Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Chúng ta không thể sở hữu cả thế giới


Đứa con muốn có cái lọ. Tôi không cho, thế là nó khóc. Không ai có thể dỗ nổi. Nửa tiếng sau, tiếng khóc đã ngừng. Câu nói đầu tiên vẫn là “Cái chai”.
Tôi trả lời: “Vất bỏ rồi.” Nó lại khóc. Người mẹ đứng kế bên nói: “Nó chỉ hai tuổi, dỗ dành nó đi”.
Thế là tôi bịa ra nhiều chuyện, nào là chai giống như nước đã bốc hơi rồi…
Đứa con vẫn nói: “Cái chai, con muốn cái chai.”
Khi mới sinh, tất cả dục vong phát triển như một loài cỏ dại. Những đứa trẻ luôn hy vọng có thể hái được ánh trăng trên bầu trời.
Tại sao chúng ta phải giáo dục trẻ em? Là để chúng không nên quá ham chơi và đừng bao giờ để đánh mất dục vọng và lòng ham muốn của chúng.
Dẫn con đi dạo chơi trên đường, khi những chiếc xe chạy qua, đứa bé yêu cầu người cha chặn lại. Khi đi ngang qua tiệm thức ăn, lập tức nó đưa tay bốc lấy chiếc bánh mà nó thích ăn. Tôi nói: “Đây không thuôc về chúng ta,nếu con muốn ăn thì hãy bỏ tiền ra mua.”
Đứa cháu 7 tuổi lấy một trái đào của người bán trái cây. Người chị thấy vậy đi mách với mẹ. Sau đó người mẹ đã đánh nó một trận. Đứa cháu vừa khóc vừa nói: “Con chỉ lấy có một trái, hơn nửa trái đó cũng bị hư một nửa rồi”.
Người mẹ trả lời: “Một trái cũng không được, trừ khi con tự bỏ tiền ra mua”.
Lúc đó người cháu nói với tôi: “Sau nay cháu sẽ kiếm thật nhiều tiền. Cháu sẽ mở một tiệm trái cây, lúc đó cháu thích ăn gì cũng được”.
Điều đó chứng tỏ đứa cháu vẫn có dục vọng. Chính dục vọng đó sẽ là tiền đề để cô bé thực hiện những ước mơ sau này.
Những việc tôi làm với con là muốn nói cho nó biết rằng thế giới này không thuộc về chúng ta. Chúng ta chỉ sở hữu một bộ phận rất nhỏ, có khi còn phải trả một cái giá xứng đáng mới có thể sở hữu nó.

Không có nhận xét nào: