Van Phuc
(facebook)
Không mấy người Huế chưa từng nghe câu ca dao:
Đông Ba Gia Hội hai cầu.
Ngó qua Diệu Đế bốn lầu hai chuông.
Đã qua cầu Gia Hội, lần nầy ta qua cầu Đông Ba để đến những địa chỉ Huế xưa dọc theo con đường song song với phố chợ Dinh ngày xưa có tên là đường Minh Mạng ( nay là đường Huỳnh Thúc Kháng).
Đông Ba Gia Hội hai cầu.
Ngó qua Diệu Đế bốn lầu hai chuông.
Đã qua cầu Gia Hội, lần nầy ta qua cầu Đông Ba để đến những địa chỉ Huế xưa dọc theo con đường song song với phố chợ Dinh ngày xưa có tên là đường Minh Mạng ( nay là đường Huỳnh Thúc Kháng).
Cầu bắc qua sông Đông Ba gọi là cầu Đông Ba, cũng có tên là cầu Đông Hoa. Sau
vì chữ Hoa phạm húy tên bà Hồ Thị Hoa vợ cả của vua Minh Mạng nên đổi lại là cầu
Đông Gia, nhưng tên này chỉ tồn tại trong giấy tờ nhà nước mà thôi. Dân gian gọi
là cầu Đông Ba.
Trước kia cầu làm bằng gỗ, đến năm 1892, vua Thành Thái cho làm lại bằng sắt. Đây là cái cầu sắt đầu tiên ở Huế nên Đại Nam Nhất Thống Chí gọi là “cầu sắt Đông Ba”.
Trên hữu ngạn sông Đông Ba có một tấm bia khắc dòng chữ: “Cầu Đông Ba xây xong vào một ngày tốt năm Thiêụ Trị nguyên niên” (21/4/1841)
Xuống hết dốc cầu Đông Ba gặp ngay đường Ngự Viên (nay là đường Nguyễn Du) thẳng góc với phố Minh Mạng” . Ở chỗ gặp gỡ nầy ngày xưa có quán bánh khoái nổi tiếng nhất Huế (Bánh khoái Đông Ba, Cơm gà Gia Hội đã từng đi vào văn học).
Trước kia cầu làm bằng gỗ, đến năm 1892, vua Thành Thái cho làm lại bằng sắt. Đây là cái cầu sắt đầu tiên ở Huế nên Đại Nam Nhất Thống Chí gọi là “cầu sắt Đông Ba”.
Trên hữu ngạn sông Đông Ba có một tấm bia khắc dòng chữ: “Cầu Đông Ba xây xong vào một ngày tốt năm Thiêụ Trị nguyên niên” (21/4/1841)
Xuống hết dốc cầu Đông Ba gặp ngay đường Ngự Viên (nay là đường Nguyễn Du) thẳng góc với phố Minh Mạng” . Ở chỗ gặp gỡ nầy ngày xưa có quán bánh khoái nổi tiếng nhất Huế (Bánh khoái Đông Ba, Cơm gà Gia Hội đã từng đi vào văn học).
Ngày nay chiếc cầu sắt cũ đang được thay thế bằng một chiếc cầu mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét