Lưu Dung
Chiều muộn, đứng trên ban công một cao ốc ở Đài Bắc, tôi thấy một người da đen đang ngắm phong cảnh từ cửa sổ phía đuôi xe buýt. Chợt tôi có một cảm giác đau lòng khi nhớ lại một cảnh tượng trên chuyến xe buýt ở New York từ nhiều năm trước.
Một người
phụ nữ da đen dắt theo con gái bốn, năm tuổi lên xe. Đứa bé không cần mua vé,
chạy ngay lên hàng ghế đầu, bà mẹ đếm tiền xu đưa cho người soát vé. Nhưng vừa
lấy chỗ thì người soát vé ngăn lại:
"Này,
chưa được, cô còn thiếu tiền!"
Bà mẹ
quay lại, cúi đấu nói nhỏ: "Vâng, vâng ..."
"Đúng
không nhỉ?" Người soát vé xem lại lần nữa rồi bỗng xua tay: "À, không
thiếu, được rồi!"
Và cảnh tượng
đau lòng xảy ra. Bà mẹ da đen đỏ bừng mặt, đến chỗ con gái, đột nhiên vung tay
tát đứa bé một cái nẩy lửa.
Đứa bé sững
người, ôm mặt nhìn mẹ, vẻ sợ hãi bàng hoàng, mãi một lúc sau mới òa lên khóc.
"Cút!
Cút ngay xuống hàng cuối cùng! Mày quên mày là người da đen rồi à?" Bà mẹ
rít lên: "Người da đen phải ngồi hàng ghế cuối!"
Mọi người
trên xe im phăng phắc, như cảm thấy cái tát nẩy lửa in trên má mình.
Tối về, kể
cho vợ nghe câu chuyện, vợ tôi lại kể một câu chuyện thương tâm khác.
Một học
sinh da đen đã kể về bản thân trong hồ sơ xin vào đại học: "Ký ức rõ nhất
thời thơ ấu của tôi là lần đầu tiên tôi tìm chơi với các bạn da trắng. Tôi đứng
vào giữa và cười với họ nhưng dường như họ không nhìn thấy tôi và tránh đi. Tôi
khóc, những đứa trẻ da đen khác không những không an ủi mà còn trêu tôi: mày
không thấy mày màu gì à? Về nhà, tôi lấy xà bông chà như điên lên người, thậm
chí dùng cả bàn chải để cọ, hy vọng mình sẽ trắng lên một chút. Nhưng tẩy mãi
không thấy ra màu đen mà là màu đỏ, là máu!"
Thật là
những dòng tự thuật chấn động tâm hồn. Nó khiến như tôi thấy dòng máu đang chảy
trước mắt, nó cũng khiến tôi nhớ lại cảnh trong phim "Những cuộc phiêu nưu
của Tom Sawyer". Một đứa trẻ da đen bị thương, đám trẻ da trắng ngạc nhiên
nói: "Trời ơi, hóa ra máu mày cũng màu đỏ à?"
Mới đây,
một người quen của tôi tìm được một biệt thự rất ưng ý ở Đạm Thủy. Trước nhà là
bãi cỏ, phía sau là sườn núi, xa xa còn thấy cả núi Quan Âm và biển. Thế nhưng đến
ngày ký giấy tờ mua nhà thì ông ta lại đổi ý, chỉ vì ông ta biết chính phủ sắp
xây khu nhà cho người nghèo ở gần đó. Ông ta phẫn nộ:
"Anh
liệu có thể để con mình chơi với bọn trẻ ở khu bình dân đó không? Mua nhà 20
triệu chẵn thì cũng phải có hàng xóm 'hai mươi triệu' chứ!"
Việc đó
làm tôi nhớ đến chuyến du lịch cùng bạn đến núi A Lí nhiều năm về trước. Chúng
tôi đi xe lửa đến thành phố Gia Nghĩa, sau đó bắt taxi lên núi. Vì taxi có bốn
chỗ nên chúng tôi không thể không đi chung với một đôi vợ chồng lạ. Trên đường
đi, đôi vợ chồng nhận ra tôi nên chúng
tôi cùng tán gẫu. Hết kể về công việc khổ sở của họ ở xưởng may giày đến chuyện
New York của tôi.
Xuống xe,
anh bạn tôi rất khó chịu nói: "Sao anh dây dưa với đám cu li đó làm gì, mất cả thể
diện!"
Thực ra,
chính câu nói đó mới làm cho bạn tôi mất thể diện! Bởi khi ta không tôn trọng
người khác chính là không tôn trọng chính mình, có thể nói cách khác: tự ti
sinh tự đại!
Tôi từng
chứng kiến một họa sĩ Đài Loan vẽ "biểu diễn" trên đất Mỹ, được người
xem vỗ tay nhiệt liệt. Có người hỏi:
"Xin
cho biết hội họa Trung Quốc có quan hệ thế nào với hội họa Nhật Bản?"
"Nhật
Bản toàn học của Trung Quốc, nhưng chỉ học được cái xác mà không học được cái hồn,
không đáng quan tâm!"
Họa sĩ vừa
nói xong, người xem lục tục bỏ ra về.
Họa sĩ đó
không biết:
Chứng tỏ
bản thân không cần phải phủ nhận người khác!
Có thể không đồng ý nhưng không thể phủ nhận tất cả!
Có thể không đồng ý nhưng không thể phủ nhận tất cả!
Người
thích phủ nhận người khác không bao giờ giao tiếp tốt, người đó tự dựng hàng
rào trong lòng, ngăn cách người khác, vừa ngăn cách chính mình.
Một thầy
giáo cấp một người Mỹ nói với tôi:
"
Khi thấy đứa trẻ nào có biểu hiện kỳ thị chủng tộc thì có mách bố mẹ chúng cũng
không ích gì, bởi trẻ nhỏ nào đã biết định kiến? Sự kỳ thị chúng có phần lớn được
truyền từ bố mẹ. Tôi chỉ lo những đứa trẻ đó sau này sẽ trở thành những người
cô độc!"
Về nhà,
tôi bào con:
"Nếu
thấy xã hội bất công, so với việc ôm hận trong lòng, chẳng thà tự nỗ lực, tạo
ra môi trường bình đẳng. Vì thế, khi bị người da trắng kỳ thị, một mặt con phải
chứng minh người da vàng không hề thua kém người da trắng, một mặt vẫn phải tôn
trọng những người khác chủng tộc! Nếu như con cũng kỳ thị người da đen, da nâu,
thì lấy gì để khiến người da trắng không kỳ thị mình?"
Nhân đó,
tôi cũng nói với người bạn cùng đi chơi núi A Lí và vị mua biệt thự ở Đạm Thủy:
"Chúng
ta may mắn được sống ở một nước không có kỳ thị chủng tộc rõ ràng, vậy thì việc
gì lại phải phân chia đẳng cấp trong lòng? Đài Loan đã nhỏ lại nằm giửa biển khơi, vốn đã
cô độc thì đừng tự khiến mình thêm cô độc!"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét