Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

"Size does not matter” – Điều đó có đúng không nhỉ?

Linh H. Vo (Facebook)


Từ một ý kiến về kích thước của cái “cần tăng dân số” trên facebook: 
 Kích cỡ cái Cần Dân Số không theo cái bề ngoài mà đoán được, nhưng có một quy luật là những anh chàng nào khoẻ mạnh về thể chất, thường giật giải trong các cuộc thi thể thao, thì cái đó chỉ từ cỡ trung bình trở xuống, và trong quan hệ chăn gối, thì cũng khá chóng vánh, nhưng kết quả dân số thì tăng 100%. Những cần dân số khá lớn thì hiệu quả tăng dân số thấp hơn, và những anh có bi lớn thường không tăng được dân số. Vì thế, người Mỹ nói "Size does not matter - Kích cỡ không là vấn đề." Vấn để là ở chất lượng. Đàn bà khi yêu thì yêu ở cái tính nết, đâu có đoán kích cỡ. Vì thế, tình yêu của đàn bà mới thông minh, trọng chất không trọng cỡ.

Bs Linh H. Vo (Facebook):

Cho dù đây là chuyện vui nhưng có vài điều nghiêm túc và quan trọng trong thực hành lâm sàng mà chúng ta có thể thảo luận ở đây.
Khi người bệnh đến gặp bác sĩ để than phiền về “kích thước hơi nhỏ”, đây là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, ít nhất là về mặt tinh thần. Nếu kích thước đó nhỏ thật (so với nhiều người bình thường), chúng ta có thể hỏi người bệnh những câu như: “kích thước nhỏ” đó có ảnh hưởng gì đến sinh hoạt tình dục của người bệnh hay không, có ảnh hưởng gì đến việc có con hay không, ảnh hưởng gì đến những khía cạnh khác của cuộc sống của họ..., người bệnh đã làm gì để giải quyết hay cải thiện sự bất lợi về mặt cớ thể đó .v.v. Sau đó, nếu vấn đề không có gì trầm trọng, chúng ta có thể nói vài lời trấn an hoặc hướng dẫn họ tình những tư thế sinh hoạt tình dục phù hợp... (Ở đây, phải nói thêm rằng hỏi tiền sử tình dục của người bệnh cũng là một kỹ năng giao tiếp mà chúng ta cần phải học tập)

Tuy nhiên, cho dù chức năng tình dục của người bệnh bình thường, họ vẫn có thể có những vấn đề tâm lý và tâm thần cần được giải quyết. Những người này có thể mang những mặc cảm tự ti về “kích thước nhỏ”, khiến cho họ thiếu sự tự tin làm giảm đi khả năng quyết định, làm ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp xã hội của họ, làm họ ngại tiếp xúc với xã hội, bị trầm cảm, xuất hiện ý tưởng tự tử...

Ngoài ra, chúng ta cũng cần nên lưu ý đến một bệnh lý tâm thần gọi là body dysmorphic disorder. Người mắc bệnh này luôn bị ám ảnh về những khiếm khuyết tưởng tượng về hình thể của họ. Họ luôn có một sự quan tâm quá mức về những khiếm khuyết cơ thể dù rất nhỏ của họ. Những định kiến này có thể làm họ bị trầm uất, làm suy giảm năng lực nghề nghiệp và khả năng giao tiếp xã hội của họ. Những phụ nữ bệnh này có thể tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ vì sự ám ảnh về khiếm khuyết trên khuôn mặt của họ, vì cho rằng ngực của họ “kích thước nhỏ”... Sau một cuộc phẫu thuật, họ vẫn còn đó sự ám ảnh về sự khiếm khuyết tưởng tượng đó và tiếp tục tìm đến một cuộc phẫu thuật thẩm mỹ thứ hai, thứ ba... thứ n... Do đó, điều trị cho những phụ nữ này không phải là phẫu thuật thẩm mỹ mà điều trị tâm thần phù hợp, bao gồm các thuốc chống trầm cảm nhóm SSRI, clomipramine và cognitive behavioural thepary.

Do đó, chuyện “kích thước nhỏ” này vui hay nghiêm túc tùy vào ngữ cảnh và cách đánh giá vấn đề của chúng ta!

Không có nhận xét nào: