Van Phuc sưu tầm (facebook)
Ngôi chùa cổ được xếp vào loại quốc chùa ( chùa công ) nơi đào tạo và trưởng thành nhiều vị cao tăng Phật giáo |
cổng chùa Tam quan |
cảnh chùa yên tĩnh và thơ mộng |
Chùa
do hòa thượng Nhất Định dựng năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), ở xã Dương
Xuân, huyện Hương Thủy, nay thuộc thành phố Huế. Hoà thượng Nhất Ðịnh
nổi tiếng là người con có hiếu, tương truyền có lần mẹ già bị bệnh rất
nặng, hàng ngày ông lo thuốc thang nhưng bà vẫn không khỏi. Có người ái
ngại khuyên ông nên mua thêm thịt cá để tẩm bổ cho mẹ, có làm được điều
đó mới mong bà chóng hồi sức. Nghe xong, mặc thiên hạ đàm tiếu chê bai,
thiền sư vẫn chống gậy băng rừng lội bộ xuống chợ cách đó hơn 5 km để
mua cá mang về nấu cháo cho mẹ già ăn. Câu chuyện vang đến tai Tự Đức
vốn là vị vua rất hiếu thảo với mẹ, vua rất cảm phục trước tấm lòng của
sư Nhất Định nên ban cho "Sắc tứ Từ Hiếu tự". Chùa được mang tên Từ Hiếu
từ đó. Trong tấm bia ghi lại quá trình xây dựng chùa giải thích:
Từ: là đức lớn của Phật, nếu không từ thì lấy gì tiếp độ tứ sanh cứu giúp vạn loại.
Hiếu: là đầu hạnh của Phật, nếu không hiếu thì lấy gì để đạt thông cõi nhiệm bao phủ đất trời.
Lúc đầu chùa chỉ là một thảo am. Về sau cùng với sự đóng góp của Phật
tử, vua Tự Đức ban cấp nhiều kinh phí, chùa còn được các vị quan trong
cung triều Nguyễn mà nhất là các vị thái giám cúng dường tiền bạc để lo
việc thờ tự sau này.
Năm 1848 Hoà thượng Cương Kỷ bắt đầu xây dựng chùa qui mô hơn và rồi Từ Hiếu trở thành một ngôi chùa lớn.
Năm Thành Thái thứ 5 ( 1893) lại một lần tu sửa lớn,thiêt trí trang
nghiêm lộng lẫy. Mé phải chùa có tháp Bồ Đề, trên khắc sắc văn của Thành
thái ( 1889-1907) lệnh cho các chùa và tư nhân mang kinh Phật tới chứa
trong tháp.
Chùa Từ Hiếu nằm khuất trong một rừng thông trên
một vùng đồi của phường Thủy Xuân. Khuôn viên chùa rộng chừng 8 mẫu,
phía trước có khe nước uốn quanh, phong cảnh thơ mộng. Trước cổng chùa
có ngôi tháp cao 3 tầng được xây dựng vào năm 1896 dùng làm nơi tàng trữ
kinh tượng theo sắc chỉ của nhà vua. Cổng chùa được xây theo kiểu vòm
cuốn, hai tầng có mái che và ngay trước con đường lát gạch để vào chánh
điện là một hồ bán nguyệt trồng sen và nuôi cá cảnh. Cấu trúc chùa theo
kiểu ba căn hai chái, trước là chính điện thờ Phật, sau là Quảng Hiếu
Đường. Ở khu nhà hậu có án thờ Tả quân đô thống Lê Văn Duyệt cùng con
ngựa gỗ và thanh đại đao của ông. Hai bên sân chùa có hai lầu bia để ghi
lịch sử xây dựng chùa. Chùa được xây theo kiểu chữ khẩu (口), chính điện
ba căn, hai chái, phía trước thờ Phật, phía sau thờ Tổ. Nhà hậu là
Quảng Hiếu đường, ở giữa thờ đức thánh quan, bên trái thờ hương linh
phật tử tại gia, bên phải thờ các vị Thái giám..., bên tả sân hậu là Tả
Lạc Thiên (nhà tăng) và bên hữu là Hữu Ái Nhật (nhà khách). Xung quanh
ngôi chùa Từ Hiếu còn có khá nhiều lăng mộ các vị phi tần của các chúa
Nguyễn.
Do địa thế đẹp, yên tĩnh lại không xa thành phố Huế nên nơi
đây là nơi điểm vui chơi dã ngoại của thanh niên Huế vào những ngày
nghỉ, ngày lễ. Chùa Từ Hiếu là một trong những ngôi chùa cổ đón khách du
lịch trong và ngoài nước đông nhất cố đô Huế. Chùa cũng là nơi trực
tiếp hoặc gián tiếp tác thành danh tăng và thiền sư như: Diệu Giác, Hải
Thiệu, Tâm Tính, Huệ Minh, Huệ Pháp, Huệ Giác, Viên Giác, Viên Thành,
Chơn Thiện, Chơn Như...
Những ngôi mộ của các vị thái giám trong khuôn viên chùa |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét