Joan Z.
Borysenko
Tôi còn
nhớ, khi quá trình điều trị bệnh bạch cầu của cha tôi hủy hoại cuộc sống của
ông và cả gia đình chúng tôi, ông đã lựa chọn con đường tự giải thoát. Một đêm
nọ, chờ cho mẹ tôi ngủ thiếp đi, ông lặng lẽ lẻn vào phòng khách trong căn hộ
chung cư cao tầng ở Miami, mở cửa sổ và gieo mình tự tử.
Suốt nhiều
năm sau đó, mẹ tôi tự giày vò với ý nghĩ bà thật đáng trách. Bà lập luận rằng,
gia mà bà đừng ngủ quên lúc 3 giờ sáng thì việc đó đả không xảy ra và có lẽ cha
tôi đã không phải chết đau đớn như vậy.
Những lúc
chúng tôi ngồi bên nhau, mẹ cứ kể đi kể lại câu chuyện này với một cảm giác tội
lỗi. Không biết làm gì hơn, tôi chỉ khuyên mẹ thôi đừng day dứt nữa, rằng cái
chết của cha không phải do lỗi của mẹ, vì rõ ràng ai cũng biết điều đó.
Cảm giác
tội lỗi này là điều bất hợp lý. Vì mặc cảm tôi lỗi mà chúng ta cho rằng mình đã
bỏ qua một biểu hiện nào đó mà nếu nhận biết, ta sẽ ngăn chặn được điều đáng tiếc.
Đúng hơn, đây là một biểu hiện của mong ước không để xảy ra những điều mà ta
không thể kiễm soát được.
Đối với
tuổi thơ, điều này thể hiện như một cảm xúc tự nhiên. Nếu người cha hoặc người
mẹ chết đi, trẻ có thể tin rằng mình chịu trách nhiệm về vấn đề đó bởi trong đôi
lúc giận dữ, trẻ đã buột miệng mong cho họ chết đi. Đó là lý do tại sao mọi sự
mất mát khó được trẻ chấp nhận, đặc biệt khi trẻ không có cơ hội bày tỏ sự sợ
hãi và mặc cảm tôi lỗi. Lúc trưởng thành, khi mất đi người thân hoặc người ta
yêu quý, theo lẽ tự nhiên, chúng ta vẫn có những cảm xúc tương tự như thời thơ ấu.
Cách hành
xử của mẹ tôi đối với việc này là tự trừng phạt mình. Bà không gọi điện cho bạn
bè nữa và tự nhốt mình mười ba năm trong nhà. Nhưng thậm chí, tự đặt ra hìnhphạt
giam hãm mình trong cô độc cũng không đủ để bà xua đi nỗi ám ảnh khi mất đi người
mình yêu quý.
Rồi theo
thời gian, mẹ cũng thôi nói về cái chết của cha. Trái lại tôi đã phải mất nhiều
năm liền để bắt đầu nhận thức về biến cố đó và khởi đầu cho quá trình dằn vặt đau
khổ của mình. Tôi thường tự nghĩ, có phải mình là người biết lắng nghe và biết
chia sẻ hay không, hay trong nỗi đau khổ của riêng mình, tôi chỉ biết cô lập mẹ
cho đến khi chính bà thôi nói về việc đó. Cảm giác không sẵn sàng chia sẽ nỗi đau
với mẹ là mặc cảm tội lỗi của riêng tôi.
Đức Phật
so sánh nỗi khổ đau như cái chén đựng đầy nước muối, nếu ta đổ muối vào tô nước
, nước sẽ trở nên mặn chát không thể uống được. Nhưng nếu đổ chén muối vào một
hồ nước, nước vẫn ngọt. Nói cách khác, nếu ta tâm sự về những chấn thương tình
cảm với người thân và nhận được sự chia sẽ - thì cũng như việc lấy muối ra khỏi
tô nước và cho vào hồ. Niềm đau vẫn còn đó nhưng tâm ta có thể bình an. Dần dần,
thay vì xâm chiếm cả tâm trí ta, nỗi khổ đau sẽ càng lúc càng nhỏ đi. Điều này đặc
biệt đúng khi ta sẵn sàng trải rộng lòng mình, bước ra thế giới bên ngoài làm
nhiều điều mới mẻ có ý nghĩa hơn. Tự bước ra ngoài, tập trung vào những điều cần
làm cho người khác, ta sẽ tạo ra hồ nước rộng lớn hơn nhiều để nỗi khổ đau hòa
tan vào đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét