ta. Như mẹ thấy đó bao nhiêu nhạc sĩ nổi tiếng cũng đã từng sống trong những gầm cầu thôi.Người ta chê cười những người có cuộc sống không bình thường là khùng điên, khờ dại và người ta chỉ ca tụng những người dám đem cuộc đời mình ra làm thí nghiệm khi họ thành công mà thôi.
Tôi nói tiếp:
- Con rất là yêu hội họa, yêu đàn hát, mẹ nghĩ sao nếu có một ngày con sẽ xách gói ra đi. Nếu con thành công người ta sẽ ca tụng con. Nếu con thất bại con sẽ là một thằng khùng điên…Nói đùa với mẹ thôi, chứ chắc chắn con sẽ không làm điều đó vì con không muốn làm một đứa con bất hiếu để cho mẹ buồn phiền. Có đôi lúc vì tình thương người ta phải chối bỏ những điều mình ưa thích nhất.
Mẹ không nói gì cả, tôi thấy mẹ hơi suy tư đôi chút. Thỉnh thoảng mẹ góp nhặt vài ba bức tranh cuả tôi rồi treo trên tường, ngắm lui, ngắm tới và đôi lúc tôi ngạc nhiên về sự phê bình khá chính xác về màu sắc hay bố cục cuả những bức tranh. Chị Khánh Phương hay phàn nàn về những loại nhạc mà tôi sưu tầm hay đàn hát, chị nói:
- Mầy tra tấn lỗ tai tao Minh ạ! Mẹ làm ơn nói Minh ngưng giùm cái loại nhạc ồn ào, khủng khiếp đó giùm con đi mẹ !
Mẹ cười:
- Vào phòng đóng cửa lại mà đàn hát, mẹ cũng sắp khùng rồi đây!
Và mẹ nói với chị Khánh Phương:
- Thay vì đi đập lộn thì nó đập vào đàn, thay vì đi cãi nhau thì nó hét vào nhạc như thế vẫn đỡ hơn con ạ ! 
Chị Khánh Phương la oai oái:
- Nói như mẹ thì còn gì để nói, ôi cái âm nhạc gì mà khủng khiếp quá!
- Đó cũng là một phản ứng cuả tuổi trẻ, của con người mà thôi. Ai trong chúng ta cũng có những phút giây muốn la hét lớn lên hay đập phá một cái gì đó. Hãy để yên nó với cái loại âm nhạc đập phá cuả nó. Đó cũng là một phương cách để giải toả những căng thẳng, khủng hoảng cuả tâm hồn.
Đó là mẹ tôi, một người đàn bà không thể gọi là tuyệt đẹp dưới cái nhìn cuả tôi. Người hay kể cho chúng tôi nghe rằng: có rất nhiều người con trai và đàn ông theo đuổi khi bà con trẻ. Thật là lạ khi trong thâm tâm tôi khi nghĩ về một người yêu hay một người vợ sau này, tôi vẫn mong muốn người ấy có những điều, những nét mà mẹ tôi có. Điều đó thật mông lung, mơ hồ mà thật sự nó đã trở thành nổi khát vọng trong tôi. Một nụ cười bao dung, một ánh mắt giận hờn hay những băn khoăn lo lắng thái quá vì tôi, vì đời sống tôi. 

Một người sinh viên rất nghèo trong một buổi trưa, sau giờ học cảm thấy rất đói bụng vì quá vội vã đã bỏ quên bữa ăn sáng. Người sinh viên ấy biết chắc chắn rằng mình không còn một đồng dính túi, thế nhưng hắn vẫn mở chiếc wallet theo một phản ứng tự nhiên với hy vọng còn tìm thấy vài đồng để mua một bữa ăn trưa đơn sơ. Và như một phép mầu thần tiên, người sinh viên nghèo đã thấy tờ giấy hai mươi đồng nằm gọn gàng trong Wallet Sau vài giây kinh ngạc, sửng sờ trong hạnh phúc hắn đã hiểu ai đã làm điều đó. Một người đã biết hắn rõ ràng như một tấm gương trong suốt. Một người biết hắn thức quá khuya nên dậy quá trễ, hắn đã bỏ bữa điểm tâm ở nhà để đi học với không một xu trong túi. Người đó là mẹ hắn. Người đó là mẹ cuả tôi.
Ngày tôi tốt nghiệp Đại Học, trong những tiếng reo hò tở mở, ồn ào cuả đám đông khi tên tôi được xướng lên, tôi vẫn nghe được tiếng cuả mẹ kêu tên tôi trong cái đám đông cuồng nhiệt say sưa vì hạnh phúc đó. Mẹ đã không cần dấu sự vui mừng vô hạn cuả mình, bà đã có những phản ứng như một người trẻ tuổi trong men chiến thắng. Sau đó tôi gặp vị giáo sư toán nổi tiếng trong trường Đại Học, ông cười và nói với tôi:
- Tôi biết mẹ anh, bà rất hạnh phúc lúc anh lên nhận bằng tốt nghiệp. Bà ngồi gần hàng ghế cuả chúng tôi. Xin chúc mừng anh và người mẹ cuả anh.
Chắc chắn đó là mẹ cuả tôi. Tôi còn muốn học thêm nữa, nhưng sau khi học xong chương trình Master tôi phải đi dạy học để giúp mẹ vì mẹ đã bắt đầu già yếu nhiều rồi. Mỗi buổi sáng, mẹ vẫn dậy để lo cho tôi, để thắt cà vạt cho tôi và để nhắc nhở tôi mọi thứ. Tôi đến lớp bằng cái nhiệt tình cuả tuổi trẻ muốn đem những điều mình hiểu biết truyền lại cho đám học trò cuả mình.Rất tiếc nhiều lúc tôi cảm thấy rất cô đơn vì học trò tôi không cần điều đó dù rằng họ có nhiều điều kiện tốt đẹp, thuận tiện hơn tôi ngày xưa. Tôi, cái thằng bé mũi tẹt, da vàng bé loắt choắt ở trong khu cư xá ổ chuột, mỗi ngày chờ xe bus đến trường trong cái giá lạnh chết người cuả muà đông tuyết phủ. Những ngày mưa gió mẹ che dù đứng chờ xe với tôi dưới mưa. Những buổi tối hai mẹ con làm bài với cuốn tự điển nặng trĩu. Người ta đã không hiểu tôi muốn nói gì và ngược lại, và cho đến hôm nay tôi đứng trên bục giảng cho học trò tôi bằng cái ngôn ngữ đã làm cho tôi điên đầu, phát khóc trong những ngày xưa đó.
Ngày nay thỉnh thoảng tôi có gặp phụ huynh học sinh, họ là người bản xứ ăn nói lưu loát. Có người cũng chú ý đến sự học hành cuả con cái ở trường, nhưng cũng có những bậc phụ huynh chẳng cần biết đến con cái họ học hành ra sao cả. Cũng có những bậc cha mẹ luôn luôn đòi hỏi con họ phải đạt được những điểm số thật cao trong khi họ biết chắc chắn rằng: con cái họ chẳng có một cố gắng nào trong lớp học. Tôi liên tưởng đến hình ảnh một người đàn bà Việt Nam nhỏ bé, nói tiếng Anh bằng những âm sắc nặng nề, người đàn bà đó đã không bao giờ từ chối những lời mời cuả nhà trường để tham dự những buổi họp mặt với thầy cô. Người đàn bà di dân đã có nhiệt tình đem những kiến thức ít ỏi cuả mình để truyền đạt cho con cái. Người đàn bà đó bằng một số vốn liếng tiếng Anh nghèo nàn cũng biết bắt tay và nói lời“cảm ơn” với thầy cô cuả con trai mình. Người đàn bà đó là mẹ tôi. Ngôn ngữ, kiến thức là một điều vô cùng cần thiết nhưng có đôi lúc bằng chính con tim và tấm lòng người ta vẫn có thể đến với nhau một cách dễ dàng nhất, có phải thế không?
Một lần tôi trở về dự một buổi họp cuả những người thầy giáo mới vào nghề, tôi gặp Coffy người thanh niên đến nước Mỹ từ Ethiopia Anh ta dạy tiếng Pháp và Spanish. Đó là một người da đen thật lớn con với hai con mắt to, hiền lành và cái đầu nhẳn bóng, anh ta lớn hơn tôi vài tuổi. Gặp lại tôi Coffy không dấu được sự vui mừng, anh hỏi tôi về những hoạt động, công việc, học trò ở trường tôi đang dạy và hỏi về mẹ tôi:
- Mẹ bạn có khoẻ không, nhớ cho tôi gởi lời thăm và cảm ơn một lần nữa về những gì bà đã giúp tôi. Tôi sẽ đến thăm mẹ bạn trong ngày lễ Thanksgiving. 
Coffy đến thành phố này để tham dự một chương trình huấn nghiệp, từ một Tiểu Bang miền Bắc nơi anh ta đã sống hơn 10 năm. Ban đầu Coffy sống chung vói một người bạn trong khu cư xá cuả trường Đại Học, nhưng khi người bạn trở về Phi Châu thì anh không có chỗ ở nên phải mướn tạm khách sạn chờ ngày nhận nhiệm sở mới. Trong những ngày thụ huấn tôi quen Coffy và hiểu những khó khăn về tiền bạc cuả anh ta, Coffy cần một chỗ tá túc khoảng ba tuần trước khi mướn một căn hộ khác vì tiền trả cho khách sạn quá đắt. Tôi đề nghị anh ta về nhà tôi ở tạm vài tuần, anh rất vui mừng nhưng e ngại gia đình tôi không bằng lòng. Tôi nói chuyện với mẹ và bà nhận lời. Khi chị Khánh Phương có vẻ phản đối thì mẹ tôi nói:
- Dù khác màu da, ngôn ngữ nhưng cậu ta là người chịu khó học. Hơn nữa người ta chỉ cần ở vài tuần thôi, nhà mình còn phòng trống tại sao không giúp cậu ta lúc này. Mẹ giúp đở người ta để sau này các con trong những lúc lỡ bước, sa chân cũng có người giúp lại. Nào ai biết được tương lai cuả mình. Mẹ còn nhớ hồi …
Tôi tiếp lời:
- Hồi mẹ đi buôn đường Sàigòn, một lần xe bị hư giữa quãng đường Phú Cường, Phú Quốc…
Chị Khánh Phương cười ré lên:
- Nói sai rồi, làm gì có Phú Quốc ở giữa đường đi Sàigon!
Tôi vừa cười, vừa sửa lại:
- Giữa quãng đường Phú Cường- Phú Túc, có một gia đình kia cho mẹ và nhiều hành khách ngủ nhờ trong nhà mà chẳng lấy đồng tiền nào. Bà chủ nhà rất là nhân từ và là người Bắc di dân ...
Chị Khánh Phương lại cười to:
- Di cư chứ không phải di dân…đố Minh nhà bà ta có bàn thờ ai?
- Bàn thờ Chúa và Đức Mẹ. Khi nhìn lên bàn thờ Chúa tuy mẹ là một người đạo Phật mà mẹ thấy lòng ấm áp vô cùng vì mẹ đang được ở trong một ngôi nhà cuả một người tử tế, giữa quãng đường vắng vẽ, quạnh hiu khi chuyến xe bị trắc trỡ một cách bất ngờ.
Chị Phương khen tôi:
- Trí nhớ tốt…mà không nhớ sao được khi mẹ đã kể đi, kể lại mấy trăm lần rồi Minh nhỉ!
Mẹ làm mặt giận:
- Những câu chuyện đó không kể đi kể lại thì kể chuyện gì đây, không lẽ mẹ kể chuyện mấy tên lơ xe đánh nhau sứt đầu lỗ trán hay sao? 
Chị Khánh Phương không phản đối về việc tôi mang Coffy về nhà nữa, có lẽ chị sợ một ngày nào đó tôi lang thang lỡ đường không ai đỡ đần, chứa chấp. Mẹ luôn luôn nhắc nhở chị ấy: phải thương tôi nếu quả thật chị thương mẹ. Chị Khánh Phương hay phàn nàn:
- Thương mẹ thì dễ mà sao thương Minh thì khó quá quá!
Tôi đồng ý với chị tôi:
- Thương mẹ thì dễ mà sao thương chị Khánh Phương thì khó quá! 
Đó là mẹ tôi, người đàn bà Việt Nam bé nhỏ đứng ở cổng trường đón tôi trong những ngày đầu tiên tôi đến xứ Mỹ, bà phải cõng tôi về vì tôi không chịu đi bộ, không chịu đi xe bus mà nhà lại không có xe. Người đàn bà đó đã vào tận lớp học để đưa cho tôi bài luận văn, mà tôi đã bỏ quên ở nhà sau một đêm thức trắng để hoàn thành. Người đàn bà đã kiên nhẫn ngồi nghe tôi kể chuyện trên trời dưới đất, với những từ ngữ Việt Mỹ loạn xà ngầu. Bởi lẽ rằng mẹ và tôi luôn có nhiều điều khác nhau lắm. Tôi bây giờ không nói và hiểu được tiếng Việt như mẹ. Mẹ không nói và hiểu được tiếng Anh như tôi. Điều khác biệt đó đôi lúc cũng gây ra nhiều phiền phức, nhưng thật ra cũng chẳng có gì là quá đáng khi mỗi chúng ta được đặt nằm trong trái tim và tình thương cuả những người mẹ.Trái tim người mẹ vượt lên trên sự giàu nghèo, sang hèn, ngôn ngữ cùng những phân biệt, ngăn cách cuả thế gian này và có khi còn vượt ra khỏi ranh giới cuả thiện ác nữa. Có thể đó là một điều thật khó hiểu …Trên đời này còn ai có thể yêu thương một tên tội phạm giết người, cướp của nữa …ngoài chính mẹ cuả hắn.
Tôi vừa nhận được vài lá thư của những ngôi chùa trong thành phố gởi về nhà mời đi tham dự ngày lễ Vu Lan. Mẹ giải thích cho tôi đó là ngày lễ Báo Hiếu của vị chân tu đi xuống Địa Ngục để cứu mẹ mình vì ngày con sống bà ta làm nhiều điều gian ác. Một câu chuyện thật cảm động. Tôi chợt nghĩ đến mẹ tôi: bà không làm điều gì gian ác vậy tại sao tôi không có gì để tặng mẹ trong ngày lễ Báo Hiếu này. Và đây là món quà tôi gởi cho mẹ, một món quà rất đơn sơ, nhỏ bé nhưng là tất cả tấm lòng của một người con trai gởi đến cho mẹ mình nhân ngày lễ Vu Lan.Tôi xin lỗi mẹ vì tôi phải viết bằng tiếng Anh nhưng tôi tin rằng mẹ sẽ vui lòng mà nhận lấy bài viết này.
MIMOSA Phương Vinh
Berryhill-TN

CHA VÀ CON

Ann Nguyen



Kính tặng những người cha nhân mùa Vu Lan

Vô ý khi ép mía phụ mẹ ở tiệm, bàn tay ba bị nghiền dập nát và rất có khả năng mất đi những ngón tay. Rời phòng cấp cứu, ba phải đến trung tâm vết thương để theo dõi cho đến ngày khi có quyết định mổ tháo ngón tay. Không biết tiếng Anh nơi xứ người và không lái được xe vì tay băng bó, ba nhờ người cháu họ đi cùng để giúp. Khi được hỏi về con, ba tự hào nói “con gái nó đi làm nghiên cứu sinh ở Việt Nam về nghành y tế, tui không dám cho nó hay tai nạn sợ ảnh hưởng đến tâm lý và công việc của con- nhà có mỗi đứa con gái duy nhất.” Một phút lặng im nghe tình cha vời vợi, cao ngất, và lắng sâu.

Một ngày bận rộn ở tầng ba khu chăm sóc vết thương người ta phát hiện một người khách không có hẹn trước. Một người đàn ông Việt Nam trạc ngũ tuần tay cầm một mảnh giấy nhỏ và một cây viết. Với cách phát âm tiếng Mỹ một cách khiêm tốn ông cố nói cho họ hiểu là ông đi tìm nơi điền đơn xin việc cho “Registered Nurse position.” À, thì ra, văn phòng Human Resource nằm cạnh bên Wound Care Center cùng tầng ba của bệnh viện. Con trai ông vừa học xong điều dưỡng và đậu kỳ thi lấy bằng hành nghề. Ông phụ con đi tìm việc. Có thể cậu con trai cũng không cần bố phải nhọc lòng đi tìm đơn xin việc cho vì tất cả đều phải điền và gửi online nhưng sự cố gắng đầy yêu thương của ông đã làm xúc động những người giúp ông ngày hôm ấy. Con lớn mấy cũng là con của bố!

Từ dạo con quyết tâm vào đại học, bố cũng quyết tâm tự chăm sóc mình nhiều hơn bởi lẻ bố phải khoẻ để cùng con đi hết đoạn đường đại học. Mỗi ngày tự rèn luyện thể thao, giảm thức ăn béo, giảm uống bia, và làm việc đúng giờ giấc. Bố xài điện thoại “con dế cùi” dành “con dế bóng” cho con. Chẳng sao, hai năm hết hợp đồng bố xài “second hand” con dế cũng chẳng ảnh hưởng gì đến hoà bình thế giới. Đi-về từ nửa vòng trái đất, bố sung sướng được đưa con vào cổng trường đại học mà con thích. Bố quay về với bục giảng của mình và hạnh phúc khi biết con cũng bước vào giảng đường ở một nơi khác bắt đầu từ hôm nay. Con trai là động lực và niềm vui cho cả quãng đời còn lại của bố. Tình cha có một nét chấm phá rất riêng và rất tuyệt!

San Jose, 7/27/14
Ann Nguyen

Những nỗi sợ vu vơ


1.SỢ MẤT CƠ HỘI
Khi một thứ đóng lại, là sẽ có rất nhiều thứ khác mở ra, khi bạn mất một cơ hội, không có nghĩa bạn sẽ không còn một cơ hội nào xuất hiện nữa. CHỮ NHẪN luôn cần thiết trong cuộc đời, tin tưởng vào con đường mình chọn và sự quyết định.
2. SỢ LẦM ĐƯỜNG LẠC LỐI
Đừng lo lắng lí trí bạn không được sáng suốt, vì bản năng sẽ luôn hỗ trợ. Như bạn cầm nắm một vật nặng, tự lúc nào đó mỏi quá tự khắc buông mà không cần hỏi người khác: CHỪNG NÀO BUÔNG.
3. SỢ NGHÈO
Dù bất kì chuyện xảy ra, thì đừng bao giờ buông lỏng công việc, vì nó là nguồn nuôi dưỡng cả thể chất và tinh thần bạn đấy. Sợ nuôi không nổi người khác thì rất là sợ, nhưng sợ nuôi không nổi mình thì tệ hại lắm, đừng kén việc, làm việc theo sở thích thì bạn sẽ bớt được ám ảm về tiền, đặt biệt khi bạn là người trẻ và còn đủ thời gian cho các dự định tương lai.
4. SỢ CÔ ĐƠN
Cô đơn quả thật rất đáng sợ, nhưng mà trên đời này ai cũng có một góc cô đơn cả, không cô đơn theo cách này thì cũng cô đơn cách khác, cô đơn trong chính cuộc sống của mình. Nhưng bạn không phải sợ, đó chỉ là một cảm giác, bản chất bạn không hề cô đơn, vì bạn đang sống trong một cộng đồng người, bất kì ai cũng có thể nghe câu chuyện của bạn, chỉ có điều bạn không chịu chia sẻ ra mà thôi.
VẬY SỰ CHIA SẺ LÀ HÀNG ĐẦU, ĐỪNG TỰ CÔ LẬP MÌNH LÀ NGƯỜI QUÁI DỊ RỒI TỰ LÀM MÌNH CÔ ĐƠN TRONG SỰ QUÁI DỊ ĐÓ.
5. SỢ MẤT NGƯỜI YÊU.
Điều này sẽ làm khối người tốn nước mắt, nhưng mà vấn đề này đâu phải lỗi của bạn mà có rất nhiều thứ tác động. Dù có cố gắng, khi một người muốn đi, bạn có giữ cũng không được. Đôi khi nghe một câu rất phũ:
TÌNH YÊU LÀ BẤT DIỆT, LÀ MÃI MÃI

CHỈ DUY NHẤT MỘT THỨ ĐƯỢC PHÉP THAY ĐỔI…ĐÓ LÀ NGƯỜI YÊU.

THỰC TẾ LÀ VẬY. Nên bạn không nhất thiết phải quá lo lắng, rồi bạn sẽ yêu một người khác, dù hôm nay bạn đau khổ thế nào hoặc nghĩ chỉ yêu người này đến suốt đời.
Đừng bao giờ nghĩ một tình yêu nào đó là tình yêu cuối, vì bạn còn sống một ngày nào là ngày đó bạn vẫn có thể còn yêu thêm nữa. Chưa chết là chưa xác định được cuối đâu.
6. SỢ CHẾT

Bạn còn đọc được những dòng này chứng tỏ bạn còn sống đấy, không việc gì phải sợ. ^^


PS: cuộc sống có rất nhiều thứ đáng sợ, bạn cũng có quyền sợ, nhưng đừng để nó nhấn chìm bạn vào trong hàng đống nỗi sợ đó. Cứ đối mặt với nó và vượt qua, phần thưởng xứng đáng luôn dành cho bạn.

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Đừng nghĩ rằng, khi bạn bị vấp ngã, là Chúa Trời đang trừng phạt bạn


Làm thế nào đây? Làm thế nào để khi chạm đất, mọi thứ sẽ là nhẹ nhất? Khuôn mặt mình có thể bị nát, nhưng, cái đầu này, mình phải giữ cho nó an toàn.
Đó là những điều cuối cùng tôi nghĩ được, trước khi nằm vô thức trong bệnh viện Bà Rịa.
Tôi tự hỏi, nếu như, ngày hôm đó, tôi không háo hức, và… nói dối với người lớn, để rồi làm theo ý thích. Cái ý thích rất non nớt. Đi trong đêm, xuống ngắm mặt trời mọc tại biển Vũng Tàu. Liệu, tương lai, phải nói là hiện tại, tôi sẽ như thế nào nhỉ?
Ngày đó, tôi đang ấp ủ giấc mộng, được bỏ học và đi thi lại. Mặc dù đã là sinh viên năm thứ hai, tôi có thể biến thành sinh viên năm nhất, hoặc có thể sẽ chẳng là sinh viên gì cả. Cái ấp ủ vốn chưa đủ lớn ấy để tôi cố gắng mọi lúc mọi nơi. Tôi vẫn ham chơi và mê chơi, tôi chẳng quan tâm cái tương lai gì đó sẽ đi về đâu, trở nên như thế nào. Mọi người nói tôi can đảm. Tôi cảm thấy mình như đang chạy trốn giữa muôn trùng sóng gió, tôi sợ phải đối diện với những điều tệ hại đang diễn ra trước mắt mình. Thế nên, tôi đã từ bỏ mọi thứ.
Và, cái ngày ấy cũng đã đến, như là ngày định mệnh để tôi bước sang một trang lịch sử mới của cuộc đời.
Tôi yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp. Thế nên, cảnh giao duyên giữa ánh nắng mặt trời và làn nước không thể không lọt vào tròng mắt của tôi. Đúng thế, và bình minh đang dần ló dạng, mặt trời nhô từ từ sau những rặng tre, những làn nước, như phả mình xuống nuốt trôi cả biển. Cái không gian như đang trao mình cho nhau, để cả hai có thể trở nên một. Yêu quá cái cảnh trữ tình này đi. Và rồi, ánh mắt tôi cũng dần bị cuốn hút theo sự việc, biến mình thành nhân vật trong buổi sáng giao tình này. Tôi nhìn, chỉ nhìn, rồi cứ nhìn…
Và bạn biết đấy, tôi đã phóng vào cái xe máy đang chạy phía trước. Mọi sự lại tiếp tục diễn tiến. Chỉ có tôi là bị ngưng đọng cả thời gian. Tôi còn suy nghĩ được, vì Chúa Trời, chưa muốn cho tôi về với Ngài trong lúc này, Người muốn tôi tiếp tục ở lại và hoàn thành sứ vụ mà người đã trao cho tôi, bởi tôi chưa thực hiện xong. Đúng… Tôi chưa làm được gì mà.
Thương tích cũng không đến nỗi nặng. Tôi chỉ bị mất 5 cái răng cửa ở hàm trên, khuôn mặt có bị trầy khá nhiều, chân có lẽ là chỉ bong gân, không đi được vài tuần. Và ở nhà trong một tháng trời. Ai ai đến thăm tôi, cũng đều nói một câu. “Chúa phạt đó biết không, chừa cái tội không vâng lời, đi chơi lại không xin phép.” Lúc đó, tôi khá buồn rầu, tôi nằm suy nghĩ, không nói chuyện với ai một tuần lễ, bản chất là ở miệng tôi bị khâu vài mũi nên cũng không nói được. Tại sao ai cũng cho là Chúa đang phạt tôi? Tại sao họ không nghĩ rằng, Chúa đang tạo cho tôi một thời gian để tôi suy nghĩ về những hành động của mình. Thế là, tôi mặc kệ những lời nói xung quanh, cố gắng bình phục thật nhanh để có thể tiếp tục theo đuổi, tiếp tục ươm mầm ước mơ, đam mê của mình ngày một lớn lên. Tôi sẽ không để nó bị tiêu huỷ một cách dễ dàng như thế. Tôi sẽ tiếp tục đứng lên sau khi té ngã.
Tôi ăn nhiều, mọi người nói tôi bị thế sao lại ăn nhiều đến thế. Tôi chỉ cười, và tiếp tục ăn, tôi cần phải bình phục nhanh chóng. Tôi không thể để mất thêm nhiều thời gian nữa. Đã mất quá nhiều rồi. Tôi cần phải làm ngay, cần phải thực hiện ước mơ của mình ngay. Đó là một kiến trúc sư tương lai. Tôi không cần phải sợ sệt điều gì, chỉ cần cứ tiến bước tới tương lai mà thôi.
Các bạn có thể giống tôi, hoặc không. Nhưng mỗi người trong chúng ta nên biết cảm thấy khi bị vấp ngã, đó là một ơn huệ của Chúa Trời, rằng Người đang đánh thức bạn. Để bạn có thể sống tốt hơn, và thực hiện theo đúng mục đích mà người đã vặt sẵn cho bạn. Hơn ai hết, chính bạn sẽ phải tự hoàn thành nó trong thế giới tạm bợ này. Đừng nghĩ rằng, khi bạn bị vấp ngã, là Chúa Trời đang trừng phạt bạn. Không đâu, Người không bao giờ tàn nhẫn như con người chúng ta. Và hãy quên đi những cách ăn nói làm bạn cảm thấy thật bực mình. Những cái đó cũng để nhắc nhở chúng ta, rằng chúng ta là con người, luôn luôn có giới hạn của bản thân. Không ai hoàn hảo và được hoàn hảo, chỉ có mình Chúa Trời mới trở nên toàn vẹn mà thôi.