Thy Anh
động đắp bằng đất mô tả những giai đoạn trong cuộc đời của Đức Phật |
Tượng
thờ là một bộ phận không thể thiếu của một ngôi chùa Phật Gíao. Phật giáo Việt
Nam, đặc biệt là từ thời Hậu Lê, ảnh hưởng nhiều của Phật giáo Trung Quốc. Chất
liệu dùng để làm tượng của những ngôi chùa cổ nước ta thường bằng gỗ hoặc bằng
đất. Dù bằng chất liệu nào đi nữa, tất cả đều trở thành những tuyệt tác khi qua
tay các ngệ nhân Việt Nam, đặc biệt là các nghệ nhân từ miền Bắc và miền Trung.
Vốn
rất thích nghệ thuật tạo hình nên mỗi khi có dịp, tôi thường ghé thăm rất lâu
những ngôi chùa có nhiều tranh tượng. Chùa Mía hay Sùng Nghiêm Tự, làng Đường
Lâm, cách Hà Nội khoảng 40 km, là môt ngôi chùa cổ của miền Bắc có rất nhiều tượng
đẹp, đa dạng về nội dung, phong phú về chất liệu cũng như kích thước,
Kim Cương |
Chùa
vốn có từ xa xưa nhưng chỉ là một ngôi chùa nhỏ. Đến năm 1632, một bà phi của
chúa Trịnh Tráng bỏ tiền ra trùng tu, mở rộng quy mô thành một ngôi chùa lớn.
Đó là bà Nguyễn Thị Ngọc Diệu, sau được tôn là bà chúa Mía.
Tôi
đã có dịp thăm chùa đến 2 lần nhưng thật đáng tiếc, lần nào cũng vội vội vàng
vàng không chiêm ngưỡng được toàn bộ 300 pho tượng trong chùa. Tượng chùa Mía tập
hợp không thuần nhất do nhiều lần dồn chùa, đền nên có rất nhiều tượng từ nơi
khác được đem lại đây, tuy nhiên, tượng làm bằng đất thì chủ yếu là của chùa
Mía. Có thể nói,, chùa Mía là nơi lưu giữ những pho tượng đất đẹp điển hình cho
nghệ thuật làm tượng đất của các nghệ nhân xưa.
Kim Cương |
Nghệ
thuật làm tượng đất ở nước ta đã có từ thời sơ sử. Đến nay, vẫn còn lưu giữ được
một số tượng đất nung từ thời Lý - Trần (thế kỷ XI -XIV). Bên cạnh tượng đất
nung cũng còn tượng đắp bằng đất sét. Tượng đất sét đắp thường được thờ trong
các đền chùa. Vì chất liệu đất kém bền và cũng vì mục đích trang trí, các tượng
thờ bằng đất thường được sơn phủ. Mặc dầu vậy, tượng đất cũng không thể tồn tại
lâu dài như tượng gỗ. Ngày nay, dường như không còn các tượng đất trước thế kỷ
XVII. Cách làm tượng đất theo các nghệ nhân dân gian gồm những công đoạn sau:
# Nguyên liệu chính làm tượng tất
nhiên là đất sét. Ngoài ra còn thêm các phụ gia khác nhưnước vôi, nhựa cây, mạt
cưa, vỏ trấu, giấy bản, rễ si . . . Đất sét được chọn phải từ nơi đất sạch
không chứa các chất uế tạp. Sau khi đào lên thì để khô đập nhuyễn thành bột,
sàng lọc kỹ cho hết sạn, cho đến khi thành bột mịn mới dùng nặn tượng. Bột đất
sét đó trộn với nước vôi đã lọc bỏ cặn, rễ si, mật, giáy bản, mùn cưa và vỏ trấu.
# Sau khi đã xong khâu nguyên liệu,
nghệ nhân phải dựa theo khối tưong sẽ đắp ở tư thế nào, đứng hay ngồi, mà dùng
tre ngâm chẻ thành từng thanh hay cành gỗ mít ngâm, bóc vỏ phơi khô, cài lại với
nhau và cột bằng rễ si hoặc sợi dứa cho thành hình khung xương. Sau đó mới dùng
đất sét đã luyện kỹ đấp lên từng lớp. Sau khi tượng đã ổn định thành phần bên
trong, tiếp tục đắp lên các khối lớn, khối phụ và các chi tiết. Sau đó nhét chặt
rơm vào khoảng rỗng của cốt tre rồi ủ tượng cho khô dần, tránh co rút quá nhanh
sẽ gây rạn nứt. Khi tượng cơ bản đã hoàn thành thì gọt tỉa các chi tiết , đánh
bóng các mảng khối.
# Cuối cùng là công đoạn rút rơm ra và
sơn thếp. Pho tượng đất sau khi được phủ sơn trở nên lộng lẫy và trông sống động
hơn.
Đất
là thứ vật liệu sẵn nhất và rẽ nhất, việc tạo tác lại không đòi hỏi công phu
như đúc đồng hay đẽo đá, vì vậy ta mới thấy có những tượng hộ pháp rất to trong
chùa Mía. Làm một pho tượng bằng đất lại có ưu điểm là không bị lệ thuộc vào đường
kính của cây gỗ nên sẽ có chiều ngang tự do hơn, chi tiết phong phú hơn. Tuy vậy,
tượng đất hút ẩm mạnh, và nhất là khi chùa bị dột thì sẽ bị đe dọa nhiều nhất.
Dù đã được sơn phủ bảo vệ nhưng cũng không thể tồn tại lâu như tượng gỗ, đá hoặc
đồng. Đấy chính là lý do vì sao đến nay không còn các tượng đất sét trước thế kỷ
XVII.
Các La Hán ở tư thế ngồi, cao trên dưới 1m3, vẻ mặt củng mang nhiều nữ tính |
Chùa
Mía có rất nhiều tượng đất đặc trưng cho nghệ thuật làm tượng đất cổ. Có thể kể
các tượng bát bộ Kim Cương, Khuyến Thiện và Trừng Ác, những vị thần hộ pháp của
Phật giáo, cao 1m7 đến 3m, với các họa tiết trang trí mũ áo, vũ khí, tinh xảo,
dáng vẻ oai phong, cực kỳ sống động. Trái lại, tương các vị bồ tát uyển chuyển
thanh thoát, được diễn tả rất có nội tâm, giống như những người phụ nữ đôn hậu
hơn là Thần hay Phật. Tượng 18 vị La Hán ở tư thế ngồi, cao trên dưới 1m3, vẻ mặt
củng mang nhiều nữ tính, phải chăng vì đây là chùa của các sư nữ? Các pho tượng
Nam Tào Bắc Đẩu, Thổ Địa, Gíám Trai, Văn Thu, Phổ Hiền, các vị Diêm Vương, cao
trên dưới 1m cũng cực kỳ linh động . . . đặc biệt còn có các động đắp bằng đất
mô tả những giai đoạn trong cuộc đời của Đức Phật với những pho tượng nhỏ, chỉ
cao khoảng vài mươi cm nhưng chi tiết được diễn tả rất thật, không tượng nào giồng
tượng nào.
Có
thể nói, chùa Mía là một công trình kiến trúc Phật giáo rất có giá trị mà người
xưa đã xây dựng và đời nối đời tu bổ tôn tạo, còn giữ được rất nhiều thông điệp
của tổ tiên, chưa bị hiện đại hóa hay bê tông hóa như tình trạng các ngôi chùa
cổ miền Nam.
làng cổ Đường Lâm |
Nếu
có dịp ra Hà Nội, hãy đưa Chùa Mía vào danh sách tham quan của bạn.
Chọn một khách sạn
trong khu phố cổ, buổi tối ngồi nhâm nhi cà phê bên hồ Hoàn Kiếm hay nghe nhạc ở
jazz club của cha con Quyền Văn Minh, sáng hôm sau dậy
sớm, thuê xe ôm đi thăm Chùa Mía và làng cổ Đường Lâm, một ngôi làng với những
kiến trúc bằng đá ong rất đặc sắc, cách thị xã Sơn Tây khoảng 4km, cách Hà Nội
khoảng 40 km. Nếu có thể bỏ ra nguyên ngày, các bạn nên ghé thăm quần thể các
di tích văn hóa lịch sử khác trong vùng, như đình Mông Phụ, đình Phùng Hưng, đền
thờ bà Chúa Mía, đền và lăng Ngô Quyền.
xem thêm : Chùa Tôn Thạnh
Các bao lam độc nhất vô nhị ở chùa Giác Viên
Chùa Vĩnh Tràng Mỹ Tho
Lăng Hoàng Gia - Gò Công Đông
xem thêm : Chùa Tôn Thạnh
Các bao lam độc nhất vô nhị ở chùa Giác Viên
Chùa Vĩnh Tràng Mỹ Tho
Lăng Hoàng Gia - Gò Công Đông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét