Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

Internet cartoons

FLOOD










Mời xem thêm : CORRUPTION CARTOON 
phát triển và hạnh phúc số đông 
 
vui sống mỗi ngày @ blog: Mực nước biển dâng cao (“sea level rise” - viết tắt SLR) do khí hậu thay đổi là một nguy cơ nghiêm trọng có tính toàn cầu, và nguy cơ này càng trở nên nghiêm trọng hơn đối với những nước có mật độ dân cư dày đặc ở những vùng đất thấp và ven biển như Việt Nam.
Từ trước đến nay, đã có rất nhiều bằng chứng khoa học khẳng định và tái khẳng định nguy cơ này.
Nguy cơ SLR có thể đến từ ba nguồn chính. Thứ nhất là sự gia tăng liên tục của hiệu ứng nhà kính, kéo theo nó là sự ấm dần lên của Trái đất. Theo các nhà khoa học, chỉ riêng hiện tượng này đã có thể làm mực nước biển dâng cao từ 1-3 mét trong thế kỷ 21. Thêm vào đó, việc các dải băng ở Greenland và West Antarctic đang tan nhanh, nhiều nơi tới hơn 1 mét mỗi tháng, có thể làm toàn bộ mực nước biển dâng cao tới 5 mét. Và thứ ba là việc khai thác nước ngầm đang ngày càng gia tăng, đặc biệt tại các đô thị lớn, làm mặt đất bị sụt lún. Không cần phải là nhà môi trường học cũng có thể hình dung được nếu tình huống này thực sự xảy ra thì cuộc sống của hàng trăm triệu con người hiện đang sinh sống ở các vùng đất thấp ven biển trên khắp địa cầu sẽ bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng đến mức độ nào.
Xin tóm lược một số kết quả nghiên cứu mới công bố hồi tháng 2-2007 của một nhóm nghiên cứu thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) nhằm đánh giá tác động của SLR đối với 84 nước đang phát triển trong đó có Việt Nam - một trong năm nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của SLR.
Nhóm nghiên cứu của WB đã sử dụng các phần mềm Hệ thống thông tin địa lý (GIS), kết hợp với nhiều nguồn dữ liệu cập nhật và đáng tin cậy, để đánh giá và so sánh tác động của các tình huống tăng mực nước biển từ 1-5 mét đến sáu yếu tố chịu ảnh hưởng của SLR bao gồm đất đai, dân số, nông nghiệp, phạm vi đô thị, đất ngập nước, và GDP. Một cách khái lược, nghiên cứu này chỉ ra rằng nội trong thế kỷ 21, hàng trăm triệu người ở các nước đang phát triển sẽ phải di chuyển do tác động của SLR, đồng thời tác động về kinh tế và sinh thái sẽ rất nặng nề đối với tất cả các khu vực, trong đó Đông Á sẽ phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng nhất, tiếp sau đó là Trung Đông và Bắc Phi. Nếu mực nước biển tăng từ 1 mét lên 5 mét thì phần trăm dân số chịu ảnh hưởng sẽ tăng từ 2% lên 8,6%; tác động đến GDP tăng từ 2,1% lên tới 10,2%; còn phần trăm diện tích đất đô thị bị ảnh hưởng sẽ tăng từ 1,7% lên đến gần 9% (xem biểu đồ).
Trong khu vực Đông Á, với đặc trưng về vị trí địa lý cũng như địa hình thì Việt Nam lại là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Điều này có thể thấy rõ qua biểu đồ so sánh mức độ tác động của Việt Nam so với mức trung bình của khu vực Đông Á và toàn thế giới. Trong phạm vi nước ta thì hai khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long - vốn là hai khu vực đất thấp, gần biển, lại có mật độ cư dân rất cao. Cũng chính vì thế, chỉ cần mực nước biển dâng cao thêm 1 mét thì sẽ có 5,3% diện tích đất, 10,8% dân cư, 10,2% GDP, 10,9% diện tích đô thị, 7,2% diện tích nông nghiệp, và 28,9% diện tích đất trũng bị tác động. Mặc dù chưa thể ước lượng được thiệt hại tiềm tàng tính bằng tiền, nhưng với phạm vi và quy mô tác động như thế này, cuộc sống của hàng chục triệu người dân nước ta sẽ phải trải qua những biến động to lớn.



Không có nhận xét nào: