David Michie
Tâm là người tiên
phong của mọi biến cố (Đức Phật)
Luật nhân quả, tức Karma hay nghiệp, là một khái niệm cơ bản của Phật Gia1o - rõ ràng và đơn giản, nhưng có những hậu quả hết sức sâu sắc lên cách sống của chúng ta. Điều này càng hiển nhiên hơn khi tôi trở lại thiền đường Glebe Street sau chuyến viếng thăm Marcy để dự một lớp học khác của Rinpoche.
Bây giờ đã quen với
cách thứ của thiền đường, nên tôi cũng bắt đầu nhận ra gương mặt của một số bạn
đồng học. Họ rất niềm nở, thoải mái, vui vẻ và một số đã quen biết thân tình,
nên đang trò truyện với nhau về những lần an cư trước đây. Tôi tự hỏi, họ đang
làm gì ở đây khi đã được nghe hết thảy những lời pháp này?
Chỉ sau này tôi mới ngộ ra rằng có sự khác biệt giữa biết bằng trí não và hiểu bằng trái tim. Giống như chuyện yêu đương vậy, chẳng có ước đoán giả dụ nào co thể thay thế được trải nghiệm. Đối với Phật giáo cũng vậy, nơi mà tri kiến tân tiến nhất bị xem là thứ yếu so với sự trực tiếp trải nghiệm.
Chỉ sau này tôi mới ngộ ra rằng có sự khác biệt giữa biết bằng trí não và hiểu bằng trái tim. Giống như chuyện yêu đương vậy, chẳng có ước đoán giả dụ nào co thể thay thế được trải nghiệm. Đối với Phật giáo cũng vậy, nơi mà tri kiến tân tiến nhất bị xem là thứ yếu so với sự trực tiếp trải nghiệm.
Trong Phật giáo, chẳng
có người cầu đạo nào thượng thừa đến mức không hưởng được ích lợi từ việc lắng
nghe nhiều lần những lời pháp chính yếu. Đôi khi bạn phải nghe một khái niệm được
giải thích lần thứ một trăm trước khi ánh sáng rọi đến.
"Bài học của
ngày hôm nay là về Karma", Rinpoche bắt đầu. "Karma là tiếng Phạn mà
nếu dịch cho thật sát, có nghĩa là "hành động của việc làm". Nhưng
những gì tiếp theo sau hành động đó là kết quả. Đó là lý do tại sao chúng ta
nói về luật nhân quả."
"Tất cả chúng ta
đều coi quy luật này là quá thường tình đến độ như là đương nhiên trong cuộc sống
hàng ngày. Mỗi lần chúng ta tra chìa khóa vào ổ khóa để mở máy xe, mỗi lần chúng
ta nhấn nút để khởi động máy tính, mỗi lần chúng ta bật bếp gas để đun một ấm
nước, chúng ta đều làm như vậy trong sự chờ đợi một kết quả nào đấy, nhưng
không phải lần nào nhấn khởi động máy tính nó cũng có thể hoạt động."
"Toàn thể thế
gian này đều vận hành theo luật nhân quả. Hãy kiểm tra và các bạn sẽ thấy. Cho
dù nó là những cấu trúc thời tiết của địa cầu, như hiện tượng El Nino chẳng hạn,
hay chỉ là hoạt động của siêu vi, cũng chẳng có gì là ngẫu nhiên cả. Luôn phải
có một mối quan hệ trực tiếp giữa nhân và quả."
Ông ngừng lại quan
sát chúng tôi một cách nghiêm trang trước khi từ tốn nói, "Điều này cũng
như vậy đối với tâm. Mọi suy nghĩ mà chúng ta có, mọi lời lẽ mà chúng ta nói
ra, mọi hành động mà chúng ta làm, đều tạo ra một cái nhân. Trải qua thời gian,
tất cả những cái nhân này sẽ trở thành quả."
Phật giáo thường nói
đến một giòng chảy của tâm thức hơn là tâm, và cách mà chúng ta trải nghiệm tâm
thức của mình không phải như một thực tại cố định mà như một dòng chảy thường hằng
của ý thức, sự thông suốt và hiểu biết. Hòa cùng dòng chảy này, các hành động dẫn
dắt chúng ta trải nghiệm các biến cố tương lai theo những cách đặc biệt, hoặc
tích cực hoặc tiêu cực. Trong từng khoảnh khắc, chúng ta không ngừng tạo hình
cho định mệnh nhân quả của mình.
(Buddhism for busy
people)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét