Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

Chùa VĨNH TRÀNG - MỸ THO - TIỀN GIANG

bài viết Sáo Sành - ảnh  Thy Anh
Theo ghi chép của nhà văn Sơn Nam, trước khi Pháp đến và những năm đầu thế kỷ XX, Mỹ Tho sầm uất, chỉ thua Sài Gòn. Bấy giờ Cần Thơ chưa thành hình, chưa khẳng định vai trò, việc khẩn hoang còn ở giai đoạn đầu.
"trên Sài Gòn, dưới Mỹ Tho,
Đâu đâu phong cảnh cũng nhường cho . . ."
Quy tụ đông dân cư, dễ sống, nhiều kinh rạch chằng chịt góp phần tiêu tưới cho đồng ruộng vườn tược, không tốn công làm thủy lợi như Cà Mau, Rạch Gía. Đâ là vùng đất Ba Giồng, tời Nguyễn Ánh, Tây Sơn tranh chấp nhau. Ai chiếm được vùng này là giữ được Nam Bộ, với dân cư đông đúc, lúa gạo phì nhiêu.
tượng Phật "hoành tráng"
Tết Tân Mão 2011, chúng tôi làm một chuyến du lịch homestay về quê, xã Phước Long, huyện Giồng Trôm,  Bến Tre. Trên đường đi, chúng tôi ghé ghỉ mệt tại nhà Kim Gollinger (tác giả mục "VÀO BẾP cùng KIM"  của blog) tại thành phố Mỹ Tho. Sau khi đã ăn mỗi người một dỉa hủ tíu xào do chính tay Kim nấu, nước sốt ngon tuyệt, chúng tôi đi thăm chùa Vĩnh Tràng, một danh thắng của địa phương, trước khi sang điạ phận tỉnh Bến Tre.(xem thêm ... )
MỸ THO có nhiều chùa xưa, nhưng so với các tỉnh phía đồng bằng, đáng gọi là kỳ quan vẫn là chùa Vĩng Tràng. Đây là kiểu kiến trúc vừa dân tộc, vừa hiện đại. Chùa cất khoảng trăm năm thôi (khoảng đầu thế kỷ XIX) , sau khi Pháp đến, tọa lạc tại xã Mỹ Phong, tp Mỹ Tho, năm 1849 xây dựng thành ngôi đại tự, đặt tên là chùa Vĩnh Tràng. Hiện chùa còn bảo tồn nhiều tượng cổ, bộ thập bát la hán tượng kỳ thú là những tác phẩm tượng tròn độc đáo được các nghệ nhân Nam Bộ tạc vào đầu thế kỷ XX.
 Nếu những ngôi chùa xưa (đặc biệt các chùa cổ ở Bắc Bộ) thường là thấp, thiếu ánh sáng, bên trong thâm nghiêm âm u thì chùa Vĩng Tràng gợi vẻ tươi mát, yêu đời, phải chăng thể hiện đặc tính của người dân Nam Bộ? Đây là kỹ thuật mới về trang trí mà người Pháp ca ngợi, gọi là "phong cách Khải Định". Vua Khải Định qua Pháp, xem kiến trúc lâu đài tây phương, khi trở về nghĩ ra việc cách tân kiến trúc cổ truyền mà đỉnh cao là lăng của ông.
tranh cảnh, hoa văn đều dùng miểng sành sứ
Kiến trúc chùa cao ráo, nền lót gạch bông, nhiều cửa sổ, trang trí nội thất cùng với những tranh cảnh, hoa văn đều dùng miểng sành sứ, nếu cần thì đập những tô chén mới, để ráp nối với những màu sắc rực rỡ. Miểng sành sứ là mô phỏng theo kỹ thuật gạch men, vẽ tranh cãnh của tây phương, nhiều miếng ráp lại thành bức tranh hoặc đóa hoa. Ở đây, dùng miểng nhiều mầu gắn kề nhau, kiểu cẩn xà cừ, để có hình mai, lan, cúc, trúc, hoặc rồng, phụng. Thế mạnh của gắn sành sứ là rực rỡ, khi ánh sáng rọi vào, dễ bảo quản, nếucần dùng nước lạnh mà rửa thì men sẽ bóng láng như mới. Ở Sài Gòn, giai đoạn Pháp mới đến, có chùa Gíac Viên, sau này có lăng Lê Văn Duyệt cũng đã sử dụng khá thành công kỹ thuật này, mà sở trường trong nghề là những nghệ nhân từ Lái Thiêu (tỉnh Sông Bé). Vào chùa Vĩnh Tràng, ta thấy sự lộng lẫy, có tượng Phật khá to. Cổng tam quan là công trình lớn, ở Nam bộ, ít chùa nào sánh kịp, chứng tỏ mức giàu có của người địa phương và các thân sĩ thời trước.
khu vườn quanh chùa ngày xưa ...
Năm 1973, khi tôi còn đang học lớp 7, nhà gần chùa, nên cứ mỗi khi tan học được về sớm, thường ghé vào chùa chơi. Dạo ấy, quanh chùa còn rất nhiều vườn dừa lão, rất cao, nên đường vào chùa lúc nào cũng rợp bóng mát nhưng có vẻ hẹp hơn và cũng chưa được tráng nhựa như bây giờ. Trong khu vườn quanh chùa, tôi còn nhớ có một người nuôi rất nhiều trăn, con nào con nấy to bằng bắp đùi người lớn, mỗi lần đi ngang, thế nào lũ học trò chúng tôi cũng tìm cách chọc ghẹo lũ trăn, chúng cứ nằm im, lầm lì bất động. Trong chùa cũng còn có một nhà máy xay lúa nhỏ do chính các nhà sư quản lý, lúc nào cũng bận rộn, xe lôi chở lúa gạo ra vào tấp nập, lũ trẻ con chúng tôi say sưa đứng xem máy xay chạy, quên cả về nhà. Chùa cũng chưa có những tượng Phật "hoành tráng" như ngày nay (phải chăng các phật tử ngày nay "giác ngộ" nhiều hơn trước?), mặt tiền chùa cũng đầy rêu phong cổ kính, nhưng nhìn chung, trang trí bên trong cũng không khác ngày nay là bao, chứng tỏ chùa được bảo quản tốt, thật may mắn sau khi đã qua bao thời kỳ chiến tranh.
Năm nào cũng vậy, trên đường về thăm quê ngọai, tôi không quên ghé thăm chùa Vĩnh Tràng, ngôi chùa chứa chan những kỷ niệm thuở ấu thơ của tôi. (xem thêm ...)
                                                          Bàn tay tượng Phật Di Lặc
trang trí bên trong cũng không khác ngày nay là bao
                         Các tác phẩm lộng gỗ  cực kỳ khéo tay, không đẹp bằng bao lam chuà GIÁC VIÊN
                               các bài vị đặt trong chùa
                                      Cổng tam quan
                                                             Kiến trúc một góc chùa
phong cách Khải Định
phong cách Khải Định

XEM THÊM : CHÙA TÔN THẠNH

Không có nhận xét nào: