Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

SÁNG TẠO MỘT VĂN HÓA HÒA BÌNH

Sulak Sivaraksa

Khi được xin tóm tắt những lời dạy của đức Phật, triết gia ở vào thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên Nãgãrjuna (Long Thọ) trả lời chỉ bằng một từ duy nhất: AHIMSA (không làm tổn hại) tức bất bạo động.
Bất bạo động không có nghĩa là không làm gì cả mà đó là một quá trình  chủ động, triệt bỏ toàn bộ sự đáp trả trong những cuộc tranh chấp bằng truyền thông, và san sẻ nguồn năng. Theo Đức Phật, mọi hành vi bạo động đều có một ý hướng đi trước, hoặc có ý thức hoặc vô thức. Để sáng tạo được một văn hóa hòa bình, chúng ta phải bắt đầu bằng cách nhìn nhận sự bạo động trong tâm của chính mình rồi học cách "giải giới" nó; tham, sân, si thì nằm trong cốt lõi của mọi hành vi bạo động, còn trí tuệ và tâm từ bi thì nằm ở nền tảng của mọi hành vi bất bạo động.
Mỗi hành động của chúng ta đều để lại hậu quả. Trong kinh Pháp cú (Dhammapada), Đức Phật dạy : "Sân hận không nhổ bỏ được rễ của sân hận. Chỉ bằng thương yêu thì sân hận mới tiêu tan. Luật này là cổ sơ và vĩnh hằng." Gandhi đã tóm lược luật này một cách khéo léo: "Mắt đền mắt sẽ làm cả thế giới mù lòa". Đức Phật cũng nói: "Nếu bạn hành động với  tâm xấu xa, đau khổ sẽ theo sau.Nếu bạn hành động với  tâm bình an, hòa bình sẽ theo sau". Chúng ta không thể tránh được hậu quả từ nghiệp lực (karma), do đó, chúng ta phải luôn tỉnh thức với mỗi hành vi trong cuộc sống. Bạo động không phải là hệ quả của một nền kinh tế chính trị sai lầm mà phát khởi từ chính ý thức của con người.
Một nền văn hóa bạo động là nơi sản sinh, nơi bình thường hóa và tiêu thụ những ý tưởng đầy chia rẻ đầy sân hận. Xã hội hiện đại nhiều nơi đầu tư tích cực vào chiến tranh và bạo động, Nước Mỹ tiêu thụ gần một nửa tổng số tài nguyên trên thế giới, theo sau, với một khoảng cách khá xa là Vương quốc Anh, Pháp, Nhật và Trung Hoa. Hầu như mọi quốc gia trong thế giới thứ ba cũng đầu tư quá nhiều vào ngân sách quân sự của riêng mình, và nhiều nước còn chứa chấp các căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ của mình.
Mục sư Martin Luther King, junior, nhận xét rằng "Quyền lực của khoa học đã vượt xa quyền lực tâm linh của chúng ta. Chúng ta đã hướng dẫn các đầu đạn và chúng ta đã hướng dẫn sai con người". Gandhi ghi nhận: "Thường thì chúng ta luôn ngạc nhiên trước các khám phá đáng kinh ngạc trong lãnh vực bạo động. Nhưng tôi chủ trương rằng những khám phá còn chưa hề được mơ tưởng tới và hầu như bất khả thi sẽ được thực hiện trong lãnh vực bất bạo động." Chúng ta sống trong một thời đại vừa đa nguyên vừa là khủng bố và dứt khoát chúng ta phải nói lên được điều gì đó để có thể tạo thành một văn hóa hòa bình. Bất bạo động là luật căn bản của đạo Phật.
Giữ hòa bình, giữ hòa bình và giữ hòa bình là ba đáp ứng với tranh chấp. Giữ hòa bình chấm dứt việc người ta tấn công lẫn nhau. Điều này giảm được tổn thất nhưng không bảo đảm sự yên ổn cố định. Chúng ta cần dập tắt được những đám lửa, nhưng tốt hơn là nên ngăn ngừa chúng, trước hết bằng cách đáp lại những lý do căn bản.
Để giữ hòa bình, đôi khi phải sử dụng đến phương tiện tranh chấp để chấm dứt tranh chấp. Vào những lúc khác, một số ít người đã có thể xâm nhập vào những tình thế bạo động bằng cách thực hành bất bạo động. Khi những người Đức Quốc xã tìm cách tận diệt người Do Thái ở Đan Mạch, vua Frederick IX của nước này tuyên bố rằng nếu các thần dân Do Thái nước ông bị bắt thì chính ông cũng sẽ mang trên người ngôi sao David (Một ngôi sao sáu góc, biểu tượng Đức Quốc Xã buộc những người Do Thái phải mang trên ngực) và chịu bị bắt. Nhờ thế, người Đức không dám động đến người Do Thái ở Đan Mạch. Badshah Khan, một tín đổ Hồi giáo, được coi như là một Gandhi của vùng biên giới Pakistan và Afghanistan, đã thuyết phục được những người anh em trong sắc tộc Pastun của mình từ bỏ khí giới và ông cũng gia nhập một đạo quân bất bạo động gồm 100.000 người.
Việc lật đổ chế độ độc tài của Thái vào năm 1973, việc chấm dứt chính phủ Marcos ở Philippines  và sự xụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu là những minh chứng về việc sử dụng bất bạo động để chấm dứt bạo động và áp bức, đồng thời đem lại sự thay đổi xã hội lâu bền. Hình ảnh của một người phản đối đơn độc đứng chắn xe thiết giáp ở quảng trường Thiên An Môn và bà Aung San Sun Kyi giáp mặt phe quân nhân ở Myanmar là những sự nhắc nhở về sự can trường lớn lao về đạo đức và thên thể cần phải có để có thể dấn thân vào đấu tranh bất bạo động.


Kiểu mẫu mà tổng thống Bush phát biểu cần phải được dỡ bỏ. Sức mạnh đích thực của Hoa Kỳ không phải là sự giàu có hoặc sức mạnh quân sự mà chính là những lý tưởng của nước này về sự tự do, dân chủ và lòng hào hiệp của nó. Chúng ta nên chấm dứt các đầu tư vào chiến tranh hay bạo động, thay vào đó là hòa bình và bất bạo động. Dennis Kucinich đã đề xuất một nghị quyết tại quốc hội Hoa Kỳ để sáng lập một bộ Hòa Bình với cấp bậc ngang hàng với các bộ khác trong nội các.
Đáp ứng thứ nhì đối với tranh chấp - tạo hòa bình - không chỉ liên quan tới việc can thiệp và thực sự giài quyết các tranh chấp. Thành tố quan trọng nhất của việc gìn giữ hòa bình là đối thoại. Cái mà chúng ta gọi là đối thoại lại thường khi chỉ là độc thoại. Đối thọai chân chính đòi hỏi hai bên biết lắng nghe một cách tích cực. Chúng ta cần biết từ bỏ ý tưởng về một hậu quả đặc thù nào đó và giử bình yên ở bên trong. Khi cả hai bên đều cảm thấy mình được lắng nghe, thì sự giải quyết vấn đề một cách sáng tạo có thể mang lại những kết quả bất ngờ. Hòa giải chính là chìa khóa. Nhìn nhận quá khứ, giảm nhẹ đau khổ, sửa chữa các bất công và nuôi dưỡng chuyển hóa.. Như thế được gọi là công lý phục hồi (restorative justice), trong đó, cả nạn nhân và kẻ phạm lỗi đều lắng nghe nhau một cách xâu xa, dẫu có thể là khô khan, và nhờ đó đôi bên đều thay đổi. Loại giáo dục như vậy, hay hơn là chỉ trừng phạt, sẽ giảm thiểu được khả năng báo oán hay trả thù.
Xây dựng hòa bình - đáp ứng thứ ba- là cố gắng không ngừng để tạo một xã hội an bình. Nó phải bắt đầu ở cấp nền tảng và bao gồm một phạm vi rộng những giải pháp có tính trường kì - giáo dục, dân chủ từ cơ sở, cải cách ruộng đất, giảm thiểu đói nghèo. Giống như con chim két nhỏ trong kinh Bổn Sinh (Jataka), chuyện kể về một tiền thân Đức Phật, là kẻ xây dựng hòa bình, vận động cộng đồng mang từng giọt nước dấp một đám cháy đang bùng lên. 
Việc xây dựng hòa bình phải dựa vào cơ sở bất bạo động, và rồi đến lượt bất bạo động, phải được dựa trên trí tuệ và lòng từ bi. Những loại hoạt động này hiếm khi nào trở thành những tựa đề lớn trên các phương tiện truyền thông nhưng lại là những đáp ứng đầy ý nghĩa với các tranh chấp. 
Một khi cuộc chiến đã khởi đầu, hầu như nó sẽ không thể dừng lại. Chúng ta phải chấm dứt cuộc chiến kế tiếp ngay bây giờ bằng cách tạo dựng những xã hội công chính và dân chủ thực sự.


Không có nhận xét nào: