Lưu Dung
Không biết
con có để ý không, mỗi khi con chơi đàn, ba rất ngại ngồi bên, cũng có thể bảo
là ba cố ý tránh đi chỗ khác. Thật vậy, khi ba ở bên, con lại ráng cức tập luyện,
vậy cớ gì ba phải tránh đi?
Câu trả lời
là, vì con sẽ quá gắng sức luyện tập!
Ba nhận
thấy mỗi khi ở khác phòng, con tập đàn từng đoạn, từng đoạn rất tỉ mẩn, song cứ
khi ba đến bên, con lại chơi rất to và tiếng đàn nghe ầm ĩ chẳng thấy cảm xúc
tí nào.
Việc đó
làm ba nhớ lại hồi còn là học sinh được đến công viên thi vẽ. Khi được mọi người
vây quanh khen ngợi, ba càng ra sức tô tô vẽ vẽ, kết quả bức tranh chỗ không cần
to vẽ thì lại tô vẽ, bối cảnh thành ra tiền cảnh. Thế nên, trong lúc vẽ thì có
vẻ hơn người bên cạnh, song kết quả "tác phẩm" lại thất bại thảm hại.
Dần dần
ba hiểu rằng, không nên quá chú ý đến những người chung quanh; nếu họ không phải
người trong nghề, những lời bình phẩm của họ không giá trị. Dù họ nói có lý cũng
chỉ có giá trị tham khảo, vì cuối cùng người vẽ chính là mình chứ không phải họ.
Hồi vừa tốt
nghiệp đại học, ba làm đạo diễn vở "Người Vô Lăng". Sau một cảnh, có
diễn viên cao hứng cầm tờ báo đọc to một bài khen vở kịch, nhưng nhà nữ biên kịch
Trương Hiểu Phong lại lạnh nhạt: "Cần gì phải chú ý họ viết những gì, đầu
tiên phải xem người viết bài đó là ai, trọng lượng bài phê bình như thế nào. Họ
khen làm ta mừng bao nhiêu, họ chê sẽ làm ta mất hứng bấy nhiêu!"
Lúc đó ba
rất ngạc nhiên vì một người hết sức khiêm tốn bỗng phát ngôn cuồng ngạo, nhưng
sau nghĩ lại thì đó chính là thái độ nên có của người làm nghệ thuật.
Không thể
phủ nhận, ai cũng có tính "đám đông", nghe mọi người vỗ tay, không rõ
chuyện gì cũng vỗ tay theo. Thế nhưng gặp ai ta cũng nghe theo thì còn gì là bản
thân?
Song cũng
không thể chỉ nghe theo bản thân, điều này có vẻ mâu thuẫn nhưng có lý của nó.
Chúng ta ai cũng có nhược điểm như hay nôn nóng , lề mề , lười biếng. Khi ta định
làm một việc gì thì "con người lười biếng" bên trong ta lại bảo:
"Cần gì phải làm ngay? Mai cũng được!" Khi ta vẽ một bức tranh, vẫn
biết phải tô màu từng lớp, từng lớp, thì "con người nôn nóng" trong
ta lại giục: "Nhanh lên, chấm mạnh một cái, có thấy nó đẹp hơn
không?" Rốt cuộc, tranh càng để lâu càng xỉn màu. Những lầm lẫn đó, thực tế
đều có thể tránh được nếu biết nhược điểm của bản thân.
Hồi còn học
cấp một, ba làm văn dù có tán đến thế nào cũng chỉ được ba trăm từ, thành tích
học tập vì thế giảm sút. Khi đó, có cô bé Ngô ngồi sau ba, làm văn rất khá. Một
lần ba đọc thử thì thấy bài luận văn có đủ phá đề, chính biện, phản biện, kết
luận tổng hợp. "Thật mệt!" - Ba nói.
Nhưng cũng
nhờ thế mà ba bắt đầu biết kiên nhẩn hơn. Ba thử viết một bài văn, lòng tữ nhủ"
Đừng vội!" Và khi cầm bài luận văn được cho điểm A cùng lời khen ngợi, ba
nghĩ: Thì ra chẳng có gì khó, chỉ cần đừng vội!
Đúng. Đừng
vội! Đừng vội vàng thể hiện mình trước người khác, đừng nôn nóng mà làm hỏng kế
hoạch đã đề ra. Nếu con định xây tòa nhà 15 tầng thì con phải làm móng dày
tương đương 5 tầng, nếu con định xây nhà 5 tầng thì móng chỉ bằng một tầng là đủ.
Điều tối
quan trọng là nếu con ở trong trường hợp thứ nhất, lúc ngôi nhà 5 tầng đã hoàn
thành thì con còn chưa làm xong móng. Đừng vì ngôi nhà 5 tầng trông đẹp đẽ, tiếng
pháo khánh thành rộn rã mà tâm thần bấn loạn ...
Chỉ sợ
con không dám xây nhà 15 tầng thôi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét