Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

BỐ CỤC TRONG NHIẾP ẢNH

Sau khi bạn đã nắm vững một số kỹ thuật đơn giản trong sử dụng ánh sáng, bước quan trong tiếp theo là nghệ thuật bố cục khi chụp ảnh. Bạn sẽ chọn chỗ đứng ở đâu khi bấm máy? bạn sẽ cầm máy như thế nào? Bạn sẽ chọn lấy những chi tiết nào của cảnh vật để đưa vào khung nhắm và nên loại bỏ những chi tiết nào ra khỏi tác phẩm của bạn? Gỉai quyết được các vấn đề đó sẽ giúp bạn có được những bức ảnh chất lượng đễ treo trên tường . . .
1/ Hướng dẫn con mắt người xem (leading the eye)
Để có những bức ảnh bố cục tốt, các bạn phài học cách phối hợp hài hòa các thành phần trong ảnh để dẫn dắt một cách có chủ đích con mắt của người xem ảnh đi từ phần này sang phần khác của ảnh 
mắt sẽ nhìn hướng theo đường dẫn cuả chiếc cầu tàu từ phải sang trái

2/ Khổ ảnh (format)
Máy ảnh kỹ thuật số có 2 loại khổ ảnh chụp: khổ dọc (vertcal) và khổ ngang (horizontal). Nếu bạn cầm máy ảnh ở tư thế bình thường, ảnh chụp sẽ có khổ ngang. Nếu bạn cầm máy theo chiều thẳng đứng, ảnh sẽ có bố cục theo khổ dọc. Khổ ảnh bạn chọn nên phù hợp với thể loại ảnh bạn muốn trình bày, ví dụ: ảnh chân dung nên chọn khổ dọc, ảnh phong cảnh bao la nên chọn khổ ngang.
          # Ảnh khổ dọc (vertical)
Khổ dọc được xem như khổ ãnh để chụp chân dung, vì chân dung luôn trông đẹp hơn với khổ ảnh này.Khổ ảnh này cũng gây thêm ấn tượng về chiều cao của đối tượng chụp.
          # Ảnh khổ ngang (horizontal)
Khổ ngang đôi khi được gọi là khổ ảnh phong cảnh (landscape format) vì chụp ãnh với khổ này sẽ gây thêm ấn tượng về chiều rộng và cho cảm giác không gian bao la hơn.
          # Nhất cử lưỡng tiện
Bạn có thể chụp luôn mội lúc hai kiểu khổ ảnh (ngang và dọc) để sau này tiện bề chọn lựa và chỉnh sửa theo ý thích trên máy tính.
khổ ảnh dọc, chụp từ dưới lên, gây ấn tượng mạnh về chiều cao của kiến trúc

3/ Vị trí của đối tượng chụp
Sau khi đã chọn khổ ảnh chụp thích hợp, bạn phải biết đặt đối tượng chụp của ảnh vào vị trí nào trong bức ảnh. Quyết định này, một lần nữa lại có tác dụng rất quan trong để tạo được cãm xúc cho tác phẩm
          # Vị trí chủ đề ở sát rìa của ảnh (edge of frame)
Đây là vị trí nên tránh. Khi đặt đối tượng chụp ở quá gần rìa sẽ làm cho bố cục ảnh xấu và rất mất cân đối.
quy luật 1/3
Bố cục theo quy luật 1/3
          # Quy luật một phần ba (rule of thirds)
Đây là một kỹ thuật bố cục ảnh truyền thống gần như ai cũng phải biết và luôn luôn cho ra những bức ảnh coi được. Bạn sẽ vẽ các đường thẳng tưởng tưỡng chia ảnh thành 3 phần đều nhau theo chiều dọc và 3 phần đều nhau theo chiều ngang, đặt đối tượng chính vào bất cứ giao điểm nào của các đường thẳng. Kết quả sẽ tạo ra một bức ảnh có bố cục không cân xứng và sống động.
          # Cân xứng hay không cân xứng
Một ảnh với bố cục cân xứng hoặc đối xứng sẽ cho người xem một cảm giác bình yên và ổn định, trong khi ảnh có bố cục không cân xứng sẽ cho cảm giác sống động hơn.
          # Bố cục trung tâm
Đặt đối tượng chụp nằm vào trung tâm của ảnh sẽ kéo con mắt người xem chú ý đấn vùng giữa ảnh. Điều này sẽ có lợi khi bạn muốn nhấn mạnh tối đa tầm quan trọng của đối tượng đó trong ảnh.
bố cục cân xứng và chủ đề đặt ở trung tâm

4/ Sử dụng đường nét trong bố cục
          # Các đường thẳng nằm ngang cho cảm giác dễ chịu, bình yên, vì ta liên hệ chúng với đường chân trời ngoài thiên nhiên. Đường thẳng đứng nhấn mạnh chiều cao và các đường chéo sẽ làm người xem bớt nhàm chán.
          # Đường xoắn ốc (spirals)
Xắp xếp các phần tử trong ảnh chạy theo một đường xoắn ốc bung ra từ trung tâm cũng có khả năng kích thìch thị giác người xem cho dù đối tượng chụp không hề chuyển động.
tiêu chuẩn vàng của một bố cục xoắn ốc
bố cục xoắn ốc
bố cục cánh hoa hình xoắn ốc

          # Các hình tam giác
Các hình tam giác cho cảm giác ổn định và trường tồn, biểu tượng cho các sức mạnh bí ẩn như các kim tự tháp, dãy Hymalaya, núi Phú Sĩ ... bền vững theo năm tháng
bố cục tam giác

5/ Bố cục ảnh với các loại ống kính (lens & composition)
Bạn có thể thay đổi bố cục ảnh theo tiêu cự ống kính bạn đang dùng. Khi thay ống kính hay thay độ phóng đại (zoom) của ống kính, bạn đã thay đổi khoảng cách từ bạn đến chủ đề chụp trong ảnh. Với máy chụp phim 35 mm, ống kính tiêu cự 50 mm (tương đương ống kính # 75 mm của máy ảnh kỹ thuật số), ảnh chụp sẽ có phối cảnh bình thường như nhìn bằng mắt.
          # Ống kích góc rộng (wide-angle lenses): ống kính góc rộng sẽ làm giảm kích thước của đối tượng và cho ảo tưởng thị giác như cảnh vật xa nhau hơn, không gian rộng hơn ... rất tốt khi bạn muốn người xem cảm nhận được không gian, chiều sâu của phong cảnh. Đây là ống kính lý tưởng để chụp ảnh phong cảnh. Đây là những ống kính góc rộng khi có tiêu cự < 35 mm (máy ảnh 35 mm chụp phim) hoặc < 28 mm (máy ảnh kỹ thuật số).
ảnh chụp với ống kính góc cực rộng (ống kính mắt cá fisheye)

          # Ống kính tele (telephoto lenses): có tác dụng phóng đại kích thước của chủ đề và kéo cảnh vật của tiền cảnh và hậu cảnh xích lại gần nhau hơn, nếu mở khẩu độ lớn, bạn sẽ dễ dàng xóa nhòa hết phần hậu cảnh. Đây là loại ống kính lý tưởng cho  ảnh chân dung (vì không cần hậu cảnh) và ảnh hoang dã hoặc ảnh thể thao (vì bạn không thể tiến gần đến mục tiêu để chụp rõ đối tượng).
ảnh chụp với ống kính tele, mở lớn khẩu độ, hậu cảnh bị xoá nhoè làm nổi bật chủ đề chính

6/ Áp dụng các quy luật phối cảnh
Chụp ảnh ở tư thế đứng bình thường, ở tư thế thấp hơn chủ đề hoặc chụp từ trên cao xuống sẽ cho những bức ảnh với hiệu quả thị giác rất khác nhau về chủ đề, đôi khi rất lạ và ấn tượng.
máy ảnh vị trí thấp hơn chủ đề

7/ Tạo cảm giác về không gian
Khi chụp ảnh có cả tiền cảnh và hậu cảnh, bạn sẽ tạo cho người xem cảm giác về không gian chụp, tương quan giữa chủ đề và cảnh vật chung quanh.
ảnh có tiền cảnh, hậu cảnh, tăng độ tương phản, tạo được nhiều  chiều sâu cho ảnh phong cảnh

8/ Tạo chiều sâu cho ảnh
Nhiếp ành là nghệ thuật tạo những hình ảnh 2 chiều từ một thế giới 3 chiều. Để cho người xem có cảm giác cảnh vật như trong một không gian 3 chiều, bạn  nên xắp xếp các thành phần trong ảnh sao cho tạo được một cảm giác về chiều sâu. Bạn cũng có thể chụp ảnh tăng độ tương phản hoặc ảnh có nhiều bóng rõ nét của chủ đề, hoặc sử dụng các đường hội tụ như những con đường, những lối mòn, đường ray xe lửa, hoặc chụp lấy cả tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh.
9/ Sử dụng các mô hình trang trí
Nếu bạn yêu hội họa, thường xuyên xem tranh, bạn sẽ nhìn ra những cái mà người khác không thấy được để đưa vào ảnh. Những hình thể lập đi lập lại và các chi tiết kết cấu của chủ đề có thể phối hợp cùng nhau tạo nên những hình ảnh trang trí kỳ lạ hoặc những hình ảnh trừu tượng đầy hấp dẫn.
10/ Biết cô lập đối tượng
Nếu bạn muốn nhấn mạnh đối tượng, bạn nên tìm cách tách rời đối tượng khỏi những chi tiết chung quanh, bằng cách chụp với một chiều sâu thị trường thật ngắn (ảnh sẽ chỉ rõ nét trong phạm vi rất ngắn, bằng cách dùng ống tele, mỡ khẩu độ thật to, ví dụ : zoom 200 mm, f < 5.6) hoặc đóng khung chủ đề thật hẹp để loại bỏ hết các chi tiết từ tiền cảnh và hậu cảnh.
dùng nền tối và loại bỏ tiền cảnh hậu cãnh giúp cô lập đối tượng chụp

11/ Sử dụng màu sắc
Màu sắc có tác động rất lớn trong nhiếp ảnh,. Biết phối hợp màu sắc trong khi chụp ảnh, bạn có thề làm cho bố cục ảnh cáng thêm hấp dẫn. 
bảng màu bổ xung
ảnh bố cục sử dụng các mầu nguyên chất (primary colors) bổ sung nhau

# Màu nguyên chất (primary colors) và màu phấn tiên (pastel colors): Các mầu nguyên chất, như màu đỏ, xanh da trời (hoặc lam), vàng, rất bắt mắt trong nhiếp ảnh, chúng làm người xem chú ý đầu tiên trong một bức ảnh. Nếu những màu này không phải là màu của chủ đề chính, nó sẽ làm người xem không tập trung vào phần chính của ảnh  nữa.
Các màu như phấn tiên sẽ cho một cảm giác thanh bình và thư thái.
# Các màu bổ xung (complementary colors): một số màu khi phối với nhau sẽ nổi bật và cho hiệu ứng thị giác hay hơn, ví dụ đỏ với xanh lá cây, vàng và tím, cam và xanh da trời.
màu phấn tiên
ảnh màu phấn tiên

12/ Xén bớt (cropping)
Một số ảnh chụp tại chỗ vì nhiều lý do không thể có được bố cục như ý. đừng ngại sử dụng công cụ crop để bố cục lại lần thứ hai cho đẹp.
đónh khung chủ đề với các khoảng tối ở tiền cảnh

13/ Đóng khung đối tượng (framing)
Đây là một cách bố cục khá nổi tiếng. Bạn sẽ đóng khung đối tượng lại bằng những thứ có sẵn trong thiên nhiên như một vòm cây, một khung của sổ. . . Khung có tác dụng làm người xem tập trung nhiều hơn vào đối tượng bên trong.
(Nguồn: Digital photography 500 Hints, Tips, and Techniques - Chris Weston)


Không có nhận xét nào: