Bác sĩ Nguyễn văn Đích
Poster - Lauritz Andersen Ring
|
Trong điều trị và phòng ngừa cần biết thời gian mà người lớn
tuổi có thể sống được. Ước tính về triển vọng sống dựa vào tuổi và phái tính
không chính xác vì sự sống tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người. Một
số nghiên cứu dùng nhiều trắc nghiệm để đánh giá tình trạng cơ năng tỏ ra phức
tạp và khó sử dụng trong khi đó tốc độ đi luôn luôn liên hệ với sự sống còn
(survival) của người lớn tuổi.
Studenski S. và csv báo cáo nghiên cứu siêu phân tích (meta-analysis) liên hệ tốc độ đi và thời gian sống của 34 485 người trên 65 tuổi, 59.6% là phụ nữ. Thời gian theo dõi từ 6.0 đến 21.0 năm, có 17 528 người chết. Tốc độ đi thay đổi từ dưới 0.4m/s đến trên 1.4m/s.
Các tác giả nhận thấy tốc độ đi liên hệ với khả năng sống còn ở cả hai phái và ở mọi lứa tuổi nhưng rõ rệt nhất ở những người trên 75 tuổi.
Số năm sống ước tính còn lại đối với mỗi phái và mỗi tuổi tăng khi tốc độ đi tăng. Tốc độ đi 1.0 m/s hay trên 1.0 m/s liên hệ với thời gian sống lâu hơn là triển vọng sống theo tuổi và phái tính, tốc độ đi 0.8 m/s tương ứng với triển vọng sống trung bình, tốc độ đi chậm hơn 0.6 m/s cho thấy sức khỏe yếu kém.
Các tác giả nhận định rằng trắc nghiệm tốc độ đi đơn giản và dễ thực hiện, vì dựa vào 3 yếu tố tuổi, phái tính và thời gian đi một đoạn đường 4 mét. Tuy đơn giản nhưng khi so sánh với các nghiệm pháp phức tạp khác tốc độ đi đã tiên đoán chính xác số năm sống còn lại. Sở dĩ thế là vì “đi” cần tiêu thụ năng lượng, đòi hỏi sự hỗ trợ của nhiều bộ phận gồm tim, phổi, hệ tuần hoàn, cơ khớp, hệ thần kinh và tri giác để kiểm soát động tác.
Các tác giả kết luận rằng có thể ứng dụng trắc nghiệm tốc độ đi trong lâm sàng cũng như trong nghiên cứu về người lớn tuổi.
Cesari M, một nhà nghiên cứu lão khoa, nhận định rằng Studenski và csv đã xác định tốc độ đi là yếu tố tiên lượng tử vong ở người lớn tuổi, đã cung cấp những cơ sở thống kê để ước tính sự sống còn ở những lứa tuổi khác nhau. Theo Cesari, các tác giả đã xác định giá trị của trắc nghiệm, đã tiêu chuẩn hóa trắc nghiệm bằng cách đo thời gian đi một đoạn dài 4 mét từ thế đứng, để tính thời gian còn sống được tùy theo các tốc độ đi khác nhau. Vậy tốc độ đi là một chỉ dấu về sự dự trữ sinh lý, giúp đo lường toàn bộ sức khỏe, có thể coi như một “sinh hiệu” nhậy bén của người lớn tuổi.
Studenski S. và csv báo cáo nghiên cứu siêu phân tích (meta-analysis) liên hệ tốc độ đi và thời gian sống của 34 485 người trên 65 tuổi, 59.6% là phụ nữ. Thời gian theo dõi từ 6.0 đến 21.0 năm, có 17 528 người chết. Tốc độ đi thay đổi từ dưới 0.4m/s đến trên 1.4m/s.
Các tác giả nhận thấy tốc độ đi liên hệ với khả năng sống còn ở cả hai phái và ở mọi lứa tuổi nhưng rõ rệt nhất ở những người trên 75 tuổi.
Số năm sống ước tính còn lại đối với mỗi phái và mỗi tuổi tăng khi tốc độ đi tăng. Tốc độ đi 1.0 m/s hay trên 1.0 m/s liên hệ với thời gian sống lâu hơn là triển vọng sống theo tuổi và phái tính, tốc độ đi 0.8 m/s tương ứng với triển vọng sống trung bình, tốc độ đi chậm hơn 0.6 m/s cho thấy sức khỏe yếu kém.
Các tác giả nhận định rằng trắc nghiệm tốc độ đi đơn giản và dễ thực hiện, vì dựa vào 3 yếu tố tuổi, phái tính và thời gian đi một đoạn đường 4 mét. Tuy đơn giản nhưng khi so sánh với các nghiệm pháp phức tạp khác tốc độ đi đã tiên đoán chính xác số năm sống còn lại. Sở dĩ thế là vì “đi” cần tiêu thụ năng lượng, đòi hỏi sự hỗ trợ của nhiều bộ phận gồm tim, phổi, hệ tuần hoàn, cơ khớp, hệ thần kinh và tri giác để kiểm soát động tác.
Các tác giả kết luận rằng có thể ứng dụng trắc nghiệm tốc độ đi trong lâm sàng cũng như trong nghiên cứu về người lớn tuổi.
Cesari M, một nhà nghiên cứu lão khoa, nhận định rằng Studenski và csv đã xác định tốc độ đi là yếu tố tiên lượng tử vong ở người lớn tuổi, đã cung cấp những cơ sở thống kê để ước tính sự sống còn ở những lứa tuổi khác nhau. Theo Cesari, các tác giả đã xác định giá trị của trắc nghiệm, đã tiêu chuẩn hóa trắc nghiệm bằng cách đo thời gian đi một đoạn dài 4 mét từ thế đứng, để tính thời gian còn sống được tùy theo các tốc độ đi khác nhau. Vậy tốc độ đi là một chỉ dấu về sự dự trữ sinh lý, giúp đo lường toàn bộ sức khỏe, có thể coi như một “sinh hiệu” nhậy bén của người lớn tuổi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét