Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

TÙY SỨC MÀ LÀM


Đức Phật đang truyền pháp tại một vương quốc nọ, nhà vua cho dọn đại tiệc để cúng dường  Đức Phật và chúng tăng. Bấy giờ, trong thành có một bà lão nghèo khổ, trong nhà chẳng có thứ gì đáng giá, hàng ngày hành nghề ăn xin kiếm sống. Nghe nói nhà vua đang dọn đại tiệc cúng dường Đức Phật , bà cũng muốn dâng lên Đức Phật một thứ gì đó. Nhưng nhìn đi nhìn lại, trong nhà chả có gì, bà ngậm ngùi than. Bỗng bà nhìn thấy ít đậu nành mà người ta đã cho bà, bà mừng rỡ. Bà lão vội chạy đến cung vua, xin vào dâng ít đậu nành ấy cho Đức Phật. Lính gác thấy bà lão nghèo khổ rách rưới lại mang một ít đậu nành vào cung thì quá tức cười và lẽ dĩ nhiên, không cho bà vào.
Đức Phật trong cung biết được chuyện ấy, dùng phép thu lấy đâu nành từ tay bà lão bỏ vào tất cả các món ăn của nhà vua dọn ra. Vua ăn món nào cũng thấy có hạt đâu tức giận gọi đầu bếp lên xử tội. Đức Phật ngồi bên liền bảo:
- Đại Vương, đây không phải do lỗi quả đầu bếp. Những hạt đậu này là của bà lão cực khổ ngoài kia cúng dường.
Nhà vua tỏ vẻ không bằng lòng. Đức Phật nói tiếp:
- Bà lão nghèo khổ ấy có một tấm lòng chân thiện, tuy chỉ là những hạt đâu nhỏ nhoi nhưng có thể giúp Đại vương bố thí cơm ăn, cho nên trong cơm đều có đâu nành.
Nhà vua nói:
- Những hạt đâu nành ấy thì có đáng gì? Làm sao sánh được với những thứ bố thí lớn lao của ta?
Đức Phật nói:
- Đậu của bà lão tuy ít ỏi nhưng sau này lại nhận được phúc thiện nhiều hơn cà Đại vương.
Nhà vua hỏi:
- Lẽ nào ta dùng đại tiệc cúng dường chúng tăng như thế mà không bằng ít đậu của bà lão ấy sao?
Đức Phật giải thích:
- Đậu của bà lão tuy ít nhưng bà ta bố thí bằng hết khả năng của mình. Đại vương bố thí tuy nhiều nhưng những thứ ấy đều lấy từ dân chúng, Đại vương có mất mát gì? Thế mới nói, sự bố thí của bà lão là rất nhiều, sự bố thí của Đại vương là rất ít, cho nên bà lão sẽ nhận được phúc thiện nhiều hơn.
Nhà vua tỉnh ngộ, sai người mời bà lão vào cung.