Sylvie Crossman & Jean-Pierre Barou
Stéphane Hessel (S.H.): Làm thế nào mà Ngài lại có thể
giữ được một tâm thức an bình bất chấp mọi khó khăn ?
Đức Đạt-lai Lạt-ma (Đức
ĐLLM ) : Tôi muốn nhắc nhở mọi người
hai điều như sau : trước hết hãy biết sử dụng trí thông minh của mình hiệu
quả hơn. Bất cứ đối với một hoàn cảnh nào thì cũng đều có thể hình dung nó dưới
nhiều khía cạnh khác nhau. Thí dụ như đối với trường hợp của tôi, thì trước hết
tôi có thể bảo rằng : tôi đã đánh mất quê hương tôi rồi, tôi sống phần lớn
cuộc đời tôi trong cảnh lưu vong, kiếp sống của một kẻ tị nạn. Thế nhưng tôi
cũng có thể bảo rằng: nhờ đó tôi đã khám phá ra cả thế giới này, tôi có thể
giao tiếp với tất cả mọi người mà không cần đến một thứ nghi lễ nào cả. Nếu như
tôi vẫn còn ở trong lâu đài Potola ở Lhassa, thì nhất định tôi sẽ bị cô lập bởi
các thứ nghi lễ hoàn toàn vô ích. Điều thứ hai mà tôi có thể hình dung ra được đấy
là hơi ấm của con tim tôi. Thật thế hiện nay chúng ta đang bị chi phối bởi một
tình trạng chia cách giữa "chúng ta" và "người khác". Cái
ranh giới đó đã bắt rễ quá sâu vào tâm khảm chúng ta, tách rời chúng ta ra khỏi
sự cảm nhận về tình huynh đệ toàn cầu.
S. H. : Trên phương diện lý trí thì Ngài
quá cao cường, Ngài hiểu biết quá nhiều, nhiều hơn tôi gấp bội. Ngài đã từng
giao tiếp với các nhà thần kinh học thật tân tiến và Ngài cũng nhận thấy là những
khám phá của họ rất gần với những kinh nghiệm cảm nhận của chính Ngài.
Đức ĐLLM : Họ khám phá ra rằng sự giận
dữ, sợ hãi, và hận thù thường xuyên tàn phá hệ thống miễn nhiễm của chúng ta. Trong
khi đó thì chúng ta lại phải cần đến một thể dạng tâm thần bình lặng nhằm mang
lại sức khoẻ cho thân xác và an vui cho tâm thần chúng ta.
S. H. : Thật thế, chính sự giận giữ, sợ
hãi và hận thù sẽ mang lại mọi thứ bệnh tật...
Đức ĐLLM : Đã từ hơn hai mươi năm nay, tôi
vẫn thường xuyên bàn luận với các khoa học gia. Theo họ thì các kinh nghiệm
hiểu biết lâu đời của Ấn Độ về tri thức, tâm thức, xúc cảm... thật vô cùng giá
trị. Con số các khoa học gia này ngày càng đông hơn và càng tỏ ra tha thiết hơn
trong việc tìm hiểu thêm về các lãnh vực trên đây. Phật Giáo tìm hiểu và nghiên
cứu tâm thức dựa vào ngôi thứ nhất (bằng phép nội quán và thiền định). Qua bao thế
kỷ nay, chúng tôi (những người Phật Giáo) đã dày công luyện tập nhằm phát huy
sự chú tâm để giúp theo dõi sự vận hành của các thể dạng cảm nhận tâm thần.
Chúng tôi sử dụng các kỹ thuật nghiên cứu, phép nội quán, sự suy tư..., đấy là
các phép luyện tập thật hoàn hảo vì đã được triển khai dựa vào những kinh
nghiệm thu thập được qua hàng nhiều thế kỷ. Thiền định là kỹ thuật quan trọng
hơn cả. Kỹ thuật ấy không biểu trưng cho một phép tu tập mang tính cách tín
ngưỡng nào cả, mà đúng hơn đấy chỉ đơn giản là một sự luyện tập kiên trì nhằm
mục đích giúp quan sát và phát huy tâm thức.
S. H. : Tình thương và hận thù là hai sức
mạnh quan trọng nhất. Vậy làm thế nào để có thể loại bỏ hận thù? Tất cả chúng
ta đều cảm thấy hận thù vào một lúc nào đó trong cuộc sống của mình.
Đức ĐLLM : Một tấm bản đồ về tâm thần có
thể giúp được việc đó. Tấm bản đồ này đã được thực hiện chung với một số các bạn
hữu khoa học gia của tôi, họ là những con người thật hết sức khác thường, chẳng
hạn như Francisco Verala, "Richie", Matthieu Ricard ... , họ đã góp
phần một cách thật tích cực vào việc thực hiện các tấm bản đồ trên đây nhờ sự
hiểu biết về kỹ thuật và các kinh nghiệm phong phú của họ : ngày nay sự
vận hành của tâm thức có thể theo dõi được trong từng phần ngàn của một giây,
và từng milimét trong não bộ. Nếu có thể theo dõi một cách minh bạch và nắm
vững được sự vận hành chính xác của toàn bộ tâm thức thì chúng ta cũng sẽ có
thể phát huy được dễ dàng những xúc cảm tích cực, chẳng hạn như lòng từ bi, sự
tha thứ, đồng thời thu hẹp tác động của những thứ xúc cảm tàn phá, chẳng hạn
như sự giận dữ, nghi ngờ, sợ hãi, hận thù..., nói một cách khác là giúp thay
đổi tính khí của mình. Xin nhắc lại một lần nữa rằng đấy cũng chẳng phải là một
thứ giáo huấn mang tính cách tín ngưỡng, mà chỉ đơn giản là một khoa học tâm
thần. Hận thù có phải là trường hợp đã từng xảy ra cho ông hay chăng khi ông bị
nhốt trong trại tập trung, nhất định là lúc ấy ông phải cảm thấy hận thù những
người quốc xã...
Nguồn :
Đức Đạt-lai Lạt-ma và Stéphane Hessel
Tác
gỉa : Sylvie Crossman & Jean-Pierre Barou
Hoang Phong chuyển ngữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét