Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

TÔN TRỌNG THIỂU SỐ

Lưu Dung

Tối qua, con hào hứng kể về mưu kế thành công của Thomas. Cả sớm hôm nay, ba ngẫm nghĩ và thấy nó có ý nghĩa rất sâu xa.
Con kể, Thomas bị phân vào học lớp của thầy toán được mệnh danh là "đồ tể". rất nhiều bạn học viện cớ này cớ nọ để chuồn khỏi giờ học nhưng đều bị thầy trừng mắt. Chỉ riệng Thomas, nhờ bịa ra một lý do kỳ quái mà thoát được dễ dàng. Thomas nói: "Thưa thầy, em theo một tôn giáo mà cứ đúng mười giờ là phải đi cầu nguyện ..."
Chuyện đó làm ba nhớ lại một người bạn đi mua nhà, thấy trên tường có chiếc gương chạm hoa văn rất đẹp nên yêu cầu giữ lại. Chủ nhà nói: "Nó chỉ treo trên tường, không được tính là một phần của ngôi nhà vì thế chúng tôi sẽ mang đi!"
Nhanh trí, người bạn của ba bịa ngay ra một lý do: "Người Trung Quốc chúng tôi rất coi trọng gương, Quan niệm gương treo lâu trong nhà sẽ trấn áp được ma quỷ, đổi gương sẽ không tốt ..."
Vừa dứt lời, chủ nhà cũ đồng ý ngay.
Chuyện như trên nhiều lắm. Ba không hể đồng tình với kiểu lừa dối đó, nhưng cũng không thể không suy nghĩ: Việc vốn khó khăn, vì sao cứ lấy cớ là tôn giáo mê tín lại thành ? Nguyên nhân xâu xa trong vấn đề này rất đáng tìm hiểu.
Mất một buổi, cuối cùng ba cũng ngộ ra:
Nước Mỹ không chỉ là một quốc gia phục tùng đa số mà còn tôn trọng cả văn hóa thiểu số. Hơn nữa, người Mỹ tôn trọng những gì thuộc về bản chất khó có thể thay đồi của người khác. Vì vậy, chúng ta thường thất TV hay báo chí đem tổng thống hay các quan chức ra giễu cợt mà chưa bao giờ thấy họ châm chọc chuyện chủng tộc, giới tính, tôn giáo hay tín ngưỡng. Chúng ta cũng hay nghe thảo luận về bảo vệ quyền lợi và bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số hay người da mầu. Ngay như Trung tâm biểu diễn nghệ thuật Lincoln (Lincoln Center for the Performing Arts) nổi tiếng, ngoài trao giải diễn xuất nói chung, hàng năm còn tẵng giải thưởng riêng cho các nghệ sĩ  gốc Châu Á.
Trải qua cuộc nội chiến và vô số các cuộc xung đột sắc tộc bi thảm, người Mỹ bắt đầu hiểu rằng, một mặt ta vui sướng vì người khác giống ta, một mặt phải tôn trọng sự khác biệt của họ. Nền dân chủ thực sự không nhờ đa số đè bẹp thiểu số mà đạt được. Gỉa sử đạt được thì cũng là một nền dân chủ bất bình đẳng không xứng đáng là một nền dân chủ chân chính!
Nhưng đừng nghĩ "tôn trọng thiểu số" là việc dễ dàng vì khi đa số không biết khoan dung thì không thể tôn trọng sự tồn tại của thiểu số, mà sự khoan dung cũng cần phải có những điều kiện đầy đủ.
Trong chương trình thế giới động vật, ba đặc biệt thích xem sư tử Châu Phi và linh cẩu (hyena). Khi sư tử gầm thét săn được mồi, bầy linh cẩu đứng chầu thèm rỏ dãi. Thi thoảng có chú linh cẩu đói không chịu nổi, mon men lại gần thì sư tử lại giơ vuốt đuổi đi. Lạ lùng là ngay cả sư tử mẹ cũng không cho con mình ăn trước, chỉ khi chúng no nê mới tới lượt sư tử con. Sau khi cả bầy sư tử đã no nê, nằm nghỉ trên bãi cỏ, bầy linh cẩu mới lao vào tranh nhau thịt thừa.
Cảnh đó làm ba nhớ lại một lần đến ăn cơm ở nhà một người nông dân cách đây hai mươi năm. Chủ nhà mời khách vào bàn, vợ ông ta lần lượt bưng các món ngon lên, các con thì chực ngoài cửa, có đứa nhịn không nổi chạy vào nhà thì bị bà mẹ cho một tát. Ba như phải ngồi trên thảm đinh, ăn cứ như nuốt đá, nghèn nghẹn trong ngực. Đến tận bây giờ, ba vẫn nhớ hình ảnh đứa bé ôm má khóc ròng. Cảnh tượng đó khác gì cảnh bầy sư tử Châu Phi?
Rồi ba dần hiểu ra, từ cái bản tính nguyên thủy "tranh đoạt", "cá lớn nuốt cá bé" cho đến tinh thần cao thượng "con anh cũng coi như con tôi, cha mẹ anh cũng như cha mẹ tôi", cần phải đi một chặng đường rất dài. Có thể nói, chúng ta phải học từng bước, từng bước để từ chỗ chỉ biết có bản thân đến biết yêu thương gia đình, tôn trọng tập thể, quan tâm tới thiểu số, thậm chí cả bảo vệ động vật hoang dã. Có những người cả đời không học hết được, mà nguyên nhân lớn nhất chỉ vì nghèo đói.
Thiếu thốn có thể khiến người ta đánh mất văn hóa. Ba đã từng xem nhiều phim tài liệu về thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, thấy nhiều phụ nữ Châu Âu vốn đoan trang, chỉ vì tranh nhau miếng ăn mà đánh nhau vỡ cả đầu.
Nhưng ngược lại, tinh thần cao thượng của con người cũng sẽ được thử thách chính trong những hoàn cảnh thiếu thốn. Ví như trước khi chiếc tàu Titanic bị chìm, biết rõ là xuồng cứu sinh không đủ, đàn ông đã nhường cho phụ nữ. Nhiều năm trước, một máy bay hàng không Florida bị rơi xuống sông băng, một người đàn ông đã nhường sợi dây thừng thả xuống từ trực thăng cứu hộ cho người phụ nữ không quen biết, còn mình thì chịu chết cóng.
Từ những câu chuyện trên, con sẽ thấy, con đường tới nền văn minh, con người đã phải trải qua biết bao mâu thuẫn và tranh đấu mới đi được từ chỗ "điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác, đến chỗ "điều gì mình muốn thì làm cho người khác" thậm chí "hy sinh cả bản thân, tất cả vì người khác".
Nói như vậy, từ tôn trọng người khác và phục tùng đa số cho tới tôn trọng và chấp nhận thiểu số chẳng phải là sự tiến bộ đó sao?
Để ba kể lại một trải nghiệm rất bình thường nhưng lại khiến ba vô cùng cảm động:
Một lần, ba đang vẽ trong vườn bách thảo ở Long Island thì một đoàn các cô người Mỹ cười nói ồn ào đi tới, khi nhận ra ba đang chăm chú vẽ, bỗng nhiên có những tiếng dặn nheu khe khẽ: "Có người đang vẽ, đừng làm phiền!"
Hai, ba mươi người. Trong khi ba chỉ có một. Tỷ lệ chênh lệch nhau xa, thế mà tất cả bọn họ đã vì ba mà kiềm chế. Thể hiện rõ tình cảm cao thượng.
Đúng vậy, đó là tình cảm cao thượng!
Tôn trọng thiểu số!

Không có nhận xét nào: