Lưu Dung
Cứ mấy
ngày tôi lại nhận được thư của các tổ chức từ thiện, như quỹ Nhi Đồng Cơ Đốc
Giáo, hiệp hội Cựu Chiến Binh tàn tật, tổ chức những người mù, quỹ bảo vệ môi
trường, quỹ nghiên cứu bệnh tim ... Bên trong, ngoài các kiểu thư còn có lịch
tháng, thiệp chúc mừng, và đôi khi còn có cả một chút tiền, ý rằng nếu anh
không có tiền đóng góp thì thậm chí có thể dùng tiền của hôi từ thiện.
Trong các
thư mời đó, có một cái làm tôi chú ý.
Đó là thư
từ một trung tâm tiếp nhận trẻ em.
Trong thư,
có một bức thiệp trên đó vẽ hình một cậu bé mười hai mười ba tuổi đi trên tuyết,
đang cõng một đứ nhỏ khác, dường như bị thương hay bệnh nặng gì đó. Bên cạn ghi
dòng chữ: "He ain't heavy, Father, he's m'brother!"
Một câu
thật lạ! Một cậu bé phải cõng một đứa nhỏ, lại phải đi trên tuyết mà sao không
cảm thấy nặng?
Câu đó vừa
không đúng ngữ pháp, vừa không logic! Anh em và trọng lượng thì liên can gì?
Nhưng xét
cho kỹ, câu nói đó lại có tình, khiến cho người ta dễ dàng tiếp nhận mà không mấy
băn khoăn.
Chỉ vì
"nó là em con" nên con không thấy nặng!
Tôi bỗng
nhớ có một lần, thấy một cô bé hàng xóm ôm một chú chó dính đầy bùn đất, bùn
dây cả lên mặt cô bé, tôi hỏi:
"Cháu
không sợ bẩn à?"
"Vì
sao ạ?" Cô bé tròn mắt nói to: "Nó là chó của cháu mà!"
Tôi lại
nhớ một câu chuyện vừa xem trên kênh giáo dục, một đôi vợ chồng già, tóc bạc
chân run, ngày nào cũng đưa đứa con bị bệnh Down - tuy đã bốn mươi tuổi nhưng
trí tuệ dừng lại ở tuổi lên hai - đến lớp học đặc biệt. Bà mẹ cứ luôn hỏi nhà
trường xem con mình học thế nào.
Bà mẹ,
mái tóc bạc phơ, nói: "Không biết khi chúng tôi chết đi thì cháu sẽ sống
thế nào ..."
Một ký giả
hỏi bà mẹ có cảm thấy hối tiếc khi bỏ ra nửa đời người chắm sóc đứa con tật
nguyền hay không, bà không do dự, ngước đôi mắt đẫm lệ:
"Không
khổ, nó là con tôi mà!"
Nó là con
tôi! Nó là em tôi! Dường như họ đều chưa nói ra một từ quan trọng nhất sau đó:
"Tình Yêu".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét