Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

ĐÂU LÀ GIỚI HẠN CỦA LÒNG TỪ BI?

Thy Anh

Ai cũng biết, bất bạo động và lòng từ bi là cốt lõi để mang lại hạnh phúc và hòa bình cho thế giới, nhưng trong xã hội loài người, vẫn còn  có rất nhiều kẻ mạnh luôn muốn hiếp đáp kẻ yếu, cho dù ta có lấy lòng từ bi ra đối xử với mọi người thế nào đi nữa thì chưa chắc họ đã muốn đem lòng từ bi ra đối xử lại với ta. Thật vậy, khi đứng trước sự tranh giành quyền lợi, tài sản hay có khi là sắc đẹp, khó tránh khỏi có lúc mình cũng sẽ bị thua thiệt.
Nhiều người cho rằng nếu ta cứ đem lòng từ bi ra đối xử với người khác thì chắc chắn ta sẽ bị thiệt thòi, nhưng theo TT Thích Thánh Nghiêm, một thiền sư Đại Thừa, nếu chịu khó xem xét ở phạm vi lớn hơn thì chúng ta sẽ phát hiện ra chẳng bị thiệt thòi tí nào cả. Mà chính bản thân ta và cả người kia đều được hưỡng lợi. Ví dụ khi đi trên một chiếc cầu chỉ là một thanh gỗ nhỏ, nếu cả hai người qua cầu đều chẳng ai nhường ai thì kết cuộc cả hai bên đều bị tổn thương. Ngược lại, nếu ta đem lòng từ bi ra đối xử và nhường đường cho người kia, thì tuy ngay lúc ấy ta có vẻ chịu thiệt thòi, nhưng ít ra sẽ vẫn giữ được tính mạng cả hai bên.
Khi ta gập phải đối thủ quá cứng rắn hoặc quá mạnh, nếu hai bên cứ giằng co mãi không thồi thì chắc chắn cả hai đều sẽ tổn thương mà có khi ta còn bị nặng hơn, vậy tốt nhất là mang sự thành bại kia ra mà buông xả đi cho xong. Cổ nhân có câu "ở lại trên núi thì lo gì không có củi để đốt?" Rõ ràng, lòng từ bi không chỉ có lợi cho người mà cũng có thể bảo vệ cho mình.  Khi mình quyết định rút lui để nhường đường cho người khác, bấy giờ bản thân xem như người nhu nhược, yếu mềm, không có khả năng, thất bại . . . Nhưng thật sự, điều ấy đang bảo vệ an toàn tính mạng cho mình và cũng đễ bảo tồn sức lực, bản thân sẽ không bị tổn hại nặng nề.
Khi đứng trước những kẻ mạnh hơn ta, nếu chắc chắn bản thân chưa phải là đối thủ của họ, ta sẽ có khả năng đại bại. Khi đã biết chắc tình thế không thể cứu vãn, không nên cứ lao đầu lún sâu thêm nữa mà hãy nhanh chóng khôn ngoan rút lui kịp thời, cho dù lúc ấy có thiệt thòi một chút cũng không sao, miễn là bảo toàn được tính mạng và sức lực, rút được kinh nghiệm. Đây chính là "từ bi đối với bản thân" vậy.
Khi đem lòng từ bi ra đối đãi với người khác, mặc dù cũng có vài người cảm ơn bạn, nhưng đa số sẽ xem đấy là lý do chứng tỏ họ mạnh hơn bạn và bạn chẳng đạt được gì cả thì cũng đáng đời, họ cứ việc lấy lần hồi hết mọi thứ của bạn vì họ cho rằng họ xứng đáng được hưởng hơn bạn. Khi gập phải tình huống này, ta đừng xem đó là một sự sỉ nhục, cũng đừng mặc cảm tự ti vì lòng từ bi chủ yếu là nhìn từ một góc độ nào đó để suy nghĩ bảo vệ bản thân.
Khi đả đem lòng từ bi ra đối xử nhưng đối phương lại được đằng chân lân đằng đầu, làm hại hết người này đến người khác, khiến ta không thể nhượng bộ được nữa. Đứng trước hoàn cảnh như vậy, tất nhiên ta phải dùng trí tuệ để suy nghĩ tỉnh táo, nếu đã nắm chắc là không thể nhân nhượng được nữa, thì cứ dũng cảm tiến lên, dùng hết sức mình giành lại tới cùng, nếu không thì đối phương sẽ còn làm hại nhiều người hơn nữa.
Lòng từ bì với người khác chính là nhường cho họ một lối đi. Thế giới này là của chung một cộng đồng mà ta và người cùng sống chung trong đó. Khi tôi nhường cho anh được hạnh phúc vui vẻ, tự do thì anh củng phải tôn trọng và để cho tôi được sống như anh.
Lòng từ bi không chỉ có lợi cho người khác mà trên thực tế cũng chính là để bảo vệ cho bản thân mình.
Nếu ta hết lòng thương yêu giúp đỡ mọi người thì đó chính là ta đang giúp đỡ cho bản thân ta vậy.
 
Vậy còn những người theo Đạo Phật Tiểu Thừa (Đạo Phật của Đức Phật) thì quan niệm thế nào về vấn đề phức tạp này?
Tôi đã đặt câu hỏi này với một người bạn bác sĩ mà tôi rất quý mến, bác sĩ Phạm Doãn Luyện :

Lòng từ bi là gì? Nó có thể làm cho ta thiệt thòi hay không?

Đây là câu hỏi chỉ nên đặt ra với người đã giác ngộ mà thôi!
Chỉ khi nào ta sông trong trạng thái giác ngộ, thì ta mới trả lời câu hỏi này một cách đúng nhất.

Mình là người chưa giác ngộ, nên nếu trả lời câu hỏi này thì có thể là... sai!
Tuy nhiên bác đã hỏi, thì mình cũng cố gắng diễn đạt trong sự hiểu biết (do học hỏi) của mình.

Đạo Phật của Đức Phật khác với Đạo Phật của người Trung Quốc ở chỗ là: rời xa thế gian, không can thiệp vào chuyện thế gian.
Cho nên người tu sĩ quay về cuộc sống độc cư, không giữ những mối quan hệ với xã hội nên tránh những xung đột từ những mối quan hệ xã hội ấy.
Trong trường hợp bất khả, phải giải quyết mối xung đột đó, thì người tu tập "tâm từ bi" phải lựa chọn sự thiệt thòi về mình.
Nói cách khác, nếu chưa là một tu sĩ từ bỏ cuộc đời, từ bỏ toàn bộ tài sản, quyền lợi cá nhân.v.v... thì ta sẽ khó thực hiện được các đức hạnh nói chung, cũng như tâm từ bi nói riêng!
Đây là ý kiên của tôi dựa trên Đạo Phật nguyên thủy (original). Ý kiến này không giống với quan điểm của Đạo Phật Đại Thừa, Đạo Phật Trung Quốc chủ trương có thể tu hành Đạo Phật bằng cách nhập thế, đi vào cuộc đời, sửa đổi cuộc đời.

Mình chỉ biết có vậy thôi!

Phạm Doãn Luyện

Không có nhận xét nào: