Thy Anh
Thấy tôi tỏ vẻ ngạc
nhiên vì đến khám bệnh lần đầu mà bệnh nhân chẳng hề mang theo một toa thuốc cũ
hay một tờ giấy xét nghiệm nào, dù đã mắc bệnh tiểu đường đã nhiều năm, bà M.
phân trần: " Tui tưởng bác sĩ cũng giống như mấy ông kia, tui mà đưa toa của
mấy bác sĩ khác ra là bị ổng la té tát, chê bai tùm lum rồi bắt tui phải xét
nghiệm lại từ đầu...". Thật hết sức khó hiểu, muốn điều chỉnh cho tốt đường
huyết và huyêt áp các bệnh nhân tiểu đường, bạn phải căn cứ vào những điều trị
đã dùng trước đó. những dữ kiện đó chính là những lá chủ bài cho quyết định điều
trị tiếp theo của bạn. Tôi đã gặp những trường hợp tương tự rất nhiều lần và được
biết phần lớn các bác sĩ này là nhửng người ra trường đã khá lâu, sau
khi đã có một số lượng bệnh nhân kha khá ở phòng mạch, họ bắt đầu cư xử với bệnh
nhân như một siêu sao, cư xử với các đồng nghiệp như một lão làng, mất hết phẩm
chất khiêm tốn của những ngày mới ra trường ... Họ thường không có thời gian rảnh
để bổ xung kiến thức sau đại học một cách nghiêm túc ngoài việc tham dự một số
"hội nghị" do các công ty dược phẩm tài trơ. Thế nhưng lúc nào họ cũng
cảm thấy mình là “số một”. Họ nhìn toa thuốc của các đồng nghiệp với một nưả
con mắt và hạch họe bệnh nhân đủ thứ làm bệnh nhân sợ chết khiếp. Chẳng biết kiến
thức của họ lớn đến cỡ nào nhưng theo tôi, một trí tuệ chân chính phải luôn gắn
liền với sự khiêm tốn.
Chắc các bạn đã từng
đọc qua những mẩu chuyện trong kinh thánh? Vào thuở khai thiên lập địa, Chúa Trời
tạo ra ành sáng vào ngày đầu tiên, tạo ra nước vào ngày thứ hai, tạo ra hoa cỏ
vào ngày thứ ba, tạo ra mặt trời vào ngày thứ tư, các loài cá lớn và các loài
chim vào ngày thứ năm, súc vật, côn trùng và các loài dã thú vào ngày thứ sáu.
Và cuối cùng Chúa Trời mới tạo ra con người. Tại sao loài người được tạo ra vào
ngày cuối cùng? Phải chăng Chúa Trời muốn truyền đạt một thông điệp quan trọng
la, nếu nghĩ đến việc cả một con ruồi cũng được sáng tạo trước loài người, thì
loài người sao có thể cuồng vọng tự cao tự đại hơn muôn loài được? Đấy có thể
là sự an bài kỳ diệu của Chúa Trời nhằm giáo huấn loài người phải biết coi
trong sự khiêm tốn.
Mục đích của sự khiêm
tốn không nhằm vào việc làm chúng ta cảm thấy nhỏ bé, mà là giúp chúng ta tìm
hiểu về bản thân và sự cống hiến của mình cho thế giới này.
Sự khiêm tốn không phải
là sự phủ định cái tôi mà chính là sự khẳng định cái tôi. Khẳng định một cách
chân chính rằng tôi luôn sống vì người khác. Sự khiêm tốn là dung hợp của thành
công và thất bại; chúng ta luôn phải biết cảnh giác với các thất bại trong quá
khứ và nghĩ về sự thành công trong hiện tại và tương lai. Chúng ta không để sự
thành bại chi phối bản thân. Sự khiêm tốn có tác dụng làm cân bằng không để
chúng ta vượt quá bản thân mà cũng không quá hà khắc với bản thân, không cao
hơn mà cũng chẳng thấp hơn một ai khác. Sự khiêm tốn là sự bình tĩnh giúp chúng
ta không bị giày vò bởi các thất bại đã qua cũng như không kiêu ngạo bởi sự
thành công hôm nay. Sự khiêm tốn giúp chúng ta duy trì bản sắc cái tôi tích cực.
Khiêm tốn không phải
là tự ti. Nó cần được tạo dựng qua thời gian và thời gian này có thể rất dài.
Nhưng điều này xứng đáng vì nó chính là suối nguồn của hạnh phúc.
Một người, chỉ sau khi
hiểu biết càng nhiều mới nhận thức được rằng tri thức bản thân còn rất khiêm tốn.
Đây là quy luật lớn về tri thức của loài người. Một sinh viên, khi cho rằng
mình đã nắm hết mọi điều cần biết, đến từ biệt giáo sư của mình. Vị giáo sư này
nhìn sinh viên đó và nói:" Thật ra, ngay cả tôi cũng xem như chỉ mới nhập
môn mà thôi"!
Bất kể bạn làm nghề
gì, đảm nhiệm chức vụ gì, chỉ có khiêm tốn mới có thể duy trì được ý chí mong
muốn tiến bộ để làm tăng thêm tri thức và năng lực bản thân. Vì phẩm chất quý
báu này mới giúp bạn thấy rõ sai sót của mình, không tự mản mà không ngừng vươn
lên, bình tĩnh lắng nghe ý kiến của người khác, từ đó luôn thận trọng với mọi
hành động.
Người có phẩm chất
khiêm tốn không làm ra vẻ "ta đây" cậy thế hiếp người mà luôn khiêm tốn
học hỏi người khác, hiểu người hiểu mình. Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã
nói:" Mỗi người đều có thể là thầy của chúng ta". Jefferson xuất thân
từ tầng lớp quý tộc. Thời đó, giới quý tộc rất ít chịu giao du với dân chúng vì
xem thường. Nhưng Jefferson lại không kế thừa thói xấu đó, ông chủ động giao du
với mọi tầng lớp trong xã hội. Trong số bạn bè của ông không ít người thuộc giới
thượng lưu, nhưng phần nhiều là người làm vườn, nông dân, công nhân nghèo khó,
thậm chí cả nô lệ.Ông hiểu rằng mỗi người đều có thể có sở trường riêng. Có lần,
ông nói với tướng Lafayette nổi tiếng của Pháp rằng:" Ngài nên giống như
tôi, đến thăm hỏi dân chúng xem họ ăn gì, thử ăn các thức ăn của họ, thử ăn thứ
bánh mà họ thường ăn. Như thế, ngài sẽ hiểu được vì sao họ bất mãn, củng như sẽ
hiểu được ý nghĩa của cuộc cách mạng Pháp". Ông là người có tác phong kiên
quyết, thích thâm nhập thực tế tuy ở cương vị một tổng thống , ông luôn hiểu rõ
dân chúng nghĩ gì và muốn gì, nhờ đó, ông đã trở thành một vĩ nhân trên thế giới.
Phẩm chất khiêm tốn
còn giúp ta không kiêu ngạo khi thành công và vinh dự, nó như một sức mạnh
không ngừng khích lệ bản thân vươn lên, không đắc ý hay tự mãn. Bà Marie Curie,
nữ bác học kiệt xuất người Pháp gốc Ba Lan đã dựa vào phẩm chất khiêm nhường và
các thành tựu tuyệt vời trong khoa học mà được mọi người ngưỡng mộ. Những lời
giải thích đặc biệt của bà đối với vinh dự khiến nhiều người phải cảm thấy xấu
hổ. Co một người đến choơi nhà bà , thếy con gái bà đang chơi đùa với tấm huân
chương vàng do Hoàng Gia Anh ban tặng, bèn nói:" Đấy là một vinh dự rất lớn
sao bà có thể cho con mang ra làm đồ chơi như thế?" Bà Marie Curie mỉm cười
trả lới:"Tôi muốn để cho con cái khi còn nhỏ đã biết rằng vinh dự giống
như một món đồ chơi, tuyệt đối không thể giữ nó mãi, nếu không sẽ chẳng có việc
gì thành công cả".Bản thân bà cũng làm theo điều ấy. Cũng chính nhờ ảnh hưởng
từ phẩm chất cao thượng của bà mà con gái và con rể cùng bước trên con đường
khoa học và cũng đoạt được giải Nobel. Gia đình bà đã trở thành một gia đình có
hai thế hệ đoạt được ba giải Nobel.
Phần lớn những người
thành công đều xem sự khiêm tốn là phẩm chất đạo đức đầu tiên cần được tạo dựng
trong cuộc đời. Một nửa thùng nước đi trên đường sẽ bị lắc lư không ngừng,
nhưng với một thùng đầy nước, sẽ không hề bị lắc lư. Người nông cạn không thể
hiểu đời, người có trí tuệ mới hiểu được biển học là vô bờ nên không ngừng học
tập. Nhà bác học Newton cho rằng mình chẳng qua chỉ là một đứa trẻ thu nhặt vỏ ốc
trên bờ, còn việc tiếp xúc với biển cả chân lý vẫn chưa làm được.
Những người quá
"tự tin" về kiến thức của mình sẽ không dễ dàng chấp nhận ý kiến của
người khác. Không những thế, họ lại hay coi thường mọi người và ép người khác
phải chấp nhận ý kiến của mình. Để tránh tình trạng trên, khi tri thức của bạn
càng phong phú thì bạn càng cần phải khiêm nhường. Khi phát biểu ý kiến, tuyệt
đối không nên võ đoán hay áp đặt. Nếu muốn thuyêt phục người khác, trước hết cần
phải biết lắng nghe ý kiến của họ. Nếu bạn muốn thuyết phục ai, cách tốt nhất
là đừng khoe khoang học vấn mà hãy dùng cách nói như những người chung quanh.
Không cần dùng từ nghữ dao to búa lớn hay bóng bẩy văn hoa, chỉ cần diễn đạt nội
dung một cách đơn giản dễ hiểu là được. Đừng phô trương bản thân cho ra vẽ
"vĩ đại" hơn người,
Emerson từng
nói:" Người khiêm tốn thắng không kiêu, bại không nản". Tương phản với
khiêm tốn là khoe khoang và thói chuộng hư danh. Ý nghĩ về hư danh sẽ gây ra
tính tự mãn. Bí quyết tránh thói hư danh là đừng đòi hỏi yêu cầu quá nghiêm khắc
với bản thân nhưng cũng không quá cường điệu sự thành công. John Keats đã
nói:" Không kiêu ngạo, không chuộng hư danh, bạn sẽ là kẻ phi thường".
(trích Trí tuệ của
Kinh Thánh)
2 nhận xét:
Bài viết hay quá ! Ước gì các Bác sỹ học được những phẩm chất này thì bệnh nhân sẽ đỡ khổ biết mấy ! Cám ơn bài viết của Bác sỹ Thy Anh ! 😜
Đăng nhận xét