Đó là một trong
những cuộc đấu tranh lớn nhất của học sinh, sinh viên ở Boston. Hàng ngàn sinh
viên đã xuống đại lộ Commonwealth để phản đối cuộc chiến phi nghĩa ở Đông Nam
Á. Số lượng học sinh sinh viên tăng lên nhanh chóng. Họ chiếm đóng các đường phố
với những bức tranh cổ động lớn được giăng lên với các dòng chữ: "Hãy chấm
dứt chiến tranh", "Hãy cút khỏi Đông Dương", " Hãy dùng
tình thương thay bạo lực" . . .
Tôi tốt nghiệp trường Đại học Thần học
Boston - nơi mà Martin Luther King Jr đã
học - vào năm 1969, năm của những phong trào đấu tranh. Khi phong trào đấu
tranh đòi quyền công dân và phong trào phản chiến kết hợp với nhau thì rất khó
có thể đoán được điều gì sẽ xảy ra. Thái độ của tôi đối với cuộc chiến tranh ở
Đông Dương là hết sức rõ ràng. Khi còn nhỏ, tôi sống ở nước Anh cùng với đại
gia đình. Tôi đã được nghe nhiều câu chuyện về thế chiến thứ nhất và hậu quả của
nó. Tôi được nghe kể về cách đào hầm, tránh bom cũng như các loại khí độc. Tôi
còn được nghe những câu chuyện cảm động về sự sống, cái chết và những cuộc hội
ngộ bất ngờ. Chính vì thế, trong tâm trí tôi, chiến tranh là một việc làm vô lý
và đầy đau thương. Thế nhưng, mặc dù phản đối chiến tranh, tôi lại không tin
vào chủ nghĩa hòa bình, khi mà nó không thể giải quyết được những bất đồng đang
diễn ra trên thế giới vào lúc đó. Vì thế, khi chiến tranh ở Đông Dương nổ ra,
tôi đứng ngoài mọi cuộc biểu tình.
Khi đó, Boston là thành phố có số lượng
học sinh, sinh viên phản chiến đông nhất thế giới, và tôi thật sự lo sợ khi chứng
kiến những gì đang diễn ra trên đại lộ Commonwealth. Cảnh sát có mặt khắp nơi.
Họ đi bộ, cưỡi ngựa hoặc chạy xe máy trấn áp những người biểu tình. Bên cạnh
đó, sự xuất hiện của những chiếc xe quân đội càng làm cho tình hình thêm căng
thẳng. Số lượng người tham gia vào phong trào đấu tranh này vượt xa sự tưởng tượng
của tôi, Một lãnh đạo cấp cao của phong trào sinh viên có bài diễn thuyết quan
trong về hòa bình. Tuy nhiên, khi nhận thấy nguy hiểm đang rình rập xung qung,
anh ta đã đề nghị đám đông rút lui có trật tự. Anh ta cho rằng việc dùng bạo lực
trong một cuộc biểu tình phản chiến như vậy sẽ mang lại những điều tiếng không
hay cho những người đấu tranh. Đám đông bắt đầu giải tán.
Thế nhưng, một cuộc đụng độ với cảnh
sát và các lực lượng vũ trang đã xảy ra trong lúc giải tán. Vài sinh viên chấp
nhận chịu đòn để giải thoát cho những người khác. Tôi nhìn thấy một nữ sinh
viên khoảng 20 tuổi đang chạy vội vào một góc phố, theo sau cô là một người đàn
ông cầm gậy tuần tra hùng hổ đuổi theo. Tôi chạy đến với ý định tóm lấy cây gậy
nhưng không kịp. Rồi tôi nghe thấy một tiến gthét vang lên, và cô gái quỵ xuống.
Tôi giằng lấy cây gậy, giận đến nỗi chỉ muốn giết chết gã đàn ông ấy ngay tức
khắc. Thế nhưng, ngay lúc đó, ngay trong những giây phút đầy thử thách đó, tôi
đã nghe thấy một tiếng nói vang lên trong lòng mình: "bảo vệ lẽ phải là việc
nên làm, nhưng điều đó không có nghĩa là mình được quyền hành động nông nổi".
Tôi tiến về phía người đàn ông đó và từ bỏ ý định giết hắn.
Lúc đó tôi chợt thấy mình trong một
hình ảnh hoàn toàn mới mẻ, đồng thời tôi hiểu được những vấn đề mà trước đó
mình luôn cảm thấy hoài nghi. Chúng tôi, những người phản chiến sẽ không thể
lên tiếng ủng hộ chủ nghĩa hòa bình bằng những hành động bạo lực. Trong nhiều
năm sau đó, tôi tự hào là mình đã biết tự chủ tốt hơn những người khác. Số người
biện minh cho chiến tranh và bạo lực chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Nhưng sẽ
ra sao nếu tôi giết chết người đàn ông đó? Chắc chắn tôi sẽ phải trả giá cho
hành động của mình. Và điều quan trọng là sau hành động đó, tôi sẽ chẳng khác
gì những con ngtười mà trước nay tôi đã từng khing bỉ.
Từ việc nhận thức về chính bản thân và
thấu hiểu được những gì đang diễn ra trong lòng mình, tôi hiểu được những người
xung quanh. Trong suốt thời gian ở Boston, tôi không những đã hiểu được nguồn gốc
của chiến tranh mà còn cả nguồn gốc của hòa bình.
(Life Lessons for Loving The Way You Live - Jennifer
Read Hawthorne)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét