BS. Phạm Doãn
Con đường tâm linh bao giờ cũng là con đường của sự đơn độc. Hãy đi với tư cách riêng của bạn và hãy tự tin vào chính bản thân mình. Hãy lấy hình ảnh con đường tâm linh mà các bậc thầy đã đi để làm tiêu chuẩn. Cẩn thận với những giáo điều “truyền thống” của bất cứ tôn giáo nào.
Từ Big bang, hư không trở thành thế giới.
Từ Không đến Có, từ cái đơn giản đến cái phức tạp, quá trình tiến hóa luôn đang diễn tiến trong vũ trụ.
Từ một phân tử protein đầu tiên trong biển nguyên thủy, tiến hóa dẫn đến sự hình thành quần thể các chủng loại sinh vật.
Từ con vật chỉ có bản năng, tiến hóa đã hình thành con người biết kềm chế bản năng, có ý thức, có văn minh, có khả năng chinh phục cả thiên nhiên.
Tiến hóa có dừng lại không? Không! Tiến hóa không dừng lại, và đó là điều chắc chắn.
“Con người ý thức” tiếp tục phát triển và tiến hóa để trở thành “Con người tâm linh”. Tâm linh là đẳng cấp cao hơn Ý thức, cũng như Ý thức là đẳng cấp cao hơn Vô thức.
Sớm hay muộn, trong quá trình tiến hóa, sẽ đến một ngày nào đó, ta chợt nhân ra thân phận bé nhỏ, hữu hạn và phù du của mình trước vũ trụ bao la, vô hạn và vĩnh hằng.
Khát vọng vượt qua cái thân phận nhỏ nhoi, phù du, vô thường chính là động lực đưa đến tiến hóa tâm linh.
Từ Không đến Có, từ cái đơn giản đến cái phức tạp, quá trình tiến hóa luôn đang diễn tiến trong vũ trụ.
Từ một phân tử protein đầu tiên trong biển nguyên thủy, tiến hóa dẫn đến sự hình thành quần thể các chủng loại sinh vật.
Từ con vật chỉ có bản năng, tiến hóa đã hình thành con người biết kềm chế bản năng, có ý thức, có văn minh, có khả năng chinh phục cả thiên nhiên.
Tiến hóa có dừng lại không? Không! Tiến hóa không dừng lại, và đó là điều chắc chắn.
“Con người ý thức” tiếp tục phát triển và tiến hóa để trở thành “Con người tâm linh”. Tâm linh là đẳng cấp cao hơn Ý thức, cũng như Ý thức là đẳng cấp cao hơn Vô thức.
Sớm hay muộn, trong quá trình tiến hóa, sẽ đến một ngày nào đó, ta chợt nhân ra thân phận bé nhỏ, hữu hạn và phù du của mình trước vũ trụ bao la, vô hạn và vĩnh hằng.
Khát vọng vượt qua cái thân phận nhỏ nhoi, phù du, vô thường chính là động lực đưa đến tiến hóa tâm linh.
Sakyamuni |
Qua năm tháng của đời người, đến một ngày nào đó, con người chợt nhận ra bất quá mình chỉ đóng một vai trong rất nhiều vai của vở kịch đời. Qua nhiều đời kiếp tiến hóa của thân người, đến một lúc nào đó, sẽ có những cá thể không bằng lòng với thân phận quá mong manh của con người, hoặc chán nản với những giá trị của xã hội đương thời, hoặc thất vọng với sự không hoàn chỉnh của thế giới mà mình đang sống. Lúc đó con người sẽ hướng về một ngã rẽ quan trọng, đó là con đường hướng về sự phát triển tâm linh.
jesus |
Con người tâm linh là hướng tiến hóa của nhân loại sau thời kỳ “con người ý thức”.
Tâm linh không hẳn là tôn giáo.
Cùng là lãnh vực tinh thần, nhưng tôn giáo là tổ chức của đám đông, nặng về hình thức, nặng về tín ngưỡng, nặng về cầu xin, nặng về dựa dẫm. Khái niệm Tâm linh rộng hơn tôn giáo, là sinh hoạt tinh thần kể cả của những người không có tôn giáo. Con đường tâm linh thường là con đường của một thiểu số hướng về sự giác ngộ.
Đức Phật, Đức Jesus, và rất nhiều bậc thày đã không đi theo con đường tôn giáo nào cả. Các bậc thày không tin niềm tin của đám đông. Các bậc thày luôn tránh xa các tôn giáo đương thời.
Trong ngôn ngữ xử dụng , tôi rất đắn đo mỗi khi phải dùng từ “Tôn giáo”. Từ “Tôn giáo” vốn là một từ rất linh thiêng và thánh thiện. Qua thời gian, chăng may nó đã bị ô nhiễm bởi sự mê muội của đám đông.
Từ “Tôn giáo” trong thế kỷ này, chỉ khiến ta liên tưởng đến những khái niệm, chẳng hạn như: nghi lễ cúng tế, kinh kệ ê a, mê tín dị đoan, cầu xin, dựa dẫm, vong thân (alienation), …Từ “Tâm linh” hiện chưa bị ô nhiễm, rộng nghĩa và chính xác hơn từ tôn giáo. Tôi dùng từ “Tâm linh” để thay thế chữ “Tôn giáo”, cũng chỉ ước mong người đọc có một ấn tượng tốt đẹp hơn về phạm trù này.
Con đường tâm linh không phải là con đường tôn giáo.
Sakyamuni hay Jesus đi tìm chân lý chỉ với một khát vọng tâm linh to lớn mà chẳng cần đến một tôn giáo nào. Với những bậc thầy, tôn giáo luôn là một chướng ngại. Tại sao là một chướng ngại? Vì tôn giáo là tổ chức hướng đến quần chúng. Tôn giáo luôn phải thỏa hiệp với kiểu tư duy của đám đông, luôn chiều theo nguyện vọng của đám đông, mà đám đông là biểu hiện của tâm thức thế gian. Đám đông tìm đến tôn giáo không phải do khát vọng giải thoát, không phải từ động lực tiến hóa, mà là do nhu cầu của cuộc sống trần gian, xuất phát từ thúc đẩy của dục vọng mê muội. Tôn giáo là cái được hình thành sau ngày một vị thày chết. Ý nguyện của một vị thày, theo năm tháng thời gian sẽ nhạt nhòa đi và cuối cùng phải biến thể để phù hợp với văn hóa cộng đồng. Chẳng hạn ta thấy có cụm từ: Đạo Phật đi vào cuộc đời! Tôn giáo luôn tồn tại và có một vai trò nhất định trong xã hội trần thế. Tuy nhiên phải nhìn thấy sự khác biệt giữa sinh hoạt của “tôn giáo hình thức” với nổ lực tiến hóa tâm linh tìm kiếm giải thoát thực sự.
Một ví dụ cho con đường tâm linh là con đường của chàng trai trẻ Sakyamuni đã chọn:
Sakyamuni đi vào con đường tu tập vì khát vọng tiến hóa tâm linh lớn hơn các ám ảnh của những dục vọng nào khác trong đời sống.
Sakyamuni không không tin và không dựa vào các tôn giáo đương thời vì thấy chúng không đạt được giải thoát tối hậu.
Sakyamuni tự thân đi tìm cứu cánh giải thoát trên con đường tâm linh, chứ không quì lạy cầu xin bất cứ sự gia trì nào đến từ bên ngoài.
Sakyamuni chỉ thực hành Thiền và Thiền là phương tiện duy nhất của ngài trên con đường tâm linh.
Sakyamuni không dựa vào kinh sách và chắc chắn không hề trì tụng bất cứ kinh sách nào.
Một sự thực nữa là Sakyamuni chưa từng qui y, chưa từng có pháp danh, chưa từng được truyền tâm ấn của bất cứ hệ truyền thừa nào.
Sakyamuni luôn tự tin vào chính mình, dù học hỏi với nhiều vị thày nhưng không lệ thuộc bất cứ vị thày nào của mình.
Sakyamuni không quan tâm nghi thức, không hề lễ bái trước các ảnh tượng nào.
Sakyamuni không hề xây dựng một ngôi chùa hay bất cứ một thánh tích nào.
Sakyamuni xứng đáng được gọi là thày vì ngài là người chứng đắc và cũng dạy cho người khác cùng chứng đắc.
Hãy hồi tưởng lại hình ảnh của Sakyamuni và con đường ngài đã đi, đồng thời làm một so sánh với đạo Phật trong hiện tại với vô số những pháp môn đã bị biến đổi không còn chất lượng.
Rất tiếc! đã qua hai ngàn năm trăm năm…, thời gian đủ dài để xóa đi gần hết dấu vết con đường mà bậc thày đã đi. Tùy theo mỗi khu vực địa văn hóa khác nhau, đạo Phật lại bị thay đổi, nhân danh vì sự phù hợp với khu vực đó.
Rất tiếc! thời gian và tâm thức trần thế đã xuyên tạc, đã che dấu và làm biến thể tất cả. Hình như người đời sau cho rằng con đường tâm linh mà Đức Phật đã đi, quá khó hiểu và phức tạp để cho chúng ta lấy làm chuẩn mực. Đạo Thiên chúa cũng rơi vào tình trạng tương tự. Hãy hình dung những gì mà Vatican đang thể hiện với tinh thần của Jesus hai ngàn năm trước.
Sakyamuni hay Jesus đi tìm chân lý chỉ với một khát vọng tâm linh to lớn mà chẳng cần đến một tôn giáo nào. Với những bậc thầy, tôn giáo luôn là một chướng ngại. Tại sao là một chướng ngại? Vì tôn giáo là tổ chức hướng đến quần chúng. Tôn giáo luôn phải thỏa hiệp với kiểu tư duy của đám đông, luôn chiều theo nguyện vọng của đám đông, mà đám đông là biểu hiện của tâm thức thế gian. Đám đông tìm đến tôn giáo không phải do khát vọng giải thoát, không phải từ động lực tiến hóa, mà là do nhu cầu của cuộc sống trần gian, xuất phát từ thúc đẩy của dục vọng mê muội. Tôn giáo là cái được hình thành sau ngày một vị thày chết. Ý nguyện của một vị thày, theo năm tháng thời gian sẽ nhạt nhòa đi và cuối cùng phải biến thể để phù hợp với văn hóa cộng đồng. Chẳng hạn ta thấy có cụm từ: Đạo Phật đi vào cuộc đời! Tôn giáo luôn tồn tại và có một vai trò nhất định trong xã hội trần thế. Tuy nhiên phải nhìn thấy sự khác biệt giữa sinh hoạt của “tôn giáo hình thức” với nổ lực tiến hóa tâm linh tìm kiếm giải thoát thực sự.
Một ví dụ cho con đường tâm linh là con đường của chàng trai trẻ Sakyamuni đã chọn:
Sakyamuni đi vào con đường tu tập vì khát vọng tiến hóa tâm linh lớn hơn các ám ảnh của những dục vọng nào khác trong đời sống.
Sakyamuni không không tin và không dựa vào các tôn giáo đương thời vì thấy chúng không đạt được giải thoát tối hậu.
Sakyamuni tự thân đi tìm cứu cánh giải thoát trên con đường tâm linh, chứ không quì lạy cầu xin bất cứ sự gia trì nào đến từ bên ngoài.
Sakyamuni chỉ thực hành Thiền và Thiền là phương tiện duy nhất của ngài trên con đường tâm linh.
Sakyamuni không dựa vào kinh sách và chắc chắn không hề trì tụng bất cứ kinh sách nào.
Một sự thực nữa là Sakyamuni chưa từng qui y, chưa từng có pháp danh, chưa từng được truyền tâm ấn của bất cứ hệ truyền thừa nào.
Sakyamuni luôn tự tin vào chính mình, dù học hỏi với nhiều vị thày nhưng không lệ thuộc bất cứ vị thày nào của mình.
Sakyamuni không quan tâm nghi thức, không hề lễ bái trước các ảnh tượng nào.
Sakyamuni không hề xây dựng một ngôi chùa hay bất cứ một thánh tích nào.
Sakyamuni xứng đáng được gọi là thày vì ngài là người chứng đắc và cũng dạy cho người khác cùng chứng đắc.
Hãy hồi tưởng lại hình ảnh của Sakyamuni và con đường ngài đã đi, đồng thời làm một so sánh với đạo Phật trong hiện tại với vô số những pháp môn đã bị biến đổi không còn chất lượng.
Rất tiếc! đã qua hai ngàn năm trăm năm…, thời gian đủ dài để xóa đi gần hết dấu vết con đường mà bậc thày đã đi. Tùy theo mỗi khu vực địa văn hóa khác nhau, đạo Phật lại bị thay đổi, nhân danh vì sự phù hợp với khu vực đó.
Rất tiếc! thời gian và tâm thức trần thế đã xuyên tạc, đã che dấu và làm biến thể tất cả. Hình như người đời sau cho rằng con đường tâm linh mà Đức Phật đã đi, quá khó hiểu và phức tạp để cho chúng ta lấy làm chuẩn mực. Đạo Thiên chúa cũng rơi vào tình trạng tương tự. Hãy hình dung những gì mà Vatican đang thể hiện với tinh thần của Jesus hai ngàn năm trước.
giác ngộ |
Thời điểm của tiến hóa vũ trụ đã bắt đầu. Theo the Great shift, nó đã bắt đầu từ vài năm về trước. Sức hút do toàn khối lượng vật chất của giải Ngân hà đã tác động vào trái đất ngày một lớn hơn. Những bức xạ từ hệ Ngân hà đang xuất hiện và hướng về trái đất. Từ trường đo được từ hai địa cực của trái đất cũng đã khác đi. Cơ thể sinh học, hoạt động neuron, tình trạng tâm lý của từng con người đang chuyển biến. Nếu trong đời sống rất yên ổn và sung túc của hiện tại, mà bạn vẫn thấy những trăn trở siêu hình, hoặc cảm nhận nỗi khát khao vượt lên khỏi thân phận nhỏ bé của con người, thì đó chính là lực thúc dục từ tiến hóa vũ trụ. Hãy lắng nghe và tin theo nhịp điệu của vũ trụ từ bên trong cơ thể bạn. Vũ trụ thì sáng suốt hơn sự thông minh của từng cá thể. Nếu vũ trụ thúc đẩy bạn đến con đường tâm linh, thì hãy cứ can đảm lên đường. Dù rằng đang có đại chuyển dịch, nhưng tiến hóa tâm linh không thuộc về đám đông. Con đường tâm linh bao giờ cũng là con đường của sự đơn độc. Hãy đi với tư cách riêng của bạn và hãy tự tin vào chính bản thân mình. Hãy lấy hình ảnh con đường tâm linh mà các bậc thầy đã đi để làm tiêu chuẩn. Cẩn thận với những giáo điều “truyền thống” của bất cứ tôn giáo nào. Đừng sa ngã vào những giáo phái mới đang hình thành. Theo lực kéo của đám đông, giáo phái mới vẫn đi theo con đường của các tôn giáo cũ. Người ta thuyết phục rằng bạn không thể tu hành nếu không có một vị thày. Đây chỉ là quan niệm truyền thống của Vedanta. Điều này không phải là tuyệt đối, Sakyamuni và nhiều bậc thày đã chứng minh như vậy. Hãy cứ lên đường một mình nếu bạn tự tin ở chính mình.
Trong sự chuyển biến thuận lợi của vũ trụ, kính chúc những con người tâm linh hoàn tất sứ mạng của mình.
(xem thêm ...)
Trong sự chuyển biến thuận lợi của vũ trụ, kính chúc những con người tâm linh hoàn tất sứ mạng của mình.
(xem thêm ...)
2 nhận xét:
bạn ơi, có một vài điều nhầm lẫn về Đức Giêsu,
Điểm sai thứ nhất, Ngài không bắt đầu con đường tâm linh lúc 30 tuổi, mà theo Đức Tin của tôi, đã qua rất nhiều lần kiểm chứng,thì phải nói cho đúng, Chúa Giêsu, Ngài biết rõ địa vị của Ngài trước khi được sanh ra từ lòng mẹ, và con đường mà Ngài đã đi, con đường đó đã trải qua thời Cựu Ước báo trước, và đến thời Tân Ước thì ứng nghiệm, nên đã có một thời gian thật dài để chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế được sinh ra, và mất 30 năm để Ngài lớn lên, đúng thời điểm mà mọi thứ đã định phải xảy ra, Ngài chỉ làm theo trình tự thôi, nên rõ ràng không phải đến 30 tuổi Ngài mới chọn con đường tâm linh, mà phải nói bản thân Ngài biết rõ thế nào " Tâm Linh ",vì Ngài từ thế giới "Tâm Linh" kia mà đến.
Điêm sai thứ hai là Đức Giêsu không phải là người không theo tôn giáo, thời của Ngài dân Do Thái vẫn tôn thờ Thiên Chúa, và họ sống trong thời Đế Quốc Hy Lạp, Đức GiêSu từ Thiên Chúa mà đến, mà theo đức tin của chúng tôi, Thiên Chúa có Ba Ngôi, Chúa Giêsu là Ngôi Hai, mối quan hệ của Ba Ngôi tôi hoàn toàn không thể biết hết được, chỉ biết những gì đã được mặc khải từ Thiên Chúa qua các thời Cựu Ước, Tân Ước, và rõ nhất là qua chính Chúa Giêsu. Như vậy mối quan hệ Ba Ngôi đó, qua chính cuộc sống của Chúa Giêsu, chúng tôi thấy Ngài vẫn thờ lạy Thiên Chúa, mà Ngài gọi Đấng Đó là Cha, rõ ràng Ngài vẫn thờ Thiên Chúa của DoThái, nhưng dân Do Thái chưa được mặc khải về Ba Ngôi, nên họ chỉ biết Thiên Chúa qua Cựu Ước của họ thôi, đến thời Tân Ước, chính Chúa Giêsu mới mặc khải rõ hơn về Thiên Chúa, nhưng dân Do Thái không tin và họ đã chống đối, việc họ chống đối là việc đã được tiên báo trong Cựu Ước, và kết cục là Chúa Giêsu bị án chết. Như thế án chết của Chúa Giêsu không phải do lời dạy của Chúa Giêsu đối với người Do Thái là lạc giáo, mà do các giáo sỹ Do Thái cũng chỉ là con người, không thể thấu hiểu suy nghĩ của Thiên Chúa, nên họ mới phản ứng gay gắt như vậy. Do đó Chúa Giêsu không phải là không theo Tôn Giáo Do Thái, mà là Ngài tiếp tục chương trình đã định, hoàn tất ý định của Thiên Chúa Cha từ ngàn xưa là Cứu Chuộc, mở rộng thêm và hoàn tất mặc khải, và chỉ dạy rõ hơn, để kiện toàn mọi lề luật của Do Thái và đánh dấu ngày kiện toàn lề luật, ngày ý định Thiên Chúa được thực hiện, bằng một giao ước đó là hy tế của Ngài (bằng chính cái chết của Ngài).
Rất cảm ơn góp ý cuả bạn.
Quan điểm cuả bạn rất tuyệt , đã mở mang kiến thức cho tôi rất nhiều.vì tôi vốn chỉ là một kẻ vô thần, thấy thích các tôn giáo lớn vì các tôn giáo ấy đều có những quan điểm sống rất hay.
Vậy là bộ phim cuả Mel Gibson: The Passion of the Christ (2004)đã nêu trung thực những ngày cuối cùng cuả Chuá.
Nhưng hình như họ sống trong thời đế quốc La Mã chứ không phải trong thời Đế Quốc Hy Lạp?
Một lần nữ, xin cảm ơn bạn!
Đăng nhận xét