HỎI
“cho em hỏi: suy hô hấp cấp trên nền mạn là sao ạ? nói là suy hô hấp cấp trên nền suy hô hấp mạn được ko? suy hô hấp là tình trạng cấp cứu, làm sao mạn được? ngoài cách tính tỉ số giữa sự thay đổi pH trên sự thay đổi pCO2 trong ABG thấy nằm trong khoảng 0.003 đến 0.008 thì lâm sàng có gợi ý gì là suy hô hấp cấp trên nền mạn? em cám ơn”
ĐÁP
Thắc mắc này có thể
chia thành hai câu hỏi nhỏ.
1/ Câu hỏi thứ nhất
“suy hô hấp cấp
trên nền mạn là sao ạ? nói là suy hô hấp cấp trên nền suy hô hấp mạn được ko? suy hô hấp là tình trạng cấp cứu, làm sao mạn được”.
Suy hô hấp cấp
trên nền mạn (ACRF: acute-on-chronic respiratory failure) là thuật
ngữ mô tả sự giảm cấp tính chức năng hô hấp ở bệnh nhân có suy hô hấp mạn.
ACRF thường gặp ở bệnh
nhân đã biết có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng (severe COPD). Đây là bệnh cảnh điển
hình của ACRF, hay còn được gọi là đợt cấp (có khi còn được gọi là đợt kịch phát) của COPD (exacerbation of COPD). Tuy nhiên nó đôi khi cũng có thể
biểu hiện bằng bệnh cảnh suy hô hấp ngoài dự kiến hoặc tình trạng phụ thuộc máy thở sau mổ ở những người không biết có bệnh lý phổi trước đó.
Có rất nhiều
nguyên nhân gây ra ACRF. Các nguyên nhân này có thể được
phân loại theo các nhóm: tăng tải (incremental load), giảm
chức năng thần kinh cơ, giảm respiratory drive xảy ra trên nền
dự trữ thông khí đã bị hạn chế (limited ventilatory reserve)
2/ Câu hỏi thứ
hai: Khí máu động mạch trong ACRF
“ngoài cách tính tỉ số
giữa sự thay đổi pH trên sự thay đổi pCO2 trong ABG thấy nằm trong khoảng 0.003 đến 0.008 thì lâm sàng có gợi ý gì là suy hô hấp
cấp trên nền mạn?”
Một cách điển
hình, ACRF được chẩn đoán khi bệnh nhân:
Có tiền căn COPD,
có ít nhất một kết quả KMĐM được thực hiện trong giai đoạn COPD ổn định (stable COPD)
Có bệnh cảnh
suy hô hấp cấp tính với KMĐM cho thấy có sự thay đổi cấp tính so với KMĐM trong tình trạng COPD ổn định trước đó.
Đáp ứng bù trừ
cho sự thay đổi PaCO2 nguyên phát xảy ra ở thận
và liên quan đến sự điều chỉnh tái hấp thu H2CO3 ở ống thận gần. Sự bù trừ này xảy ra chậm hơn, thường bắt đầu xuất hiện sau 6-12 giờ và đạt mức hoàn toàn (full compensation) sau vài ngày.
Vì sự đáp ứng
bù trừ này xảy ra chậm nên nên những rối loạn thăng bằng kiềm toan hô hấp (respiratory acid-base disorders) được phân loại
thành cấp (trước khi sự bù trừ của thận bắt đầu) và mạn (sau khi sự bù trừ của thận đạt mức hoàn toàn).
Sự thay đổi pH được
dự đoán trong các rối loạn thăng bằng kiềm toan hô hấp cấp và mạn được mô tả bằng “Boston’s rules”. Đây là kết quả
thu được bằng thực nghiệm trên cơ thể mà chúng ta phải học thuộc khi phân tích các rối loạn thăng bằng
kiềm toan.
Cụ thể:
Acute respiratory acidosis: ∆pH=0.008 x
∆PaCO2
Chronic respiratory acidosis: ∆pH = 0.003 x
∆PaCO2
Khi KMĐM cho thấy ∆pH trong
khoảng 0.003 – 0.008 chúng ta không kết luận
đây là ACRF, vì ARCF được chẩn đoán không phải chỉ bằng KMĐM.
Khi bệnh cảnh
lâm sàng gợi ý ACRF, KMĐM cho thấy đây là respiratory acidosis với
∆pH trong khoảng 0.003 – 0.008 thì chúng ta có thể kết
luận đây là chronic respiratory acidosis có bù trừ một
phần (partly compensated) và kết quả này phù hợp
với bệnh cảnh ACRF.
Như vậy, suy hô hấp
có thể là cấp hoặc mạn (như chúng ta đã biết), và cũng có thể là “cấp trên nền mạn”. Trong các bài viết về suy hô hấp cấp trên nền mạn, thông thường sau đó, tác giả cũng sẽ khu trú vấn đề trong một bệnh cảnh điển hình của “suy hô hấp cấp trên nền mạn” là đợt cấp (kịch phát) của COPD”.
Sách tham khảo
J.B. Hall, G.A. Schmidt, D.H. Wood. Principles
of Critical Care, 3rd Edition, 2005
Paul L. Marino. The ICU Book, 3rd Edition,
2007
xem lại bài : Khó Thở Do Tim và Không Do Tim
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét