Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

ĐIỆN HÒN CHÉN - HUẾ

Thy Anh & Sáo Sành

Qua khỏi Đàn Nam Giao, có con đường đi thẳng lên lăng Thiệu Trị và cách lăng này chừng vài trăm mét về mé bên phải có một cái bến đò đưa khách qua sông. Dừng bên này bến nhìn sang thấy 2 quả đồi nối nhau, tiếp theo là một khu rừng um tùm, lưng chừng đồi là Đền Ngọc Trản hay Điện Hòn Chén, nơi thờ bà Thiên Y A Na. sau những rặng cây nhấp nhô. Gần điện, có những bậc đá chạy thẳng xuống bờ sông.
Đoạn sông trước mặt đền có tiếng rất sâu, dân chài tài giỏi đến đâu cũng không sao lặn hết được. Trước kia, mỗi khi ghe thuyền đi ngang qua đây, ai nấy cũng phải im hơi lặng tiếng để tỏ lòng thành kính. Tương truyền nhiều người bị đắm thuyền chết đuối cũng chỉ vì đã ngạo mạn với nữ thần. Vua Tự Đức thấy dân chúng nhiều kẻ bị nạn, nên trong một buổi sáng cúng tế, đã đeo vào tay nữ thần một chuỗi bồ đề và xin thần rủ lòng từ bi đối với chúng sinh. Cũng từ đó, tai nạn trên sông không xảy ra nữa, hiện nay trên tay nữ thần người ta còn thấy chuỗi hạt.
Trong bến, ở hốc núi đá, có một con trạnh rất lớn thường nổi lên mặt nước. Các đệ tử của Mẫu thì quả quyết chỉ những hôm tế lễ "cố" trạnh mới nổi lên để chầu mà thôi. Họ không dám gọi bằng "con" mà phải gọi bằng "cố". Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí thì ngay từ triều Minh Mạng đã thấy nói đến "cố" trạnh rồi. "Cố" từ hốc đá sâu, lớn hơn cả chiếc chiếu vụt lên khỏi mặt nước làm tóe bọt trắng xóa. Nhiều người trông thấy hoảng sợ cho là sứ giả của Hà Bá. Nhưng không rõ con trạnh sau này với con trạnh dưới thời Minh Mạng có phải là một hay không?
Đền lấy tên là Ngọc Trản (chén ngọc) vì dựng trên đồi Ngọc Trản, thường được gọi nôm na là Điện Hòn Chén. Ra sau Điện, leo lên chóp đồi, về phía bên phải, có một chỗ đất tự nhiên trũng xuống, đường kính  đến 1 m, mùa mưa nước đọng lại, những phiến đá lớn cao, nhọn, bọc chung quanh làm thành hình cái chén. Nhiều người cho rằng danh từ Ngọc Trản là do cái chén ấy mà ra.
Đền dựng từ năm thứ 13 triều Minh Mạng (1832) đến lúc vua Đồng Khánh lên ngôi thì đổi tên thành Huệ Nam Điện. Vua Đồng Khánh hết sức tôn kính bà Thiên Y A Na. Lúc còn là hoàng tử, ngài thường lên viếng điện này, cầu xin nữ thần phù hộ cùng hỏi xem mình có hy vọng gì cầm quyền trị nước hay không? Trong một buổi hầu đồng, Thần đã cho biết năm nào Ngài sẽ lên ngôi và cả năm ... băng hà nữa (!)
Sau khi lên ngôi, vua Đồng Khánh thân hành đứng ra trông coi việc xây Điện Huệ Nam, cũng cùng thời gian với việc xây lăng của mình ở Thiên Thành, đối diện với Điện này. Vua tin theo lời tiên đoán của nữ thần vể tuổi thọ ngắn ngủi của mình nên đã sớm lo liệu nơi an nghỉ cuối cùng.
Theo người Chàm (Huế trước kia là của người Chàm) thì nữ thần Thiên Y A Na (Poh Nagar) là hóa thân của những áng mây bọt nước, do trời sai xuống để tạo lập quả đất làm phát sinh lúa gạo và các thứ gỗ quý như trầm hương, kỳ nam. . .
Theo chế độ mẫu hệ, bà có nhiều chồng, nhiều con. Ba người con gái của bà được dân Chàm sùng bái là Ponager Dara, Rarai Anaih và Po Bia Tikuk.
Về thuyết của người Việt, theo bài bia của cụ Phan Thnh Gỉan dựng vào năm 1856, tại Tháp Bà , Nha Trang, không dựa vào sử sách mà theo lời các bô lão kể lại khi cụ đi ngang Khánh Hòa, nơi có nguồn gốc của nữ thần. Bà Thiên Y giáng sinh ở núi Đại An, làng Đại An tỉnh Khánh Hòa. Bên trong là núi non, bên ngoài là biển cả vây bọc, một nơi phong cảnh hữu tình. Dưới chân núi có gia đình một đôi vo85 chồng già, nghèo, cô đơn, sống bằng nghề trồng dưa. Rồi tự dưng những quả dưa chín thường bị mất cắp, hai vợ chồng bèn rình bắt kẻ gian. Họ lấy làm ngạc nhiên khi bắt gặp một cô bé hơn mười tuổi, hái trộm dưa chơi đùa dưới ánh trăng thanh. Ông cụ và bà cụ thấy cô bé dễ thương lại không có cha mẹ nên đem về nuôi và yêu quý như con đẽ. Một hôm trời lụt, cô gái bộnh nhớ tới quê cũ là nơi Tam Đảo Bồng Lai, lấy đá xếp thành giả sơn để ngắm cho đỡ nhớ. Không ngờ ông cụ trông thấy liền quở mắng khiến nàng buồn hơn. Nhân nươc lụt trôi đến một cây kỳ nam, nàng liền biến mình vào trong khúc gỗ ấy theo dòng nước trôi ra ngoài biển khơi, rồi giạt vào bờ biển Bắc (Trung Quốc) Dân chúng thấy cây kỳ nam rủ nhau ra vớt lên, nhưng nặng quá không lôi vào bờ được. Lúc ấy, có một thái tử tuổi đôi mươi đang tìm vợ nhưng chưa gặp, nghe nói chuyện cây kỳ nam thái tử lấy làm lạ, liền đến bờ biển, thân hành vớt cây kỳ nam mang về. Rồi một hôm, thái tử thất từ cây kỳ nam xuất hiện một mỹ nhân nhưng khi đến gần thì lại biến mất. Thái tử tìm cách bắt được mỹ nhân và không cho nàng nhập vào cây kỳ nam nữa. Hôm sau, thái tử xin vua cha cho kết hôn với nàng. Hai vợ chồng ăn ở với nhau sinh được một hoàng nam tên Tri, một cống chúa tên Qúy. Nhưng rồi nàng lại nhớ quê hương Việt nên đem con đi, biến vào thân cây gỗ trầm cho xuôi về phương Nam, đến chân núi Cù Huỳnh tìm về nơi quê cũ. Nhưng cảnh vật đã đổi thay, xuân huyên khuất bóng, nàng ở lại, sửa sang vườn tược, tạo lập cửa nhà để phụng thờ cha mẹ. Nàng còn dạy dân chúng lễ nghĩa cùng các cách mưu sinh. Để cảm ơn công đức của nàng, dân Chàm tạc tượng, đặt lên chóp núi để thờ, còn bà thì cưỡi chim, cùng hai con bay về tiên giới.
Thái tử thấy vợ bỏ đi không về mới sai người dong thuyền đi tìm. Khi đến Khánh Hòa, không tìm thấy bà, các thủy thủ Trung Hoa nổi giận hống hách với dân làng, tỏ ra thiếu lễ độ với tượng thần Thiên Y A Na. Để trừng phạt, một trận cuồng phong nổi lên đánh đắm ghe thuyền của chúng ở cửa biển Đại An.
Từ đó, trên bờ biển thường thấy nữ thần xuất hiện dđể cứ nhân độ thế. Những người chung quanh vùng, mỗi khi hoạn nạn thường đến đó cầu xin thảy đều linh nghiệm. Vì thế, họ lập điện thờ và kính cẩn gọi bà là Thiên Y A Na Diễn Bà Chúa Ngọc Thánh Phi.
Nguồn tham khảo:  Bửu Kế - Nguyễn Triều Cố Sự, huyền thoại về danh lam xứ Huế
 
hổ được thờ trên lối vào điện
Bàn thờ các nữ thần bên cạnh điện chính
Bàn thờ các nữ thần trong điện chính
con đường mòn đến điện, ven thượng nguồn sông Hương
Bàn thờ chính giữa điện

Môt đoàn du lịch Huế kết hợp thể thao người nước ngoài chạy qua sân điện

Không có nhận xét nào: