Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Linh’s method: Tính nhanh tốc độ truyền NaCl 3% trong điều trị hạ natri máu

by Linh H. Vo on Sunday, April 22, 2012 at 6:15pm(facebook)

BS Lĩnh và các con (ảnh copy từ facebook cuả BS Lĩnh)

Kính tặng Thầy Thi Anh, nhớ lại những ngày mới vào nội trú

Thông thường,trong điều trị hạ natri máu mạn tính, chúng ta muốn nâng Na huyết tương khoảng 0.5 mmol/L/giờ. 
Nói cách khác, chúng ta muốn nâng Na huyết tương lên khoảng 10 mmol/L trong 20 giờ.
Lượng Na cần dùng  = 10( mmol) x P (cân nặng, kg) x  0.6 = 6 x P (mmol)       (lưu ý: x 0.5 cho phụ nữ)
Dung dịch 3% NaCl chứa 513 mmol Na trong mỗi lít hay 0.513 mmol/ml (milimeter)
Thể tích 3% NaCl cần truyền trong 20 giờ = lượng Na cần dùng/nồng độ dung dịch 3% NaCl = 6 x P / 0.513 
Thể tích 3% NaCl cần truyền trong 1 giờ = 6 x P/ 0.513 x 20 = 0.58 x P ≍  0.6 x P (ml/giờ)
Nếu chúng ta truyền 3% NaCl với tốc độ 0.6 x P ml/giờ thì theo lý thuyết, chúng ta có thể nâng Na huyết tương với tốc độ 0.5 mmol/L/giờ.

Linh’s method:   with P = body weight in kg
                           3% NaCl at( 0.6 x P) ml/h  to raise plasma Na by 0.5 mmol/L/h
                           (0.5 x P for women)
Thí dụ : Bệnh nhân nam 70 kg, có Na huyết tương là 110 mmol/L. Mục tiêu là nâng Na huyết tương lên 120 mmol/L trong 20 giờ (0.5 mmol/L/giờ)

Cách tính kinh điển:
Na cần dùng = 0.6 x 70 x 10 = 420 mmol trong 20 giờ
Thể tích 3% NaCl cần dùng trong 20 giờ = 420/0.513 ≍  819 ml
 Hay tốc độ truyền 3% NaCl =  819/20 ≍  41 ml/giờ

Cách tính nhanh theo Linh‘s method:
Tốc độ truyền 3% NaCl = 0.6 x P = 0.6 x 70 = 42 (ml/giờ) (gần đúng với cách tính kinh điển).
Nếu chúng ta đo ion đồ mỗi 2 giờ thì dù truyền 3% NaCl với tốc độ 41 ml/giờ hay 42 ml/giờ cũng không tạo khác biệt gây nguy hiểm nào cả.

Các ứng dụng khác:
  • Nếu chúng ta muốn nâng Na huyết tương nhanh hơn, thí dụ 1 mmol/L/giờ thì chúng ta tăng gấp đôi  tốc độ truyền 42 ml/giờ x 2 = 82 ml/giờ
  • Nếu chúng ta muốn nâng Na huyết tương chậm hơn (ở bệnh nhân xơ gan, có dùng thiazide), thí dụ 0.25 mmol/L/giờ,  thì chúng ta giảm một nửa tốc độ dịch truyền 42 ml/giờ  2 = 21 ml/ giờ
  • Trong trường hợp bệnh nhân có Na huyết tương 110 mmol/L, kèm theo co giật. Chúng ta muốn nâng Na huyết tương đến mức 115 mmol/L một cách khẩn cấp (tăng thêm 5 mmol/L nữa), thì chúng ta  tính thể tích 3% NaCl dùng để nâng Na huyết tương 0.5 mmol/L/giờ trong 10 giờ. Sau đó truyền thể tích này một lần (IV bolus) cho bệnh nhân.Ở ví dụ này: 42 ml/giờ x 10 giờ = 420 ml. Như vậy, chúng ta truyền khoảng 420 ml dung dịch 3% NaCl để nâng khẩn cấp Na huyết tương thêm 5 mmol/L (từ 110 mmol/L lên 115 mmol/L) ở người đàn ông 70 kg có triệu chứng co giật do hạ na tri máu.
     So sánh với cách tính kinh điển:
     Lượng Na cần dùng = 0.6 x 70 (kg) x 5 (mmoL) = 210 mmol/L
     Dung dịch 3 % NaCl chứa 0.513 mmol Na/ml. Vậy thể tích cần dùng là 210/0.513 ≍ 410 ml (xấp xỉ thể tích theo cách tính nhanh.)

Tóm tắt
Linh’s method là một phương pháp tính nhanh tốc độc bù NaCl 3% dựa trên công thức bù Na kinh điển.  Phương pháp này giúp cho bác sĩ lâm sàng có thể tính nhẩm một cách nhanh chóng tốc độ bù NaCl 3% mà không cần dùng đến máy tính cá nhân. Sự khác biệt giữa 2 phương pháp này là không đáng kể về mặt lâm sàng. Hơn nữa, dù dùng phương pháp nào, bệnh nhân cũng cần được theo dõi nồng độ natri huyết tương mỗi 2-4 giờ để tránh những tai biến do điều chỉnh hạ natri máu quá nhanh.

1 nhận xét:

Dr Bin nói...

Bản chất nằm ở chỗ 3% sẽ có 513 mmo/ Na/lít, do vậy nếu bạn bớt đi 2 ống muối 10% trong 1 lít đó thì 2 cách tính có lẽ sẽ bằng nhau.