Van Phuc
(facebook)
Người ta thường kể đi kể lại về chuyện những đêm thanh vắng, bỗng có cơn gió
lao xao tràn qua, trong gió nghe rõ tiếng quân reo và tiếng va chạm của binh
khí. “ Ông về đấy”.
Người ta còn kể về con rắn thiêng lẫn quất ẩn hiện quanh mộ ông không cán ai bao giờ.
Và người ta cũng nhiều chuyện về việc ông quở phạt những người cố tình xâm phạm đến mộ ông.
Chuyện về ông rất nhiều, linh ứng, công bằng, độ lượng và cũng nghiêm khắc. Đã bao đời, ông là vị phúc thần ban cho vùng đất mới này cuộc sống bình yên, no ấm.
Ông đây là Nguyễn Đức Ứng. Trên tấm bia đá còn hằn sâu dòng chữ “ Ici repose Nguyễn Đức Ứng. Lãnh binh de L’Armee Tự Đức Décedé le 26 Novembre 1861”. Nghĩa là cách nay 130 năm có lẻ, lãnh binh Nguyễn Đức Ứng, một võ tướng của triều đình Huế đã ngã xuống tại mảnh đất này.
Con đường 15 ( nay là 51) huyết mạch nối liền Biên Hoà - Sài Gòn với Bà Rịa - Vũng Tàu xuyên suốt huyện Long Thành. Mộ ông nằm về phía Tây – đường cách huyện Long Thành khoảng 7 km về phía Nam. Đó là một ngôi mộ kiên cố, uy nghi, kiến trúc hình kim tự tháp cụt. Theo lời truyền tụng của nhân dân xã Long Phước, dưới mộ không chỉ có mình ông mà còn có 27 nghĩa quân đã cùng ông hy sinh trong trận đánh ác liệt và không cân sức này.
Sử liệu thành văn, cả những quyển biên niên chính thống của triều đình Huế chỉ cung cấp có mấy dòng sơ lược về sự kiện ông hy sinh. Điều này có thể tất được. Vì đây là một trong những thời kì đen tối nhất của lịch sử nước nhà. Quân đội triều đình liên tục bị đánh tơi tả trước đội quân viễn chinh thiện chiến và trang bị hiện đại. Chí Hoà thất thủ, Nguyễn Duy hy sinh. Nguyễn Tri Phương bị thương rút về cố thủ Biên Hoà, rồi thành Biên Hoà cũng không giữ được. Nguyễn Tri Phương và Tôn Thất Cáp bị cách chức triệu về kinh đô. Nguyễn Bá Nghi và Tôn Thất Đính được điều vào thay thế cùng 4.000 quân án binh tại Bình Thuận.
Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng chỉ huy tiến quân tổ chức tuyến phòng ngự Long Thành – Ký Giang. Ông thu nạp tàn quân và liên lạc với nghĩa quân Long Thành, bố trí lực lượng ngăn chặn bước tiến của quân Pháp từ Biên Hoà xuống.
Sáng 21/ 02/ 1861, cánh quân của trung tá Dominuique Díego sau khi dễ dàng đánh chiếm thị trấn Long Thành, liền cho quân thẳng tiến về Bà Rịa và vấp phải sự kháng cự của quân ta tại luỹ Ký Giang. Cuộc chiến tranh khốc liệt diễn ra đến 14 giờ cùng ngày thì trung tá Díego nhận được viện binh từ Biên Hoà và bất ngờ một cánh quân của Lepérit chỉ huy đã tổ chức bí mật vượt sông Vu hồi phá tan trận địa phòng ngự. Quân đội triều đình chịu tổn thất nặng nề và lãnh binh Nguyễn Đức Ứng bị trọng thương.
Quân ta vừa cầm cự chiến đấu, vừa cùng nhân dân địa phương điều trị cho ông, nhưng vết thương quá nặng nên đến ngày 27/12/1861 ông đã vĩnh viễn ra đi giữa sự tiếc thương của đồng bào, đồng đội ông trên mảnh đất Long Thành dẫm máu.
Mặc dù bị kẻ thù cấm, đồng bào địa phương và nghĩa quân Long Thành vẫn dũng cảm bí mật an táng ông cùng thi hài 27 liệt sĩ vào một ngôi mộ chung và đắp thành một ngôi mộ đất. Về sau, không biết ai đã khắc lên bia đá mấy dòng chữ Hán: “Nguyễn Đức Ứng – thân thời thập nhất nguyệt – thập lục nhật – ghi nhớ ngày ông hy sinh là 26 tháng 11 năm Tân Dậu”.
Ngôi mộ đất tồn tại mãi 75 năm sau, đến năm 1936, một người đàn bà nói giọng Huế từ Gia Định dày công tìm kiếm, được nhân dân địa phương giúp đỡ đã đến phủ phục trước nắm đất chôn vùi hài cốt 28 liệt sĩ, trong đó có ông Nguyễn Đức Ứng. Sau khi lập đàn cúng tế, bà thuê người xây thành ngôi mộ bề thế, vĩnh cửu tồn tại đến ngày nay và sau đó bà ra đi không thấy trở lại.
Năm 1991 lại có người đàn ông đứng tuổi từ Huế vào nói là con cháu ông xin phép viếng lạy ông trước khi xuất cảnh để lại địa chỉ người bà hơn 90 tuổi, tên Công Tằng Tôn Nữ Thị Hy. Số 8 Đinh Bộ Lĩnh – Thành nội Huế. Phải vài tháng sau, cơ quan bảo tồn di tích nhận đước địa chỉ này liền gởi thơ liên lạc nhưng thư được bưu cục Huế trả lời với dòng chữ phũ phàng : Thư không có người nhận. Chắc là bà đã không còn. Chúng ta bao giờ cũng đến chậm.
Ông vẫn nằm đó giữa lòng dân Long Phước – Long Thành, cạnh đường quốc lộ, một bên lề vườn cây trái sum sê, bên kia là cánh đồng phù sa màu mỡ, dòng suối cả ngày đêm vẫn rì rào như kể lại bản anh hùng ca mà ông và đồng đội của ông đã gởi lại trên mảnh đất thiêng liêng này bằng xương máu của mình.
Hằng năm, dân làng vẫn góp công, góp của cúng giỗ ông như một vị phúc thần bác ái, toàn năng của làng xã.
Mộ ông được bảo toàn nguyên vẹn hơn một thế kỷ qua. Và đã được nhà nước bổ sung xứng đáng vào danh mục những di tích lịch sử quốc gia.
Bài viết của Đỗ Quyên - trích trong “ Người Đồng Nai” Nhà xuất bản Đồng Nai. Năm 1995.
Người ta còn kể về con rắn thiêng lẫn quất ẩn hiện quanh mộ ông không cán ai bao giờ.
Và người ta cũng nhiều chuyện về việc ông quở phạt những người cố tình xâm phạm đến mộ ông.
Chuyện về ông rất nhiều, linh ứng, công bằng, độ lượng và cũng nghiêm khắc. Đã bao đời, ông là vị phúc thần ban cho vùng đất mới này cuộc sống bình yên, no ấm.
Ông đây là Nguyễn Đức Ứng. Trên tấm bia đá còn hằn sâu dòng chữ “ Ici repose Nguyễn Đức Ứng. Lãnh binh de L’Armee Tự Đức Décedé le 26 Novembre 1861”. Nghĩa là cách nay 130 năm có lẻ, lãnh binh Nguyễn Đức Ứng, một võ tướng của triều đình Huế đã ngã xuống tại mảnh đất này.
Con đường 15 ( nay là 51) huyết mạch nối liền Biên Hoà - Sài Gòn với Bà Rịa - Vũng Tàu xuyên suốt huyện Long Thành. Mộ ông nằm về phía Tây – đường cách huyện Long Thành khoảng 7 km về phía Nam. Đó là một ngôi mộ kiên cố, uy nghi, kiến trúc hình kim tự tháp cụt. Theo lời truyền tụng của nhân dân xã Long Phước, dưới mộ không chỉ có mình ông mà còn có 27 nghĩa quân đã cùng ông hy sinh trong trận đánh ác liệt và không cân sức này.
Sử liệu thành văn, cả những quyển biên niên chính thống của triều đình Huế chỉ cung cấp có mấy dòng sơ lược về sự kiện ông hy sinh. Điều này có thể tất được. Vì đây là một trong những thời kì đen tối nhất của lịch sử nước nhà. Quân đội triều đình liên tục bị đánh tơi tả trước đội quân viễn chinh thiện chiến và trang bị hiện đại. Chí Hoà thất thủ, Nguyễn Duy hy sinh. Nguyễn Tri Phương bị thương rút về cố thủ Biên Hoà, rồi thành Biên Hoà cũng không giữ được. Nguyễn Tri Phương và Tôn Thất Cáp bị cách chức triệu về kinh đô. Nguyễn Bá Nghi và Tôn Thất Đính được điều vào thay thế cùng 4.000 quân án binh tại Bình Thuận.
Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng chỉ huy tiến quân tổ chức tuyến phòng ngự Long Thành – Ký Giang. Ông thu nạp tàn quân và liên lạc với nghĩa quân Long Thành, bố trí lực lượng ngăn chặn bước tiến của quân Pháp từ Biên Hoà xuống.
Sáng 21/ 02/ 1861, cánh quân của trung tá Dominuique Díego sau khi dễ dàng đánh chiếm thị trấn Long Thành, liền cho quân thẳng tiến về Bà Rịa và vấp phải sự kháng cự của quân ta tại luỹ Ký Giang. Cuộc chiến tranh khốc liệt diễn ra đến 14 giờ cùng ngày thì trung tá Díego nhận được viện binh từ Biên Hoà và bất ngờ một cánh quân của Lepérit chỉ huy đã tổ chức bí mật vượt sông Vu hồi phá tan trận địa phòng ngự. Quân đội triều đình chịu tổn thất nặng nề và lãnh binh Nguyễn Đức Ứng bị trọng thương.
Quân ta vừa cầm cự chiến đấu, vừa cùng nhân dân địa phương điều trị cho ông, nhưng vết thương quá nặng nên đến ngày 27/12/1861 ông đã vĩnh viễn ra đi giữa sự tiếc thương của đồng bào, đồng đội ông trên mảnh đất Long Thành dẫm máu.
Mặc dù bị kẻ thù cấm, đồng bào địa phương và nghĩa quân Long Thành vẫn dũng cảm bí mật an táng ông cùng thi hài 27 liệt sĩ vào một ngôi mộ chung và đắp thành một ngôi mộ đất. Về sau, không biết ai đã khắc lên bia đá mấy dòng chữ Hán: “Nguyễn Đức Ứng – thân thời thập nhất nguyệt – thập lục nhật – ghi nhớ ngày ông hy sinh là 26 tháng 11 năm Tân Dậu”.
Ngôi mộ đất tồn tại mãi 75 năm sau, đến năm 1936, một người đàn bà nói giọng Huế từ Gia Định dày công tìm kiếm, được nhân dân địa phương giúp đỡ đã đến phủ phục trước nắm đất chôn vùi hài cốt 28 liệt sĩ, trong đó có ông Nguyễn Đức Ứng. Sau khi lập đàn cúng tế, bà thuê người xây thành ngôi mộ bề thế, vĩnh cửu tồn tại đến ngày nay và sau đó bà ra đi không thấy trở lại.
Năm 1991 lại có người đàn ông đứng tuổi từ Huế vào nói là con cháu ông xin phép viếng lạy ông trước khi xuất cảnh để lại địa chỉ người bà hơn 90 tuổi, tên Công Tằng Tôn Nữ Thị Hy. Số 8 Đinh Bộ Lĩnh – Thành nội Huế. Phải vài tháng sau, cơ quan bảo tồn di tích nhận đước địa chỉ này liền gởi thơ liên lạc nhưng thư được bưu cục Huế trả lời với dòng chữ phũ phàng : Thư không có người nhận. Chắc là bà đã không còn. Chúng ta bao giờ cũng đến chậm.
Ông vẫn nằm đó giữa lòng dân Long Phước – Long Thành, cạnh đường quốc lộ, một bên lề vườn cây trái sum sê, bên kia là cánh đồng phù sa màu mỡ, dòng suối cả ngày đêm vẫn rì rào như kể lại bản anh hùng ca mà ông và đồng đội của ông đã gởi lại trên mảnh đất thiêng liêng này bằng xương máu của mình.
Hằng năm, dân làng vẫn góp công, góp của cúng giỗ ông như một vị phúc thần bác ái, toàn năng của làng xã.
Mộ ông được bảo toàn nguyên vẹn hơn một thế kỷ qua. Và đã được nhà nước bổ sung xứng đáng vào danh mục những di tích lịch sử quốc gia.
Bài viết của Đỗ Quyên - trích trong “ Người Đồng Nai” Nhà xuất bản Đồng Nai. Năm 1995.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét