Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

TUỒNG CỔ VIỆT NAM

Hữu Ngọc - Lady Borton


NGUỒN GỐC CỦA TUỒNG CỔ VIỆT NAM
Tuồng và chèo là hai hình thức sân khấu truyền thống cuả Việt Nam. Chèo là một nghệ thuật dân gian còn tuồng là nghệ thuật cung đình. Chữ "Tuồng" cò hai nghĩa: kịch hát (ca kịch cổ truyền) và một vở kịch nói chung. Tuồng còn được gọi là hát bội hay hát bộ, mà "hát bội" là thuật ngữ cổ hơn. Theo học giả Trương Vĩnh Ký (1837-1898), "hát" có nghĩa là "kịch hát" và "bội" có nghĩa là "nhiều" để mô tả một thể loại sân khấu có nhiều vai diễn. Hát bộ (hát = kịch hát + bộ = điệu bộ) là một thể loại sân khấu dựa trên điệu bộ.
Nhiều người đã viết về tuồng có nguồn gốc ở Việt Nam hay được du nhập từ Trung Hoa. Trên thực tế, câu hỏi này không quan trọng. Nói chung,qua nhiều thế kỷ, người Việt Nam đã để lại dấu ấn của riêng mình lên các yếu tố từ các nền văn hóa ngoại bang mà họ đồng hóa. Họ có tuồng được "Việt Nam hóa".
Những nguyên lý cơ sở đầu tiên của sân khấu truyền thống Việt Nam có lẽ đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 10, sau khi người Việt Nam giành lại đất nước sau cả nghìn năm Bắc thuộc. Những vở kịch này là các trò nhại, những trò bắt chước rất đơn giản, sau trở thành trò hề, hay trò hài. Thế kỷ 11 chứng kiến sự khởi đầu của sân khấu được thể chế hóa với các vai hề  tại triều đình của vua Lê Long Đĩnh (trị vì từ 1005 đến 1009). Các diễn viên chuyên nghiệp bắt đầu xuất hiện dưới triều Lý (1010-1225).
Kịch hát Trung Quốc du nhập vào Việt Nam năm 1285, khi người Viêt Nam bắt được Lý Nguyên Cát, một binh sĩ trong đội quân xâm lược Nguyên Mông. Từng là diễn viên nên Lý Nguyên Cát đã giới thiệu về kịch hát Trung Quốc.
Sự phát triển của tuồng bị chậm lại vào thế kỷ 15 vì các vua nhà Lê (1428-1789) phân biệt đối xử với các diễn viên, coi họ là "xướng ca vô loài". Tuy vậy, tuồng phát triển mạnh dười thời các chúa Nguyễn ở miền nam Việt Nam trong giai đoạn đất nước phân tranh (từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18). Chẳng hạn, Đào Duy Từ, một nhà cai trị và chiến lược gia xuất sắc ở thế kỷ 17, là một người say mê sân khấu. Tuy nhiên, thời kỳ hoàng kim của tuồng diễn ra tại Huế dưới triều Nguyễn ở thế kỷ 19 (1802-1945). Các vua Minh Mạng và Tự Đức, vốn là những người sành sỏi và nhiệt tiình với sân khấu, đã cho xây dựng các sân khấu hoàng gia và duy trì các đội kịch cung đình.


TUỒNG GIỐNG VÀ KHÁC CÁC THỂ LOẠI KỊCH VIỆT NAM KHÁC NHƯ THẾ NÀO?
Tuồng nguyên là một dạng kịch Trung Hoa được du nhập trong thế kỷ 13. Về sau, các nghệ sĩ biểu diễn ở các địa phương đưa thêm vào những biến thể dựa trên những điệu múa và ca khúc dân gian địa phương. Tuồng là một nghệ thuật sân khấu cổ truyền với các kịch bản bác học và văn chương. Lời thoại, ca khúc và các điệu múa  đều tuân thủ theo những quy tắc chặt chẽ và có một hình thức cách điệu rất cao.
Chèo là một nghệ thuật sân khấu dựa trên những bài dân ca, các điệu múa dân gian và các điệu múa tôn giáo phổ biến ở châu thổ sông Hồng. Chèo có từ thế kỷ 11 và phát triễn mạnh trong các thế kỷ 15 16. Các vở chèo cổ mô tả số phận nghiệt ngã của người phụ nữ và châm biếm xã hội phong kiến. Các diễn viên thường biểu diễn chèo trong các hội làng. Họ trải một mảnh chiếu trước sân đình và treo một tấm vải làm phông ở một bên mép chiếu. Dân làng tụ tập quanh ba mép chiếu còn lại để thưởng thức buổi diễn.
Hát bài chòi ra đời vào năm 1930 tại Trung Bộ từ một trò chơi dân gian có cùng tên gọi. Nó vay mượn các kỹ xảo diễn xuất của tuồng và chèo để tạo nên phong cách đối thoại, múa và hát riêng của mình.
Kịch hát Huế ra đời vào năm 1920. Mặc dù ban đầu dựa theo tuồng nhưng kịch hát Huế lại lấy kịch bản từ các truyện dân gian địa phương.
Cải lương bắt đầu sau thế chiến thứ nhất và phát triển từ những bài hát do các ban nhạc tài tử  biểu diễn ở miền Tây Nam bộ. Những bài hát này, nghe như những lời than vãn, là cốt lõi của cải lương.
Kịch nói từ Châu Âu du nhập vào Việt Nam sau thế chiến I. Các vở kịch nói đầu tiên của Việt Nam là "Chén thuốc độc" của Vũ Đình Long và "Kim tiền" của Vi Huyền Đắc.
Nhạc kịch, bắt chước nhạc kịch Châu Âu, đã bắt đầu có tại Việt Nam sau khi người Pháp bại trận năm 1954. Vở nhạc kịch đầu tiên của Việt Nam là vở "Cô Sao" của Đỗ Nhuận.
VIDEO minh họa Hát Bài Chòi ở Hội An

Không có nhận xét nào: