Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

NHƯ BÓNG ĐI THEO CHÂN

David Michie


Các nhà tâm lý học thần kinh thừa nhận rằng, đức tin định hình nên thái độ, và từ thái độ định hình nên hành vi. Các bậc thầy đã truyền bá chân lý cổ xưa nhưng hết sức hiệu quả này. Họ chỉ ra rằng, thường thì không phải hoàn cảnh đẩy đưa chúng ta vào một việc làm nào đó, một phong cách sống hay mối quan hệ nào đó - mà là những đức tin tự trói buộc của chúng ta. Hãy thay thế những đức tin "Tôi không thể" đó bằng "Tôi có thể", và những chân trời mới sẽ mở ra.
Tôi thường nghĩ rằng có thể mô tả Phật pháp như một chương trình tu thân thượng thừa. Của cải, phong cách sống, thành công sự nghiệp và địa vị chẳng phải là những mục tiêu đối với đức Phật, vốn đã sinh ra trong giàu sang quyền quý. Đức Phật không hề phản đối chuyện giàu có - trái lại, tiền tài và quyền lực có thể đạt được, ít ra trong khuôn khổ thế gian, còn hơn là bị nghèo đói và không quyền lực. Nhưng đức Phật xem mục tiêu của một cá nhân là quá nhỏ bé, quá thiển cận không đáng cho những nỗ lực suốt đời.
Geshe Loden, đạo sư Tây Tạng, có đề cập đến cái "tâm thức hạt mè" của chúng ta, cách chúng ta có xu hướng  mạnh mẽ là tập trung quá nhiều sự quan tâm đến thịnh vượng vật chất trong cuộc đời này ra sao. Ngay loài chim cũng làm như vậy, Geshe nói. Và cả côn trùng nữa! Tất nhiên, là con người, chúng ta có mục tiêu cao cả hơn không?
Liệu có đáng để cho ta từ bỏ sự khao khát chỉ to bằng hạt mè và chọn lấy một mục tiêu không chỉ bao gồm sự thịnh vượng vật chất , mà còn cả hạnh phúc nội tâm chân chính? Không chỉ cho bản thân chúng ta mà còn cho tất cả những người khác? Không chỉ trong cuộc đời này mà còn trong muôn kiếp?
"Điểm hay của luật nhân quả", Rinpoche nói, "là chúng ta có sẵn khả năng trong tay để tạo những "nhân" có thể mang đến bất cứ thứ "quả" gì mà chúng ta mong ước. Rất nhiều người đã hiểu sai rằng nhân quả là định mệnh hay số phận. Họ nghĩ rằng nó là cái gì đó mà không thể thay đỗi được. Đây là một nhầm lẫn. Chính chúng ta tạo nghiệp cho mình và chúng ta có thể thay đổi nó một cách mạnh mẽ, năng động. Chúng ta đang tạo ra hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn cái nhân như vậy trong cuộc sống mỗi ngày. Nhưng, trừ khi có niệm thức tốt, bằng không chúng ta chẳng hề hay biết về điều đó. Một lần nữa, chúng ta thấy được việc thu phục con khỉ điên loạn trong tâm của mình là quan trọng đến mức nào, nhằm sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc của hiện tại."
"Không phải chỉ trong những chuyện lớn chúng ta mới làm như vậy. Chúng ta đâu cần phải làm những điều thật kich tính thì mới tạo ra ác nghiệp hay thiện nghiệp? Cả hành động này lẫn hành động khác  đều được bắt đầu từ những ý tưởng trong tâm, do đó, chính ở ngay đây, trong cái tâm này, mà nghiệp được nảy sinh."
"Tất cả chúng ta đều có khuynh hướng mang những suy nghĩ hay thái độ có tính thói quen, và chúng ta cần hết sức cẩn thận về điều này. Thường thì chúng được xây dựng dần và có hệ quả tích lũy hết sức mênh mông. Như đức Phật đã giảng trong kinh Pháp Cú (Dharmapadda)
Suy nghĩ hiện thành lời nói;

Lời nói hiện thành hành động;

Hành động phát triển thành thói quen;

Và thói quen kết lại thành nhân cách;

Do đó, hãy cẩn thận trông chừng suy nghĩ và cung cach của nó,

và cho phép nó sinh ra từ lòng yêu thương, một lòng yêu thương xuất phát từ sự quan tâm đết tất cả chúng sinh ...

Như bóng đi theo chân,

chúng ta suy nghĩ thế nào thì chúng ta trở thành như vậy.
"Nếu muốn biết cuộc đời mình sẽ ra sao trong tương lai, chúng ta hãy nhìn vào cách mình đang suy nghĩ  và hành động như thế nào ở hôm nay. Chúng ta là tổng số của những quyết định mà chúng ta đã đưa ra. Hay, nói theo lời của đức Dalai Lama. "Tình trạng hiện tại của chúng ta không phải là cái gì đó không gốc không rễ, hay cái gì đó tình cờ xảy ra. Nó là điều gì đó mà chúng ta đang xây đắp đều đặn thông qua những chuỗi quyết định trong quá khứ của mình, cùng với những hành động của thân, khẩu và ý, nảy sinh từ các quyết định đó.
(Buddhism for busy people)
xem thêm: luật nhân quả
 

Không có nhận xét nào: