Thy Anh
Ansel Adams 400 photographs chính là một bộ sưu tập thu gọn
hầu như toàn bộ các sáng tác quan trọng của một nhiếp ảnh gia bậc thầy trong thế
kỷ hai mươi.
ANSEL ADAMS, BẬC THẦY NHIẾP ẢNH NGHỆ THUẬT NƯỚC MỸ THẾ KỶ
HAI MƯƠI
Ansel Adams |
Theo tôi, nhiếp ảnh gia Ansel Adams
chính là một bậc thầy cuả thể loại ảnh phong cảnh của thế kỷ XX. Trước năm
1975, tôi đã biết đến ông qua một số bài viết trên các tạp chí nhiếp ảnh nước
ngoài. Năm ngoái, thật may mắn, vào một dịp lang thang trong hiệu sách Kinokuniya ở
Kuala Lumpur, tôi mua được một quyển sách ảnh tuyệt đẹp của ông với giá giảm chỉ
còn một nửa, quyển "Ansel Adams 400 photographs" của Andrea G.
Stillman.
Sinh ra và lớn lên ở San francisco,
Ansel Adams tự học chơi đàn piano ở tuổi 12 và mơ ước trở thành một nhạc sĩ .
Thậm chí ông còn bỏ cả học để dành toàn bộ thời gian cho âm nhạc. Tuy nhiên,
vào năm 19 tuỗi, ông lần đầu tiên được đến công viên quốc gia Yosemite và bị mê
hoặc ngay bởi sự hùng vĩ và vẽ đẹp của Sierra Nevada. Khi trở về nhà, ông nài nỉ
cha mẹ mua cho mình một chiếc máy ảnh để ông có thể lưu giữ lại tất cả các
phong cảnh đẹp lộng lẫy ông thầy được ngoài thiên nhiên. Sau khi Adams có được
một chiếc máy ảnh, ông chuyển thời gian qua chụp ảnh và giảm thời gian chơi
piano.
Cùng với chiếc máy ảnh Kodak No.1
Brownie, Adams đi bộ đường dài, leo núi, cắm trại, và đã chụp được hàng trăm bức
ảnh về công viên quốc gia. Ông gia nhập câu lạc bộ Sierra và trở thành thủ môn
của đội Leconte Memorial Lodge ở đó suốt 4 mùa hè. Câu lạc bộ thường xuất bản
các bản tin định kỳ, nên đến năm 1924 Adams đã nhận ra một cơ hội để biến thú
vui chụp ảnh của mình thành một nghề thực sự.
Mùa
hè sau sinh nhật lần thứ 22, ông đã ở lì trong phòng tối và tạo ra những kiệt
tác đầu tiên của mình. Sự cống hiến của ông cho nghệ thuật nhiếp ảnh đã được đền
đáp và đó là cơ sở cho một bước ngoặt lớn của cuộc đời sự nghiệp của ông. Câu lạc
bộ Sierra đã đồng ý đăng một số bức ảnh của ông trong bản tin câu lạc bộ vào
mùa thu năm đó. Ngay lập tức, những bức ảnh đó nhận được nhiều khen ngơi vì
tính tương phản nổi bật và vì chiều sâu đầy mê hoặc của chúng. Từ đó, Adams đã
tìm ra tiếng gọi của cuộc đời mình. Ông đã trở thành cộng tác viên thường xuyên
cho bản tin câu lạc bộ cho đến năm 1928. Khi đo ông đã tích lũy đủ số tác phẩm
để mở một cuộc triển lãm riêng cho mình tại trụ sở của câu lạc bộ Sierra ở San
Francisco. Chương trình thu hút được sự quan tâm của quần chúng cả nước và truyền
cảm hứng cho ông cống hiến hết phần đời còn lại cho nhiếp ảnh và bảo tồn thiên
nhiên.
ANSEL ADAMS 400 PHOTOGRAPHS
Trong Ansel Adams 400 photographs, Andrea G. Stillman biên tập các tác phẩm
của Ansel theo trình tự thời gian từ năm 1920 đến năm 1968, nhiều tác phẩm hầu
như chưa từng được công bố. Bạn có thể tìm thấy trong sách những tác phẩm quan
trọng nhất của ông, những tác phẩm đã trở thành những sáng tác kiểu mẫu và kinh
điển của nghệ thuật nhiếp ảnh Mỹ trong thế kỷ hai mươi. Ansel Adams 400 photographs đã trình bày rất rõ ràng toàn bộ sự
phát triển về phong cách và khuynh hướng sáng tác của Ansel trong từng thời kỳ,
qua đó, bạn sẽ dễ dàng hiểu được tại sao ông đã trở thành nhiếp ảnh gia nổi tiếng
nhất và cũng được yêu quý nhật tại Mỹ. Sau đây mời các bạn xem tóm tắt các
chương chính trong sách:
1916 -1930 - Yosemite & the high Sierra
Các tác phẩm đầu tay ông chụp ở công
viên quốc gia Yosemite bằng chiếc máy ãnh đầu tiên của mình, trong một kỳ nghỉ
với gia đình, các tác phẩm này được cha ông dán cẩn thận trong một album chú
thích bằng viết màu trắng. Cuối chương này là những tác phẩm có chất lượng hơn,
được ông chụp ở Canada vào năm 1928.
1931 - 1940 - Group F/64 & Alfred Stieglitz
Các sáng tác của ông trong giai đoạn này chịu ảnh hưởng của các đồng
nghiệp trong Group F/64 và của Alfred
Stieglitz, nhiếp ảnh gia nổi tiếng đồng thời là giám đốc của nhiều phòng triển
lãm nghệ thuật đương đại. Ông bắt đầu chụp ảnh những vật đời thường theo kiểu tả
chân. Ông gọi những sáng tác kiểu này là "the microscopic revelations of
the lens". Các tác phẩm thời kỳ này được in bằng giấy ảnh láng, in thật sắc
nét, đúng kiểu ảnh chụp, khác hẳn một số sáng tác vào những năng 1920, in trên
giấy vẽ, trông như tranh vẽ bằng than.
Bố cục ảnh của ông
trong thời kỳ này cũng thay đổi. Bố cục không còn lẫn lộn như trước mà luôn nêu
bật chủ đề mô tả, dù là ảnh tĩnh vật, ảnh kiến trúc hay ảnh phong cảnh. Đặc biệt,
ông thích hạ đường chân trời xuống rất thấp và tả rất kỹ những đám mây.
leaves frost stump october morning 1931 |
leaves mills college 1931 |
boards and thistles 1932 |
MtLydellandMtMcClureYosemite 1936 |
Jeffery Pine Sentinel Dome Yosemite 1940 |
1940 - 1949 - National parks & monuments
Giai đoạn này ông tập trung chụp ảnh
công viên quốc gia California và vùng Tây Nam
Moonrise, Hernandez, New Mexico1941 |
The Tetons and the Snake River (Wyoming, 1942) |
Mt williamson sierrs nevada 1944 |
white branches mono lake california 1947 |
grass in rain 1948 |
1950 - 1959 - Conservation - publication & commission
Ông chụp ảnh theo ủy nhiệm, viết
sách viết báo về kỹ thuật chụp ảnh. Ông cũng tổ chức nhiều cuộc triển lãm và tiếp
tục công việc bảo tồn thiên nhiên với câu lạc bộ Sierra
clearing storm sonoma county california 1951 |
Siesta Lake Yosemite National Park, California 1958 |
Road after rain North california, 1959 |
1960 - 1968 - Carmen
Càng ngày ông càng ít đi sáng tác,
chỉ tập trung in các ảnh đã chụp. Khác với các nhiếp ảnh gia đương thời thường
rửa ảnh qua các phòng lab chuyên nghiệp, Ansel Adams luôn luôn tự tay tráng rọi
các sáng tác của mình. Từ năm 1974 đến 1984, hầu như mỗi buổi sáng ông đều cặm
cụi làm việc trong phòng tối để cho ra các tác phẩm theo đơn đặt hàng của cá
nhân hoặc của các phòng triển lãm. Sáng tác quan trọng cuối cùng của ông có lẽ
là bức ảnh phong cảnh El Capitan,
winter, sunrise (trang 411)
Aspens, Northern New Mexico, 1958 |
Stream, Sea, Clouds, Rodeo Lagoon, California, 1962 |
oak tre sunset city 1962 |
El Capitan Winter Sunrise Yosemite National Park 1968 |
Nếu là người thích chụp
ảnh, bạn nên có một quyển Ansel Adams
400 photographs trong tủ sách của mình để bất cứ lúc nào cũng có thể tham
khảo, nghiền ngẫm rút kinh nghiệm cho sáng tác. Thật vậy, Ansel Adams 400
photographs chính là một bộ sưu tập thu gọn hầu như toàn bộ các sáng tác quan
trọng của một nhiếp ảnh gia bậc thầy trong thế kỷ hai mươi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét