Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

NHỮNG “HỘI KÍN THẦN THÔNG” MIỀN NAM - ĐẦU THẾ KỶ HAI MƯƠI

Bến Bình Đông - Sài Gòn xưa
Đầu thế kỷ XX, nhiều người không nhận thức được đâu là nguyên nhân chính khiến cho các phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp bị thất bại, họ cho rằng sở dĩ thất bại là vì chỉ dựa vào sức mạnh con người là chính  mà không biết dựa vào các thế lực của thần linh. Với dân trí của dân ta thời đó, chủ trương kết hợp giữa phép màu của thần thánh và sức người để chống lại sự áp bức tàn tệ của phong kiến và thực dân Pháp cũng đã thu hút được một số người không nhỏ vào trong các tổ chức bí mật của một số người được gọi là nhà "tiên tri", "pháp sư", "thầy pháp","thầy ngải"... lập ra.Tuy vậy, trong một số "hội kín thần thông" (HKTT), người sáng lập không phải là các thầy nói trên mà có thể là một người yêu nước được một trong các thầy nói trên ra tay giúp đỡ.
Chúng ta hãy phân tích cụm từ "hội kín thần thông".
"Hội kín" là tập hợp một nhóm người hoạt động vì quyền lợi chung, nhằm một mục đích chung, được giữ bí mật không cho người ngoài biết.
"Thần thông"  là có khả năng thấu hiểu mọi sự biến hóa khó lường và có sức mạnh siêu nhiên.
Trong xã hội thời đó, các HKTT cũng như các tổ chứ bí mật khác đều cố gắng bẻ gãy sự an bình giả tạo mà thực dân phong kiến thường rêu rao. Sự liên hệ chặt chẽ giữa "thần thông" và "bí mật" thể hiện rõ và cụ thể hơn trong sự tương đồng giữa cac biểu tượng.
Khi hoạt động bí mật, người ta cần trao đỗi ý nghĩ của nhau bằng các biểu tượng. Các biểu tượng này chỉ người trong hội mới hiểu.
Thông thường có hai loại biểu tượng, Biểu tượng tĩnh là những biểu tượng không đổi theo thời gian, không gian từ lúc được hình thành, như các lá bùa, các câu thần chú .... Biểu tượng độnglà các cử chỉ múa may thân mình, tay chân ...
Sau đây, xin kể một số HKTT đã hoạt động tại Nam kỳ trong thập niên thứ hai của thế kỷ XX.
Biểu tượng trên lá bùa
1- Nguyễn Thành Đại còn gọi là cậu Bảy Tài là một pháp sư, vào năm 1915, tuổi độ 50. Cậu sống trên một chiếc ghe lớn đi khắp các sông rạch miền Tây chiêu mộ và kết nối các thành viên của hội. Cứ 20 người cậu lập thành một nhóm, và cậu đã tổ chức được nhiều nhóm. Thay vì phát tiền, cậu phát bùa cho họ  và tổ chức các buổi tế lễ thánh thần.
2- Pháp sư Lê Văn Khanh tại Bến Tre, tục gọi Tư Khanh, vào năm 1915 lập ra 2 tổ chức bí mật, một tại Ba Tri với người cầm đầu là Nguyễn Văn Non, một tại Mỏ Cày với Nguyễn Văn Đặng còn gọi là Tám Đặng chỉ huy. Tư Khanh đích thân thực hiện việc lên đồng, phân phát bùa phép, phân phát bùa phép. Vào tháng 2 năm 1916, tổ chức của Tư Khanh ở hai nơi đã đồng loạt nổi lên gây xáo trộn dữ dội cả một vùng rộng lớn.
3- Pháp sư Nguyễn Văn Mùi tại Thủ Dầu Một ở làng Bình Sơn, vào ngày 14 tháng 2 năm 1916 đã lập ia5i nhà riêng và ở ngôi chùa gần bên một nhóm 200 người, ông phát bùa, trang bị kiếm và dao cho họ tấn công vào các  nhà giàu tại Biên Hòa.
4- Tại Gia Định, làng T6an Phước, đầu tháng 2 năm 1916, một tay làm nghề pháo bông Phan Thành Lợi lập một tổ chức bí mật định phá khám lớn. Ông này chuyên làm ảo thuật. Dưới mắt những người nông dân chất phác, ông được xem như một thầy ngải tài ba. Ông phát bùa, chỉ trong vài ngày tổ chức của ông đã lên đến 20 người.
5- Tại Vĩnh Long vùng Chợ Lách, pháp sư Năm Cường là thủ lãnh của tổ chức bí mật Tư Phú Hữu. Ông học các nghi thức lên đồng và niệm chú của ông Võ Văn Qưới, ông này, vào năm 1911 thành lập hội kín tại Mỹ Tho do chính ông làm thủ lịnh.
6- Tại Bà Rịa, vùng Cửa Lấp và Phước Tịnh, pháp sư Nguyễn Anh Huế còn gọi là thầy Huế, vào ngày 2 tháng 2 năm 1916 đã làm các đạo bùa mà hễ ai đeo vào thì "không gì làm hại được".Ông giào cho Phan Văn Khỏe tục danh Tám Khỏe, thủ lịnh một tổ chức bí mật có mấy trăm thành viên, định tấn công pháo đài lính Tây ở Cap Saint-Jacques vào giữa tháng 2.
7- Tại Sa Đéc, làng Hòa Hưng, một nông dân tên Trần Văn Học sáng lập tổ chức Ái Chưởng (tổ chức bí mật của những người đồng hương). Tổ chức nàu có khoảng 30 thành viên, được sự hỗ trợ của pháp sư Đẩu (cũng người Hòa Hưng ), ông này cung cấp bùa cho các thành viên.
8- Tại Sài Gòn, nhằm tấn công Khám Lớn vào đêm 13 rạng ngày 14 tháng 2 năm 1916, Nguyễn Hữu Trí tự Hai Trí thành lập một tổ chức lên đến 200 người, ông phân phát các đạo bùa có thể chống đạn của kẻ thù (vụ Phan Xích Long).
Tại Chợ Lớn, tháng 8 năm 1914, Nguyễn Văn Trước tập hợp một số người thành lập một tổ chức bí mật. Ông đi qua nhiều tỉnh, Sa Đéc, Long Xuyên, Rạch Gía, Bạc Liêu) để thành lập các phân đàn. Tại các phân đàn, trong khi thực hiện các nghi lễ, ông lên đồng và phát các đạo bùa.
9- Tại Mỹ Tho, ở làng Thới Sơn, trước năm 1910, ông Trần Văn Phong và Huỳnh Công Ý thành lập một tổ chức bí mật lấy tên là Nghĩa Hòa. Trần Văn Phong lo việc lên đồng và phát các đạo bùa, Huỳnh Côn Ý điều hành tỗ chức.
10- Cũng tại Mỹ Tho, vào tháng 12 năm 1915, ở làng Long Hưng, ông Huỳnh Văn Sanh tự Huỳnh Xuân Sanh thành lập tổ chức bí mật tên gọi Phục Hưng, bày các cuộc cúng tế thần bí và phát các đạo bùa. Ông ủy nhiệm cho ông Huỳnh Phát Đạt ở làng Thới Sơn, thành lập tổ chức Duy Tân, phân đàn của tổ chức Phục Hưng. Tổ chức Duy Tân phát triển được 50 thành viên.
11- Tại Thủ Dầu Một, trong các làng Suối Chà và Phù L;ộ, Nguyễn Văn Hay tục gọi Bếp Hay, một cựu xạ thủ súng máy, thành lập một tổ chức bí mật. Cùng với ông Huỳnh V8n Khi tự Bếp Khi, ông bày các trò "nhập xác" lên đồng ...
Trên đây là một số HKTT đã bị thực dân và tay sai phát hiện, có thể còn nhiều nhóm tổ chức khác chưa bị phát hiện nhưng đã hiểu bùa chú chẳng chống nổi xe tăng đại bác ... nên đã rút lui hoạc ém lại. Theo thống kê của nhà nghiên cứu G. Coulet, chỉ riêng năm 1916, thực dân Pháp tại Nam kỳ đã mang ra xét xử công khai 66 vụ án, trong đó có nhiều vụ liên quan đến các HKTT.
nguồn : Hội kìn thần thông - ANH TRẦN - Sài Gòn xưa và nay

Không có nhận xét nào: