Lưu Dung
Mấy hôm
trước, con tự đi bộ tới nhà ga, lúc về thì than thở: "Trời ơi, suýt nữa là
con không bắt kịp tàu. Cha biết đường xa thế nào không? Hơn hai mươi lăm phút,
đó là con còn chạy nữa đấy!"
Nghe con
nói, hôm nay lần đầu tiên ba đi bộ ra ga, ba đi từ sớm.. Không ngờ, suốt quãng
đường ba chỉ "đi" mà mất có hai mươi phút. Khổ cho ba phải mất nửa giờ
đợi tàu đến. Khi về, chất vấn con, con mới nói:
"Không
phải con chạy suốt đâu, mà đi lững thững ... nhưng khi nhận ra sắp bị muộn thì
con mới chạy!"
Ba phải mắng
con: "Lại một lần nữa cing cấp thông tin sai lạc, lại còn tự tạo ra thứ khổ
sở tưởng tượng."
Khổ sở tưởng
tượng, không chỉ có con mà rất nhiều người lớn cũng bị như thế. Ví như mới
đây, một công ty nội thất giao cho ba chiếc bàn, tuy họ đã giao trễ mất mười mấy
ngày mà ông chủ còn hổn hển qua điện thoại: "Phải vất vả lắm mới làm
xong!"
Khi chiếc
bàn viết được giao đến, trong ngăn kéo toàn vỏ bào, vệt keo dán tràn cả ra
ngoài, kết quả ba mất toi cả nửa ngày để sửa sang.
Nhìn bộ dạng
đầm đìa mồ hôi của ông chủ thì cứ nghĩ rằng bao thời gian chậm trễ đều dành để
vật lộn với chiếc bàn đó. Nhưng khi ba hỏi công nhân làm mất bao lâu thì họ cười:
"Nếu chuyên tâm, hai người làm không tới 4 ngày!"
Xem ra
ông chủ này cũng giống như con, cả hai đều tạo ra một thứ khổ sở tưởng tượng.
Ở Đài
Loan, ba thường gặp mấy chiuye65n kiểu như thế. Đem tranh đi bồi, hẹn mười mấy
ngày sau lấy, ba còn dặn kỹ thợ cả ít nhất phải áp tranh lên tường bảy ngày cho
khô, tránh sau này tranh bị biến hình. Vậy ma mấy ngày trước khi lấy tranh, ba
ghé qua xem, thấy họ vẫn chưa đụng đến.
Khi ba
trách họ sao không làm sớm, mọi người đều nói: "Không cách gì làm được
ngay đâu, tranh của ai cũng bị chậm vài ngày. Nếu làm tranh của bác trước thì
tranh của người khác không xong!"
Nghe có vẻ
rất có lý! Nhưng tại sao không nghĩ: Nếu cửa hàng cứ ngưng mấy ngày không nhận
bồi tranh mới, hoặc bỏ mấy ngày nghỉ để bồi hết số tranh bị chậm thì liệu có
giao tranh đúng hẹn không?
Lý do họ
không giao tranh được đúng hẹn thật đơn giản: vì "lần khân" mà cái tật
"lần khân" thì có quán tính liên tiếp. Mọi việc cuối cùng cũng đều phải
hoàn thành, vì lần khân đến một lúc nào đó cũng chẳng lần khân thêm được nữa.
Chỉ là khi anh đã lần khân làm chậm một việc này, đến việc sau anh lại bị lần
khân làm chậm.
Thế là lần
khân cứ nối tiếp lần khân! Rốt cuộc thì việc nào cũng phải làm, mà việc nào cũng
không thể làm xong đúng thời hạn. Không biết xắp xếp, họ lại kêu khổ với người
khác. Đúng là khổ sở thật, nhưng do "lần khân" mà tự tạo ra khổ sở.
Tuyệt đối không phải do chính bản thân công việc là khổ sở.
Lần khân
cũng là một thói quen của người đời. Nguyên nhân cơ bản của nó là "lười";
một khả năng khác là do không biết lập kế hoạch thời gian. Phương thuốc công hiệu
rõ ràng cho căn bệnh này là "việc đến tay phải làm ngay". Không được
do dự bở do dự cũng làm mất thời gian. Nhiều người do quá bận nên bấn loạn,
không biết làm việc này trước hay việc kia trước. Kết quả là trong khi người bắt
tay làm ngay đã hoàn thành bao nhiêu việc thì họ vẫn còn chưa bắt đầu.
Còn một
phương thuốc không những công hiệu tức thì mà còn chữa dứt căn bệnh, đó là liệt
kê các việc ra, xác định thứ tự ưu tiên rồi lập tức giải quyết!
Còn nhớ
trước kia có người hỏi thủ tướng Anh Thacher làm sao bà có thể vừa giải quyết
công việc chính sự bộn bề mà vẫn chăm lo được cho gia đình. Câu trả lời của bà
là: Liệt kê các việc cần làm ra, hoàn thành việc nào rồi thì cứ gạch việc đó
đi. Nghe thật đơn giản nhưng cũng có lý. Bà tích cực hành động, có kế hoạch trước
sau và điều chỉnh ngay tùy theo tình huống.
Khi con
thấy mình chậm chạp, "lần khân", không kịp giờ, xin hãy nghĩ đến lời
cha: Hảy tranh thủ thời gian rỗi rảnh để liệt kê những việc không thể không làm
trong tương lai, đồng thời hoàn thành ngay những công việc đã bị dây dưa, con sẽ
thấy, tuy mất một hay hai ngày nghỉ cuối tuần nhưng mọi việc lại đâu vào đó.
Quan trọng
nhất là: Đừng tạo ra khổ sở tưởng tượng nữa. Khi đã vì lần khân lúc trước mà phải
khổ sở cuống cuồng lúc sau, xin con đừng than vãn thở dài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét