Thiền sư Sayādaw U Jotika
Thiền sư Sayādaw U Jotika |
“Cuộc
đời là một chuỗi những bài kiểm tra. Khó khăn chính là những bài kiểm tra.
Chúng ta đang ở trong một trường đời. Toàn bộ cuộc đời chúng ta là một trường học.
Từ khi mới lọt lòng sinh ra cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, chúng ta đều học ở
dưới mái trường này.”
Đó là một trường học không chính thức. Không có giảng đường, phòng học. Tất cả mọi thứ chúng ta nhìn, mọi thứ chúng ta nghe, mọi thứ chúng ta cảm nhận, tất cả hạnh phúc và khổ đau, tất cả mọi vấn đề khó khăn trong cuộc sống, mọi thành công và thất bại đều là bài học cho chúng ta. Khi chúng ta thành đạt, đó là một bài kiểm tra. Nó kiểm tra và thử thách mức độ khiêm tốn của chúng ta khi đứng trước thành công và vinh quang. Hầu hết chúng ta đều rất tự hào, nở mặt mở mày và tự cao tự đại trong giờ phút đó: “Ôi, tôi đã thành công, tôi đã thành đạt. Trong khi khối kẻ khác thì đang thất bại”. Vì vậy, chúng ta không còn đối xử với mọi người một cách trân trọng nữa. Chúng ta trở thành những kẻ hãnh tiến và ngã mạn.
Cũng như vậy, thất bại cũng là một bài kiểm tra. Chúng ta có thể duy trì một nội tâm quân bình, thanh thản ra sao khi đứng trước thất bại? Chúng ta có thể giữ thăng bằng mà không cảm thấy trầm uất, khổ đau, hụt hẫng, không cảm thấy thua kém và bất hạnh vì không thành đạt được không? Nó cũng là một bài kiểm tra để cho thấy liệu bạn có cố gắng đứng dậy được nữa hay không.
Bạn thất bại, bạn cố gắng đứng lên.
Rồi bạn lại thất bại, và lại cố gượng đứng lên lần nữa. Đây là một bài kiểm tra để xem bạn có thực sự trưởng thành, có đủ dũng khí và tự tin vào chính bản thân mình và tin vào cuộc đời hay không; để xem bạn có cố gắng đứng lên được nữa hay không.
Hầu hết mọi người đều không có niềm tin vào cuộc đời. Họ cũng không tự tin vào chính bản thân mình nữa. Đây là những điều chúng ta cần phải suy nghĩ thật sâu sắc.
Khi đã học cách tin tưởng vào cuộc đời và tự tin vào chính mình, từ khi đó tôi đã học hỏi được nhiều hơn và dễ dàng hơn. Nó là một trò chơi, nhưng là một trò chơi thực sự nghiêm túc. Khi bạn đối mặt với khó khăn và thất bại, điều quan trọng là phải hiểu nó một cách thật sâu sắc và không để mình bị hụt hẫng và trầm uất. Cố gắng tìm ra phương cách tốt nhất để vượt qua nó và tiếp tục thực hành như thế nhiều lần.
Cuộc đời là một chuỗi những bài kiểm tra, nhưng bạn sẽ biết khi nào mình vượt qua các bài kiểm tra đó một cách thành công; bạn sẽ có thể nhìn lại chúng như là những kinh nghiệm bổ ích cho mình!
Khi đối diện với những tình huống khó khăn trong cuộc sống, bạn thường nghĩ: “Trời ơi, sao tôi lại không may đến thế! Tôi đã làm những gì đến nỗi phải chịu khổ thế này?”. Bạn than phiền, đổ lỗi cho nghiệp chướng của mình, trách móc cha mẹ, vợ, chồng mình, hay đổ lỗi cho cả chính quyền. Bạn ca thán ngày một cao giọng và to tiếng, ngày càng nói dài, nói dai hơn. Khi bạn càng than trách, nó càng cho thấy rằng bạn đang thi rớt bài kiểm tra đó. Đây là một bài kiểm tra sự trưởng thành của bạn, sự nhẫn nại của bạn, kiểm tra tâm xả ly và trí tuệ của bạn. Bất cứ khi nào đối diện với khó khăn, bạn hãy tự nhắc nhở mình rằng: “Đây là một bài kiểm tra. Đây là một thử thách cho mình. Tôi phải học được điều gì đó từ khó khănnày để trở nên chín chắn và trưởng thành hơn”.
Tôi thích nói về bản thân mình, bởi vì đó là con người mà tôi hiểu rõ hơn cả. Cuộc đời tôi là một hành trình đầy những khó khăn, cơ cực. Từ khi còn là một cậu bé, tôi đã phải gánh chịu biết bao nỗi khó khăn khổ ải trên đời, hết cơ hàn này đến nghiệp chướng kia. Nhưng tôi cũng đã học hỏi được rất nhiều từ chúng. Vì vậy, đó cũng là lý do tôi muốn khuyến khích các bạn hãy làm như thế. Cho dù những khó khăn, vất vả bạn đang phải trải qua đó có nặng nề đau đớn đến đâu, cũng hãy cố gắng duy trì một mức độ quân bình, buông xả nào đó trong tâm. Hãy trầm tĩnh lại một chút và xem xét xem mình có thể học hỏi được gì từ những hoàn cảnh đó không. Hãy chú ý xem mình có thể phát triển được các phẩm chất nội tâm nào đó không. Hãy cố gắng để hiểu biết hơn, yêu thương và khoan dung, tha thứ hơn và cố gắng kham nhẫn, chịu đựng thêm được chút nào hay chút ấy.
Mỗi khi chúng ta có khó khăn, khúc mắc với người nào đó, chúng ta thường đổ lỗi cho họ. Chúng ta buộc tội và trách móc họ là đã không làm đầy đủ mọi thứ cho mình. Đôi khi chúng ta cũng tự trách móc chính bản thân mình nữa: “Mình đúng là đồ ngu, ai lại tự đi rước vạ vào thân như thế”. Chúng ta không thể tha thứ cho mình và cảm thấy tự xấu hổ cho bản thân mình: “Trời ơi, rồi mọi người sẽ biết hết, mình là kẻ ngu; làm sao mình có thể phơi cái mặt này ra trước bàn dân thiên hạ được nữa. Mình phải trốn đi một nơi nào đó thật xa, đến chỗ nào không ai biết đến mình nữa”. Rất nhiều người đã làm như thế. Họ chạy trốn. Họ không còn muốn gặp lại bạn bè và người quen nữa, bởi vì họ thấy tự hổ thẹn trong lòng. Nhưng nếu bạn có thể nhìn kỹ những điều này một cách trầm tĩnh trong tâm xả, bạn sẽ qua được kỳ thi này và sẽ quay lại nhìn nó như là một kinh nghiệm tốt cho mình. Bạn sẽ nhìn lại nó như là một thành công của mình. Bạn đã thành công. Bạn đã học hỏi ra điều gì đó trong đời.
Ẩn chứa trong mỗi hoàn cảnh mới mà chúng ta đang phải trải qua là một bài học tâm linh cần học hỏi.
Toàn bộ cuộc đời này là một bài học tâm linh mà chúng ta sinh ra trên đời để học bài học đó. Chúng ta có mặt ở đây, trên thế gian này, trong kiếp nhân sinh này, trong thời đại này là để học hỏi ra những gì cần học hỏi.
Khi đọc những câu chuyện kể về những người có thể nhớ được kiếp trước của mình, tôi thấy rất nhiều người trong số họ diễn đạt cùng một tư tưởng như nhau. Một trong những tư tưởng đó là: họ sinh ra ở đây, trên cõi đời này là để hoàn thành một công việc gì đó, để học hỏi một điều gì đó, và tôi cũng cảm thấy y như thế đối với cuộc đời mình. Tôi sinh ra ở đây, mang cái thân người này, là để học hỏi ra một điều gì đó, để hoàn thành một bổn phận, một trách nhiệm nào đó hay bất cứ điều gì bạn có thể gán cho nó. Khi nhìn cuộc đời theo quan kiến đó, từ góc độ đó, tất cả mọi thứ trong cuộc đời bạn sẽ trở nên vô cùng ý nghĩa.
Một điều tôi đã từng đọc và ghi nhớ rất sâu trong tâm là một câu nói rất giá trị và rất hay này:
Tất cả mọi thứ trên thế gian này đều ẩn chứa những ý nghĩa riêng của nó.
Bởi vì chúng ta chỉ thấy một cách quá hời hợt và nông cạn, nên chúng ta không thể thấy được ý nghĩa sâu sắc đằng sau những gì đang diễn ra, và do vậy mọi thứ trở thành vô nghĩa đối với chúng ta.
Rất nhiều người đã hỏi tôi rằng: “Cuộc đời có ý nghĩa gì?”. Tôi có thể trả lời câu hỏi đó như thế nào được đây? Bởi vì điều đó còn phụ thuộc vào mức độ chín chắn và trưởng thành của chính bạn.
Nó phụ thuộc vào mức độ nhiều ít của ý nghĩa mà bạn đã đặt trên cuộc đời mình. Đừng hỏi cuộc đời có ý nghĩa gì. Mà trước hết hãy tự hỏi mình xem mình coi cuộc đời này có ý nghĩa như thế nào. Chính chúng ta cho cuộc đời ý nghĩa của nó. Đừng đi hỏi người khác về ý nghĩa của cuộc đời. Hãy đem đến cho tất cả mọi thứ những ý nghĩa của chính mình. Điều này rất quan trọng.
Mỗi khi có điều gì đó xảy ra, hãy cố gắng tìm ra: “Nhất định phải có một ý nghĩa nào đó đằng sau kinh nghiệm tâm linh này; cần phải tìm hiểu xem tại sao mình phải đối diện với hoàn cảnh này”. Dù xấu hay tốt, tất cả mọi kinh nghiệm, mọi hoàn cảnh đều có ý nghĩa riêng của nó. Nếu không thấu hiểu ý nghĩa của nó một cách đúng đắn, rất có thể chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội, không tận dụng được hoàn cảnh đó, để rồi lại phải vướng vào rắc rối nữa.
Cho dù chúng ta có được kinh nghiệm xấu hay tốt, điều quan trọng là phải nhìn sâu vào nó và tìm hiểu xem: “Điều này có ý nghĩa gì đối với mình đây?”. Ý nghĩa cho mình chứ không phải cho những người khác. Chúng ta thường có tật cứ muốn tìm kiếm ý nghĩa cho mọi người và đôi khi người ta lại chẳng hề đồng ý với chúng ta về cái ý nghĩa đó. Vì vậy, đừng hỏi xem có ai đồng ý với ý nghĩa của mình hay không, mà hãy chỉ nên tự hỏi chính mình mà thôi.
Có lúc tôi đã làm được những việc thật sự rất ý nghĩa đối với chính mình. Tuy thế, hầu hết tất cả bạn bè của tôi đều nói: “Cái đó thật vô nghĩa. Tại sao anh lại làm việc đó? Chắc anh điên rồi!”. Nếu tôi nghe lời họ, thì hẳn là tôi đã đánh mất ý nghĩa của mình rồi. Hầu hết mọi người chúng ta đều có xu hướng tin vào những gì người khác nghĩ và bảo chúng ta làm, hơn là tự tin vào chính bản thân mình. Chúng ta không có đủ tự tin.
Hãy bỏ qua một bên những gì người khác nói. Bạn có thể có những tiêu chuẩn giá trị khác với gia đình và bạn bè của bạn và họ có thể sẽ chỉ trích hay chê cười bạn. Dẫu sao, tất cả những người bước chân đi trên con đường phát triển tâm linh này đều vướng phải cái cảnh bị hiểu lầm như thế. Bạn cần phải tự tin vào chính mình: “Tôi biết mình đang làm gì và tôi biết điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với tôi. Nếu nó chẳng có ý nghĩa gì đối với những người khác, thì đó chẳng phải là vấn đề của tôi”.
Chịu sự kiểm tra và thử thách là điều rất tốt. Chúng ta trưởng thành và học hỏi được từ chính việc vượt qua các bài kiểm tra đó.
Chúng ta cắp sách đến trường, chúng ta học và chúng ta thi. Chúng ta vượt qua được kỳ thi đó và học lên lớp cao hơn, đây cũng chính là cách chúng ta sống cuộc đời mình. Mỗi khi vượt qua được một bài thi, chúng ta lại học hỏi và trưởng thành lên. Chúng ta trưởng thành và chín chắn, không đến nỗi nhanh như tốc độ lão hóa của mình. Một số người ngày càng già đi, nhưng họ không trưởng thành. Một số người mặc dù còn rất trẻ, song họ đã thực sự trưởng thành. Sự trưởng thành và chín chắn của bạn không phụ thuộc vào số năm bạn đã sống trên đời. Sự trưởng thành phụ thuộc vào việc bạn đã học hỏi được bao nhiêu từ những kinh nghiệm sống của chính mình, chứ không phải từ sách vở, không phải từ những người khác – mà từ chính cuộc đời của bạn. Một trong những niềm vui của cuộc sống là: biết rằng mình đang trưởng thành, mỗi ngày trôi qua bạn đang lớn lên.
Tôi coi tất cả những bài kiểm tra như là những kinh nghiệm tốt cho mình.
Tôi hy vọng là các bạn cũng có thể tự nói với mình như thế. Một người bạn đã nói điều này với tôi và tôi rất thích. Có một thời tôi đã nghĩ rằng, thật khó chịu khi cứ phải đương đầu với một vấn đề khó khăn nào đó. Tôi thường cố gắng tống khứ nó đi hoặc là đẩy cho ai đó giải quyết thay mình. Mỗi khi phải đối mặt với khó khăn, chúng ta thường có tâm lý muốn đẩy nó cho người khác giải quyết thay; cha, mẹ sẽ giải quyết việc đó cho mình. Hoặc giả như bạn đã có gia đình thì lại trông chờ chồng mình, vợ mình sẽ làm việc đó thay mình. Đôi khi chúng ta còn trông chờ vào cả con cái sẽ gánh vác hộ cho mình nữa.
“Trước kia tôi thường tìm cách lảng tránh khó khăn hoặc đẩy cho người khác giải quyết thay mình”. Người đó sẽ thật sự là một con người hạnh phúc khi có thể nói rằng: “Nhưng cái thời ấy đã xưa rồi”. Họ không còn trông chờ người khác sẽ giải quyết vấn đề thay cho mình nữa.
Ngày đó quả là một ngày vĩ đại trong cuộc đời tôi, cái ngày tôi đã phát hiện ra mục đích và ý nghĩa kỳ diệu của mọi khó khăn.
Tất cả mọi khó khăn đều có mục đích và ý nghĩa của nó. Nó là một bài học mà chúng ta cần phải học hỏi để trưởng thành. Đúng thế, nó có một ý nghĩa thật tuyệt vời. Một số người thường cầu mong cho mình được sống một cuộc đời bình yên, xuôi chèo mát mái, không khó khăn, không gian khổ cơ hàn. Nhưng tôi thì không hề cầu mong một cuộc sống như thế cho bất cứ người nào trong các bạn. Cái tôi nguyện cầu cho các bạn là có một được nghị lực phi thường để giải quyết mọi khó khăn của mình một cách ý nghĩa để trưởng thành lên.
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệm và ý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng. Bạn cần chánh niệm và bạn cần phát triển trí tuệ. Bạn cần phải luôn luôn sẵn sàng, luôn luôn được chuẩn bị, luôn luôn tỉnh thức và không phản ứng một cách máy móc. Khi chúng ta phản ứng một cách máy móc, chúng ta không giải quyết được các vấn đề của mình một cách có ý nghĩa, bởi vì các phản ứng máy móc đa phần diễn ra một cách vô thức và thường là không có trí tuệ. Các phản ứng máy móc thường là không thích hợp, không khéo léo. Mỗi khi đối diện với một vấn đề khó khăn, chúng ta phải tự nhắc nhở mình: “Hãy chánh niệm, hãy chánh niệm đi”. Hãy thong thả, khoan khai. Hãy trầm tĩnh và đừng nghĩ nó là vấn đề của riêng bản thân mình. Đừng phản ứng lại nó từ những tình cảm cá nhân. Hãy nhìn nó từ một tầm nhìn cao hơn.
Hãy chánh niệm, bởi vì khi chánh niệm, bạn sẽ có cảm giác mình đứng trên tất cả mọi sự. Bạn có thể thấy được tất cả mọi thứ như thể chúng đang diễn ra dưới tầm mắt mình. Bạn có thể thấy bao quát được tất cả; thấy được các sự việc liên kết với nhau ra sao, cái gì sẽ xảy ra tiếp theo, mọi người đang làm gì, những lực tác động nào tham gia và diễn biến tình hình thực tế ra sao. Hãy cố gắng có được cái tầm nhìn đó nhiều hơn mỗi ngày.
Điều tốt đẹp nhất bạn có thể làm được là: sớm mai thức dậy sớm, hành thiền và tự điều chỉnh mình vào trong trạng thái tâm đó. Trạng thái tâm là rất quan trọng. Khi bạn ở trong trạng thái tâm đúng đắn, thích hợp thì bất cứ sự việc không may nào xảy đến, bạn cũng đã sẵn sàng để ứng phó.
Chánh niệm đem đến cho bạn một trạng thái tâm xả, một nội tâm quân bình, khiến bạn trở nên trầm tĩnh và xả ly. Xả ly không có nghĩa là bạn bàng quan với mọi thứ. Xả ly nghĩa là không ngã mạn, tự cao, không nhìn nhận sự việc dưới góc độ cá nhân và không bị dính chấp vào kết quả.
Khó khăn là những kinh nghiệm tốt để chúng ta học hỏi và trưởng thành. Nếu không muốn đối diện với khó khăn, bạn sẽ không bao giờ học hỏi được điều gì, bạn sẽ không thể trưởng thành, cho dù con người bạn đã lớn tuổi, niên cao lão hạp đến mấy. Tôi biết một người, năm nay bà ấy cũng chừng 50 tuổi. Bố bà ấy đã chết cách đây 3 năm. Khi đó bà ấy 47 tuổi. Bà ta khóc rất nhiều và than rằng: “Bố tôi chăm sóc tôi như thể tôi còn là một đứa bé, cho đến tận khi ông chết và đến bây giờ tôi vẫn chưa trưởng thành và chín chắn được”. Bố bà giải quyết tất cả mọi công chuyện trong gia đình. Ông là người rất gia trưởng và có quyền uy lớn. Ông quyết định thay cho tất cả mọi người. Không ai cần phải quyết định một điều gì cả. Khi ông mất đi, trong nhà không ai biết phải làm gì. Một cuộc đời không khó khăn, khúc mắc là một cuộc đời cằn khô và vô vị. Đó là một cuộc đời thật ngây ngô, ấu trĩ, vô vị và vô nghĩa, không hề có cơ hội trưởng thành về mặt tâm linh. Thực ra, chính những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống mới là những cơ hội để chúng ta học hỏi và phát triển các phẩm chất tâm linh của mình. Khi người ta cư xử tệ bạc với mình, thì đó là một cơ hội để mình chánh niệm mà không sân hận, không oán ghét họ và không phản ứng quá mức. Khi cuộc sống trở nên khó khăn, bất thuận lợi thì đó là một cơ hội để chúng ta làm cho cuộc sống của mình trở nên đơn giản hơn.
Tất cả mọi khó khăn đều là cơ hội. Nếu bạn hiểu được điều này và xem tất cả mọi vấn đề chỉ là cơ hội cho mình, thì khi đó cuộc đời bạn sẽ ngày càng có ý nghĩa hơn. Để coi tất cả mọi vấn đề, mọi hoàn cảnh khó khăn như là cơ hội, chúng ta cần phải có chánh niệm. Chúng ta phải luôn luôn chánh niệm. Chánh niệm phải luôn luôn có mặt sẵn sàng trong tâm bạn. Chúng ta phải tận dụng tất cả mọi cơ hội để sống với lý tưởng tâm linh của mình. Lý tưởng tâm linh của bạn là gì? Khi còn trẻ, tôi có rất nhiều lý tưởng. Tôi thường ôm ấp một lý tưởng nào đó, rồi sau một thời gian lại thấy không thỏa mãn với nó và vứt bỏ nó đi. Đôi khi tôi sống mà chẳng có một lý tưởng nào để sống vì nó, hay sống với nó cả. Một cuộc sống như vậy quả là một cuộc sống vô định hướng, mê mờ, một cuộc sống đau khổ. Rồi tôi lại cố gắng tìm một cái gì đó để đáng sống vì nó, nhất định phải tìm ra một cái gì đó xứng đáng làm mục đích và hướng đi cho cuộc đời mình chứ. Trong quãng đời đó, tôi còn khá thực dụng, chạy theo vật chất và cuộc sống của tôi khi đó hầu như vô nghĩa, bởi vì một quan niệm sống thực dụng, nghiêng nặng về vật chất sẽ làm cho cuộc sống của bạn trở thành vô nghĩa. Tôi đã cố tìm kiếm một điều gì đó khiến cho cuộc sống của mình có ý nghĩa, nhưng rất khó để tìm cho ra một lý tưởng, một mục đích thật sự cho mình. Tuy nhiên, khi bắt đầu nghiên cứu giáo lý đạo Phật, dần dần tôi đã bắt đầu trân trọng, đánh giá cao một số điều chỗ này chỗ kia trong đó. Tôi chưa thể hiểu hết được tất cả mọi điều. Thời đó tôi là một kẻ hoài nghi và rất cứng đầu, cứng cổ không dễ chấp nhận bất cứ điều gì từ bất cứ một người nào. Tôi luôn sẵn sàng để không tin vào bất cứ ai, để luôn nghi ngờ tất cả.
Tuy nhiên, tôi đã dần dần học hỏi ra một điều gì đó. Chẳng hạn, tôi đã biết đặt mình vào vị trí của người khác mà suy nghĩ và lý tưởng của tôi lúc đó là: không làm tổn thương đến bất cứ một ai cả. Tôi không muốn bị tổn thương, vì vậy tôi nghĩ điều quan trọng đối với mình là không được làm tổn thương bất cứ ai. Đối với tôi, không muốn bị tổn thương nghĩa là tôi không muốn bị người khác lừa dối, không muốn bị xúc phạm, sỉ nhục, không muốn bị đối xử thiếu tôn trọng. Do đó, nếu tôi cũng đối xử một cách thiếu tôn trọng với người khác, nếu tôi làm tổn thương đến họ thì điều đó có nghĩa rằng tôi là kẻ hai mặt. Đó là điều không tốt. Vì vậy tôi đã nuôi dưỡng lý tưởng này và cho đến nay nó vẫn là lý tưởng sống của tôi.
Nếu tôi muốn được yêu thương, thì tôi phải là một người dễ thương. Tôi phải học cách yêu thương người. Điều đó là rất khó và tôi vẫn còn đang học cách để yêu thương vô điều kiện. Nếu tôi muốn được người khác tôn trọng thì tôi phải biết tôn trọng người. Nếu tôi muốn được đối xử một cách chân thành thì tôi cũng phải đối xử chân thành với người, và điều đó đã trở thành lý tưởng của tôi.
Hồi tôi còn học trong trường đại học, mỗi khi phải khai sơ yếu lý lịch, đến mục: “Tôn giáo của bạn là gì?”, tôi luôn luôn khai là: “Vẫn chưa theo tôn giáo nào!”. Hồi đó tôi vẫn chưa theo một loại tôn giáo nào cả. Điều đó rất thật bởi vì lúc đó tôi vẫn chưa thể quyết định mình sẽ tin vào cái gì. Tôi không hề tin bất cứ loại tôn giáo nào. Nhưng khi bạn bè tôi hỏi: “Anh theo tôn giáo nào?” Tôi trả lời rằng: “Tôn giáo của tôi là sự chân thật”. Về sau, tôi chuyển sang lấy chánh niệm làm lý tưởng cho mình. Khi mọi người hỏi tôi: “Tôn giáo của anh là gì?” Tôi nói rằng: “Tôn giáo của tôi là chánh niệm”. Tôi cố gắng chánh niệm càng nhiều càng tốt, ở mọi nơi chốn, ở bất cứ chỗ nào, vào bất cứ lúc nào, bởi vì nếu bạn chỉ tập giữ chánh niệm từ 7.30 đến 8.30 mỗi tối và bỏ quên nó trong suốt thời gian còn lại, thì bạn chỉ đang tự lừa dối chính mình mà thôi. Hãy tự hỏi mình xem: “Lý tưởng của mình là gì?”, và nếu bạn lấy chánh niệm làm lý tưởng cho mình thì hãy tự hỏi xem: “Mình có thực sự làm điều đó trong suốt thời gian tỉnh thức hay không?”. Bạn hãy cố gắng giữ chánh niệm từ khi mở mắt thức dậy vào buổi sáng cho đến khi lên giường đi ngủ, và mặc dù đôi lúc có thể bạn sẽ quên, bởi vì quên là điều rất tự nhiên và rất dễ xảy ra, nhưng đừng cố tình quên nó. Rồi khi đó hãy tự nhắc nhở mình rằng: “Tôi đang cố gắng hết mình để chánh niệm trong mọi hoàn cảnh, ở mọi nơi, trong mọi lúc”. Và nếu làm được điều đó, bạn sẽ phát triển được tất cả các phẩm chất tâm linh khác của mình. Vì vậy, chỉ cần làm một việc đó thôi, nhưng hãy làm hết mình, đó là điều rất quan trọng.
Chúng ta phải tận dụng tất cả mọi cơ hội để sống với lý tưởng tâm linh của mình, không chỉ trong công tác từ thiện, không chỉ trong các công việc chính của đời mình, mà cả ở trong nhà, trên đường phố, nơi chợ búa và trong mối quan hệ tương giao với tất cả mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội, mọi nơi mọi chỗ. Nếu bạn làm được điều đó, bạn sẽ cảm nhận được sự mãn nguyện luôn hiện hữu trong mình. Mặc dù vẫn biết rằng mình chưa phải là hoàn hảo, song bạn vẫn luôn luôn cảm thấy một sự thanh thản và mãn nguyện trong lòng.
Kiến thức, tự thân nó có rất ít giá trị. Mà chính sự vận dụng thực tế của kiến thức mới đem lại giá trị cho nó.
Khi bạn đã học hỏi và hiểu được chánh niệm nghĩa là gì, hiểu biết nó qua kinh nghiệm thực tế, bạn sẽ biết được tâm mình. Bạn sẽ thấy được sự khác biệt về phẩm chất của tâm khi chánh niệm và khi thất niệm, chẳng hạn khi đãng trí quên mình hay mơ mộng vẩn vơ, nếu thực sự nhận thức rõ hai trạng thái tâm này, bạn sẽ chọn cái nào? Tất nhiên là bạn chọn chánh niệm.
Khi thất niệm, khi đãng trí quên mình, khi mộng ảo giữa ban ngày, bạn đang cho phép tất cả các loại suy nghĩ lộng hành trong tâm, để cho tất cả các loại cỏ dại mọc lan tràn trong ngôi vườn của mình. Thiền tập cũng giống như công việc chăm sóc một mảnh vườn. Bạn phải làm cỏ cho mảnh vườn của mình hầu như mỗi ngày, bởi vì cỏ dại không ngớt theo gió bay vào vườn bạn. Giống cỏ rơi xuống vườn, nếu nhìn thấy khi chúng mới rơi vào, bạn có thể nhặt bỏ được ngay, nhưng nếu không thấy, chúng sẽ nhanh chóng mọc tràn lan. Nếu cỏ còn non bạn vẫn có thể nhổ bỏ dễ dàng, song nếu để yên một thời gian dài, chúng sẽ ăn sâu bén rễ um tùm, rất khó tiệt trừ. Nếu bạn để cỏ dại mọc kín cả khu vườn, hoa của bạn sẽ không có cơ hội lớn lên, bởi vì cỏ dại đã xanh um lấn át cả hoa. Chúng hút hết dinh dưỡng và nước để nuôi cây, hoa sẽ không có đủ chất để mà lớn. Thiền tập cũng giống như công việc làm vườn. Bạn phải chăm sóc mảnh vườn của mình mỗi ngày, làm đất tơi xốp và tưới tắm cho cây.
Điều quan trọng là cách chúng ta sống cuộc sống hàng ngày của mình ra sao, cách chúng ta sử dụng những nguồn lực có được một cách hữu ích như thế nào và cách chúng ta đối xử với những người xung quanh với tình thương như thế nào. Chỉ ngồi thu lu một góc hành thiền thì không đủ. Khi chúng ta trở nên nhạy cảm hơn với bản thân mình, chúng ta sẽ nhạy cảm hơn đối với những người khác. Có khả năng yêu thương được mọi người, đó là điều rất quan trọng. Khi thực hành thiền tuệ quán Vipassana, chúng ta cũng nên thực hành một số loại thiền khác nữa để hỗ trợ cho thiền Vipassana. Một trong số đó là thiền tâm từ, tức là tu dưỡng tình thương và tấm lòng từ ái, nhân hậu. Không có tâm từ, chúng ta không thể nuôi dưỡng trái tim mình. Nó cũng giống như việc tưới nước và bón phân, làm cho đất màu mỡ nuôi cây. Tâm từ (mettā) bao gồm cả tâm bi, tâm hỷ và tâm xả (karuna, mudita, upekkha). Niệm tưởng đến các phẩm chất của Đức Phật là lý tưởng cao nhất, là sự thành đạt cao nhất về tâm linh.Yêu mến và kính tín Đức Phật là việc làm rất ý nghĩa, bởi vì Ngài là hiện thân cho mục đích của chúng ta, Ngài là bậc đạo sư của chúng ta. Càng hiểu nhiều về Đức Phật và càng kính yêu Ngài, bạn sẽ càng cảm thấy hạnh phúc hơn trong pháp hành của mình.
Một số người chẳng bao giờ chịu nghĩ đến điều đó một cách sâu sắc. Họ nghĩ rằng chỉ cần hành thiền, thế là đủ. Không, chúng ta cần phải yêu thương và kính tín một người nào đó, chúng ta phải tôn vinh một ai đó làm thầy mình. Chọn được một người thầy đúng đắn là điều vô cùng quan trọng. Nếu chọn phải một người thầy sai lầm, bạn sẽ gặp rắc rối lớn.
Bạn cũng nên quán niệm cả về cái chết nữa. Bởi cuộc đời này thật quá ngắn ngủi. Điều quan trọng là việc chúng ta sống cuộc sống hàng ngày của mình như thế nào. Tất cả mọi phương diện trong cuộc sống của chúng ta đều có liên kết chặt chẽ với những phương diện khác.Tất cả mọi mặt trong cuộc sống của chúng ta đều có liên quan, kết nối với những mặt khác của cuộc sống. Chân lý này là nền tảng cơ bản cho một cuộc đời giác ngộ.
Tôi có thực sự trung thực không? Tôi có là một người biết yêu thương không? Tôi có chánh niệm không? Nếu bạn có thể làm được điều này – và thực sự nó cũng không dễ làm được đâu; nếu bạn có thể làm một cách kiên trì, bạn sẽ phát triển được các phẩm chất tâm linh của mình và thiền sẽ trở thành bản chất của bạn. Song nếu bạn làm một điều gì đó không tương ưng, khế hợp với pháp hành của mình, thì xung đột sẽ chất chứa trong tâm bạn. Với những xung đột nội tâm như thế, bạn sẽ không thể thực sự phát triển được tuệ giác thâm sâu.
Đó là một số điều tôi muốn các bạn hãy ghi nhớ, hãy suy nghĩ và đưa vào thực hành trong thực tế.
Đó là một trường học không chính thức. Không có giảng đường, phòng học. Tất cả mọi thứ chúng ta nhìn, mọi thứ chúng ta nghe, mọi thứ chúng ta cảm nhận, tất cả hạnh phúc và khổ đau, tất cả mọi vấn đề khó khăn trong cuộc sống, mọi thành công và thất bại đều là bài học cho chúng ta. Khi chúng ta thành đạt, đó là một bài kiểm tra. Nó kiểm tra và thử thách mức độ khiêm tốn của chúng ta khi đứng trước thành công và vinh quang. Hầu hết chúng ta đều rất tự hào, nở mặt mở mày và tự cao tự đại trong giờ phút đó: “Ôi, tôi đã thành công, tôi đã thành đạt. Trong khi khối kẻ khác thì đang thất bại”. Vì vậy, chúng ta không còn đối xử với mọi người một cách trân trọng nữa. Chúng ta trở thành những kẻ hãnh tiến và ngã mạn.
Cũng như vậy, thất bại cũng là một bài kiểm tra. Chúng ta có thể duy trì một nội tâm quân bình, thanh thản ra sao khi đứng trước thất bại? Chúng ta có thể giữ thăng bằng mà không cảm thấy trầm uất, khổ đau, hụt hẫng, không cảm thấy thua kém và bất hạnh vì không thành đạt được không? Nó cũng là một bài kiểm tra để cho thấy liệu bạn có cố gắng đứng dậy được nữa hay không.
Bạn thất bại, bạn cố gắng đứng lên.
Rồi bạn lại thất bại, và lại cố gượng đứng lên lần nữa. Đây là một bài kiểm tra để xem bạn có thực sự trưởng thành, có đủ dũng khí và tự tin vào chính bản thân mình và tin vào cuộc đời hay không; để xem bạn có cố gắng đứng lên được nữa hay không.
Hầu hết mọi người đều không có niềm tin vào cuộc đời. Họ cũng không tự tin vào chính bản thân mình nữa. Đây là những điều chúng ta cần phải suy nghĩ thật sâu sắc.
Khi đã học cách tin tưởng vào cuộc đời và tự tin vào chính mình, từ khi đó tôi đã học hỏi được nhiều hơn và dễ dàng hơn. Nó là một trò chơi, nhưng là một trò chơi thực sự nghiêm túc. Khi bạn đối mặt với khó khăn và thất bại, điều quan trọng là phải hiểu nó một cách thật sâu sắc và không để mình bị hụt hẫng và trầm uất. Cố gắng tìm ra phương cách tốt nhất để vượt qua nó và tiếp tục thực hành như thế nhiều lần.
Cuộc đời là một chuỗi những bài kiểm tra, nhưng bạn sẽ biết khi nào mình vượt qua các bài kiểm tra đó một cách thành công; bạn sẽ có thể nhìn lại chúng như là những kinh nghiệm bổ ích cho mình!
Khi đối diện với những tình huống khó khăn trong cuộc sống, bạn thường nghĩ: “Trời ơi, sao tôi lại không may đến thế! Tôi đã làm những gì đến nỗi phải chịu khổ thế này?”. Bạn than phiền, đổ lỗi cho nghiệp chướng của mình, trách móc cha mẹ, vợ, chồng mình, hay đổ lỗi cho cả chính quyền. Bạn ca thán ngày một cao giọng và to tiếng, ngày càng nói dài, nói dai hơn. Khi bạn càng than trách, nó càng cho thấy rằng bạn đang thi rớt bài kiểm tra đó. Đây là một bài kiểm tra sự trưởng thành của bạn, sự nhẫn nại của bạn, kiểm tra tâm xả ly và trí tuệ của bạn. Bất cứ khi nào đối diện với khó khăn, bạn hãy tự nhắc nhở mình rằng: “Đây là một bài kiểm tra. Đây là một thử thách cho mình. Tôi phải học được điều gì đó từ khó khănnày để trở nên chín chắn và trưởng thành hơn”.
Tôi thích nói về bản thân mình, bởi vì đó là con người mà tôi hiểu rõ hơn cả. Cuộc đời tôi là một hành trình đầy những khó khăn, cơ cực. Từ khi còn là một cậu bé, tôi đã phải gánh chịu biết bao nỗi khó khăn khổ ải trên đời, hết cơ hàn này đến nghiệp chướng kia. Nhưng tôi cũng đã học hỏi được rất nhiều từ chúng. Vì vậy, đó cũng là lý do tôi muốn khuyến khích các bạn hãy làm như thế. Cho dù những khó khăn, vất vả bạn đang phải trải qua đó có nặng nề đau đớn đến đâu, cũng hãy cố gắng duy trì một mức độ quân bình, buông xả nào đó trong tâm. Hãy trầm tĩnh lại một chút và xem xét xem mình có thể học hỏi được gì từ những hoàn cảnh đó không. Hãy chú ý xem mình có thể phát triển được các phẩm chất nội tâm nào đó không. Hãy cố gắng để hiểu biết hơn, yêu thương và khoan dung, tha thứ hơn và cố gắng kham nhẫn, chịu đựng thêm được chút nào hay chút ấy.
Mỗi khi chúng ta có khó khăn, khúc mắc với người nào đó, chúng ta thường đổ lỗi cho họ. Chúng ta buộc tội và trách móc họ là đã không làm đầy đủ mọi thứ cho mình. Đôi khi chúng ta cũng tự trách móc chính bản thân mình nữa: “Mình đúng là đồ ngu, ai lại tự đi rước vạ vào thân như thế”. Chúng ta không thể tha thứ cho mình và cảm thấy tự xấu hổ cho bản thân mình: “Trời ơi, rồi mọi người sẽ biết hết, mình là kẻ ngu; làm sao mình có thể phơi cái mặt này ra trước bàn dân thiên hạ được nữa. Mình phải trốn đi một nơi nào đó thật xa, đến chỗ nào không ai biết đến mình nữa”. Rất nhiều người đã làm như thế. Họ chạy trốn. Họ không còn muốn gặp lại bạn bè và người quen nữa, bởi vì họ thấy tự hổ thẹn trong lòng. Nhưng nếu bạn có thể nhìn kỹ những điều này một cách trầm tĩnh trong tâm xả, bạn sẽ qua được kỳ thi này và sẽ quay lại nhìn nó như là một kinh nghiệm tốt cho mình. Bạn sẽ nhìn lại nó như là một thành công của mình. Bạn đã thành công. Bạn đã học hỏi ra điều gì đó trong đời.
Ẩn chứa trong mỗi hoàn cảnh mới mà chúng ta đang phải trải qua là một bài học tâm linh cần học hỏi.
Toàn bộ cuộc đời này là một bài học tâm linh mà chúng ta sinh ra trên đời để học bài học đó. Chúng ta có mặt ở đây, trên thế gian này, trong kiếp nhân sinh này, trong thời đại này là để học hỏi ra những gì cần học hỏi.
Khi đọc những câu chuyện kể về những người có thể nhớ được kiếp trước của mình, tôi thấy rất nhiều người trong số họ diễn đạt cùng một tư tưởng như nhau. Một trong những tư tưởng đó là: họ sinh ra ở đây, trên cõi đời này là để hoàn thành một công việc gì đó, để học hỏi một điều gì đó, và tôi cũng cảm thấy y như thế đối với cuộc đời mình. Tôi sinh ra ở đây, mang cái thân người này, là để học hỏi ra một điều gì đó, để hoàn thành một bổn phận, một trách nhiệm nào đó hay bất cứ điều gì bạn có thể gán cho nó. Khi nhìn cuộc đời theo quan kiến đó, từ góc độ đó, tất cả mọi thứ trong cuộc đời bạn sẽ trở nên vô cùng ý nghĩa.
Một điều tôi đã từng đọc và ghi nhớ rất sâu trong tâm là một câu nói rất giá trị và rất hay này:
Tất cả mọi thứ trên thế gian này đều ẩn chứa những ý nghĩa riêng của nó.
Bởi vì chúng ta chỉ thấy một cách quá hời hợt và nông cạn, nên chúng ta không thể thấy được ý nghĩa sâu sắc đằng sau những gì đang diễn ra, và do vậy mọi thứ trở thành vô nghĩa đối với chúng ta.
Rất nhiều người đã hỏi tôi rằng: “Cuộc đời có ý nghĩa gì?”. Tôi có thể trả lời câu hỏi đó như thế nào được đây? Bởi vì điều đó còn phụ thuộc vào mức độ chín chắn và trưởng thành của chính bạn.
Nó phụ thuộc vào mức độ nhiều ít của ý nghĩa mà bạn đã đặt trên cuộc đời mình. Đừng hỏi cuộc đời có ý nghĩa gì. Mà trước hết hãy tự hỏi mình xem mình coi cuộc đời này có ý nghĩa như thế nào. Chính chúng ta cho cuộc đời ý nghĩa của nó. Đừng đi hỏi người khác về ý nghĩa của cuộc đời. Hãy đem đến cho tất cả mọi thứ những ý nghĩa của chính mình. Điều này rất quan trọng.
Mỗi khi có điều gì đó xảy ra, hãy cố gắng tìm ra: “Nhất định phải có một ý nghĩa nào đó đằng sau kinh nghiệm tâm linh này; cần phải tìm hiểu xem tại sao mình phải đối diện với hoàn cảnh này”. Dù xấu hay tốt, tất cả mọi kinh nghiệm, mọi hoàn cảnh đều có ý nghĩa riêng của nó. Nếu không thấu hiểu ý nghĩa của nó một cách đúng đắn, rất có thể chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội, không tận dụng được hoàn cảnh đó, để rồi lại phải vướng vào rắc rối nữa.
Cho dù chúng ta có được kinh nghiệm xấu hay tốt, điều quan trọng là phải nhìn sâu vào nó và tìm hiểu xem: “Điều này có ý nghĩa gì đối với mình đây?”. Ý nghĩa cho mình chứ không phải cho những người khác. Chúng ta thường có tật cứ muốn tìm kiếm ý nghĩa cho mọi người và đôi khi người ta lại chẳng hề đồng ý với chúng ta về cái ý nghĩa đó. Vì vậy, đừng hỏi xem có ai đồng ý với ý nghĩa của mình hay không, mà hãy chỉ nên tự hỏi chính mình mà thôi.
Có lúc tôi đã làm được những việc thật sự rất ý nghĩa đối với chính mình. Tuy thế, hầu hết tất cả bạn bè của tôi đều nói: “Cái đó thật vô nghĩa. Tại sao anh lại làm việc đó? Chắc anh điên rồi!”. Nếu tôi nghe lời họ, thì hẳn là tôi đã đánh mất ý nghĩa của mình rồi. Hầu hết mọi người chúng ta đều có xu hướng tin vào những gì người khác nghĩ và bảo chúng ta làm, hơn là tự tin vào chính bản thân mình. Chúng ta không có đủ tự tin.
Hãy bỏ qua một bên những gì người khác nói. Bạn có thể có những tiêu chuẩn giá trị khác với gia đình và bạn bè của bạn và họ có thể sẽ chỉ trích hay chê cười bạn. Dẫu sao, tất cả những người bước chân đi trên con đường phát triển tâm linh này đều vướng phải cái cảnh bị hiểu lầm như thế. Bạn cần phải tự tin vào chính mình: “Tôi biết mình đang làm gì và tôi biết điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với tôi. Nếu nó chẳng có ý nghĩa gì đối với những người khác, thì đó chẳng phải là vấn đề của tôi”.
Chịu sự kiểm tra và thử thách là điều rất tốt. Chúng ta trưởng thành và học hỏi được từ chính việc vượt qua các bài kiểm tra đó.
Chúng ta cắp sách đến trường, chúng ta học và chúng ta thi. Chúng ta vượt qua được kỳ thi đó và học lên lớp cao hơn, đây cũng chính là cách chúng ta sống cuộc đời mình. Mỗi khi vượt qua được một bài thi, chúng ta lại học hỏi và trưởng thành lên. Chúng ta trưởng thành và chín chắn, không đến nỗi nhanh như tốc độ lão hóa của mình. Một số người ngày càng già đi, nhưng họ không trưởng thành. Một số người mặc dù còn rất trẻ, song họ đã thực sự trưởng thành. Sự trưởng thành và chín chắn của bạn không phụ thuộc vào số năm bạn đã sống trên đời. Sự trưởng thành phụ thuộc vào việc bạn đã học hỏi được bao nhiêu từ những kinh nghiệm sống của chính mình, chứ không phải từ sách vở, không phải từ những người khác – mà từ chính cuộc đời của bạn. Một trong những niềm vui của cuộc sống là: biết rằng mình đang trưởng thành, mỗi ngày trôi qua bạn đang lớn lên.
Tôi coi tất cả những bài kiểm tra như là những kinh nghiệm tốt cho mình.
Tôi hy vọng là các bạn cũng có thể tự nói với mình như thế. Một người bạn đã nói điều này với tôi và tôi rất thích. Có một thời tôi đã nghĩ rằng, thật khó chịu khi cứ phải đương đầu với một vấn đề khó khăn nào đó. Tôi thường cố gắng tống khứ nó đi hoặc là đẩy cho ai đó giải quyết thay mình. Mỗi khi phải đối mặt với khó khăn, chúng ta thường có tâm lý muốn đẩy nó cho người khác giải quyết thay; cha, mẹ sẽ giải quyết việc đó cho mình. Hoặc giả như bạn đã có gia đình thì lại trông chờ chồng mình, vợ mình sẽ làm việc đó thay mình. Đôi khi chúng ta còn trông chờ vào cả con cái sẽ gánh vác hộ cho mình nữa.
“Trước kia tôi thường tìm cách lảng tránh khó khăn hoặc đẩy cho người khác giải quyết thay mình”. Người đó sẽ thật sự là một con người hạnh phúc khi có thể nói rằng: “Nhưng cái thời ấy đã xưa rồi”. Họ không còn trông chờ người khác sẽ giải quyết vấn đề thay cho mình nữa.
Ngày đó quả là một ngày vĩ đại trong cuộc đời tôi, cái ngày tôi đã phát hiện ra mục đích và ý nghĩa kỳ diệu của mọi khó khăn.
Tất cả mọi khó khăn đều có mục đích và ý nghĩa của nó. Nó là một bài học mà chúng ta cần phải học hỏi để trưởng thành. Đúng thế, nó có một ý nghĩa thật tuyệt vời. Một số người thường cầu mong cho mình được sống một cuộc đời bình yên, xuôi chèo mát mái, không khó khăn, không gian khổ cơ hàn. Nhưng tôi thì không hề cầu mong một cuộc sống như thế cho bất cứ người nào trong các bạn. Cái tôi nguyện cầu cho các bạn là có một được nghị lực phi thường để giải quyết mọi khó khăn của mình một cách ý nghĩa để trưởng thành lên.
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệm và ý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng. Bạn cần chánh niệm và bạn cần phát triển trí tuệ. Bạn cần phải luôn luôn sẵn sàng, luôn luôn được chuẩn bị, luôn luôn tỉnh thức và không phản ứng một cách máy móc. Khi chúng ta phản ứng một cách máy móc, chúng ta không giải quyết được các vấn đề của mình một cách có ý nghĩa, bởi vì các phản ứng máy móc đa phần diễn ra một cách vô thức và thường là không có trí tuệ. Các phản ứng máy móc thường là không thích hợp, không khéo léo. Mỗi khi đối diện với một vấn đề khó khăn, chúng ta phải tự nhắc nhở mình: “Hãy chánh niệm, hãy chánh niệm đi”. Hãy thong thả, khoan khai. Hãy trầm tĩnh và đừng nghĩ nó là vấn đề của riêng bản thân mình. Đừng phản ứng lại nó từ những tình cảm cá nhân. Hãy nhìn nó từ một tầm nhìn cao hơn.
Hãy chánh niệm, bởi vì khi chánh niệm, bạn sẽ có cảm giác mình đứng trên tất cả mọi sự. Bạn có thể thấy được tất cả mọi thứ như thể chúng đang diễn ra dưới tầm mắt mình. Bạn có thể thấy bao quát được tất cả; thấy được các sự việc liên kết với nhau ra sao, cái gì sẽ xảy ra tiếp theo, mọi người đang làm gì, những lực tác động nào tham gia và diễn biến tình hình thực tế ra sao. Hãy cố gắng có được cái tầm nhìn đó nhiều hơn mỗi ngày.
Điều tốt đẹp nhất bạn có thể làm được là: sớm mai thức dậy sớm, hành thiền và tự điều chỉnh mình vào trong trạng thái tâm đó. Trạng thái tâm là rất quan trọng. Khi bạn ở trong trạng thái tâm đúng đắn, thích hợp thì bất cứ sự việc không may nào xảy đến, bạn cũng đã sẵn sàng để ứng phó.
Chánh niệm đem đến cho bạn một trạng thái tâm xả, một nội tâm quân bình, khiến bạn trở nên trầm tĩnh và xả ly. Xả ly không có nghĩa là bạn bàng quan với mọi thứ. Xả ly nghĩa là không ngã mạn, tự cao, không nhìn nhận sự việc dưới góc độ cá nhân và không bị dính chấp vào kết quả.
Khó khăn là những kinh nghiệm tốt để chúng ta học hỏi và trưởng thành. Nếu không muốn đối diện với khó khăn, bạn sẽ không bao giờ học hỏi được điều gì, bạn sẽ không thể trưởng thành, cho dù con người bạn đã lớn tuổi, niên cao lão hạp đến mấy. Tôi biết một người, năm nay bà ấy cũng chừng 50 tuổi. Bố bà ấy đã chết cách đây 3 năm. Khi đó bà ấy 47 tuổi. Bà ta khóc rất nhiều và than rằng: “Bố tôi chăm sóc tôi như thể tôi còn là một đứa bé, cho đến tận khi ông chết và đến bây giờ tôi vẫn chưa trưởng thành và chín chắn được”. Bố bà giải quyết tất cả mọi công chuyện trong gia đình. Ông là người rất gia trưởng và có quyền uy lớn. Ông quyết định thay cho tất cả mọi người. Không ai cần phải quyết định một điều gì cả. Khi ông mất đi, trong nhà không ai biết phải làm gì. Một cuộc đời không khó khăn, khúc mắc là một cuộc đời cằn khô và vô vị. Đó là một cuộc đời thật ngây ngô, ấu trĩ, vô vị và vô nghĩa, không hề có cơ hội trưởng thành về mặt tâm linh. Thực ra, chính những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống mới là những cơ hội để chúng ta học hỏi và phát triển các phẩm chất tâm linh của mình. Khi người ta cư xử tệ bạc với mình, thì đó là một cơ hội để mình chánh niệm mà không sân hận, không oán ghét họ và không phản ứng quá mức. Khi cuộc sống trở nên khó khăn, bất thuận lợi thì đó là một cơ hội để chúng ta làm cho cuộc sống của mình trở nên đơn giản hơn.
Tất cả mọi khó khăn đều là cơ hội. Nếu bạn hiểu được điều này và xem tất cả mọi vấn đề chỉ là cơ hội cho mình, thì khi đó cuộc đời bạn sẽ ngày càng có ý nghĩa hơn. Để coi tất cả mọi vấn đề, mọi hoàn cảnh khó khăn như là cơ hội, chúng ta cần phải có chánh niệm. Chúng ta phải luôn luôn chánh niệm. Chánh niệm phải luôn luôn có mặt sẵn sàng trong tâm bạn. Chúng ta phải tận dụng tất cả mọi cơ hội để sống với lý tưởng tâm linh của mình. Lý tưởng tâm linh của bạn là gì? Khi còn trẻ, tôi có rất nhiều lý tưởng. Tôi thường ôm ấp một lý tưởng nào đó, rồi sau một thời gian lại thấy không thỏa mãn với nó và vứt bỏ nó đi. Đôi khi tôi sống mà chẳng có một lý tưởng nào để sống vì nó, hay sống với nó cả. Một cuộc sống như vậy quả là một cuộc sống vô định hướng, mê mờ, một cuộc sống đau khổ. Rồi tôi lại cố gắng tìm một cái gì đó để đáng sống vì nó, nhất định phải tìm ra một cái gì đó xứng đáng làm mục đích và hướng đi cho cuộc đời mình chứ. Trong quãng đời đó, tôi còn khá thực dụng, chạy theo vật chất và cuộc sống của tôi khi đó hầu như vô nghĩa, bởi vì một quan niệm sống thực dụng, nghiêng nặng về vật chất sẽ làm cho cuộc sống của bạn trở thành vô nghĩa. Tôi đã cố tìm kiếm một điều gì đó khiến cho cuộc sống của mình có ý nghĩa, nhưng rất khó để tìm cho ra một lý tưởng, một mục đích thật sự cho mình. Tuy nhiên, khi bắt đầu nghiên cứu giáo lý đạo Phật, dần dần tôi đã bắt đầu trân trọng, đánh giá cao một số điều chỗ này chỗ kia trong đó. Tôi chưa thể hiểu hết được tất cả mọi điều. Thời đó tôi là một kẻ hoài nghi và rất cứng đầu, cứng cổ không dễ chấp nhận bất cứ điều gì từ bất cứ một người nào. Tôi luôn sẵn sàng để không tin vào bất cứ ai, để luôn nghi ngờ tất cả.
Tuy nhiên, tôi đã dần dần học hỏi ra một điều gì đó. Chẳng hạn, tôi đã biết đặt mình vào vị trí của người khác mà suy nghĩ và lý tưởng của tôi lúc đó là: không làm tổn thương đến bất cứ một ai cả. Tôi không muốn bị tổn thương, vì vậy tôi nghĩ điều quan trọng đối với mình là không được làm tổn thương bất cứ ai. Đối với tôi, không muốn bị tổn thương nghĩa là tôi không muốn bị người khác lừa dối, không muốn bị xúc phạm, sỉ nhục, không muốn bị đối xử thiếu tôn trọng. Do đó, nếu tôi cũng đối xử một cách thiếu tôn trọng với người khác, nếu tôi làm tổn thương đến họ thì điều đó có nghĩa rằng tôi là kẻ hai mặt. Đó là điều không tốt. Vì vậy tôi đã nuôi dưỡng lý tưởng này và cho đến nay nó vẫn là lý tưởng sống của tôi.
Nếu tôi muốn được yêu thương, thì tôi phải là một người dễ thương. Tôi phải học cách yêu thương người. Điều đó là rất khó và tôi vẫn còn đang học cách để yêu thương vô điều kiện. Nếu tôi muốn được người khác tôn trọng thì tôi phải biết tôn trọng người. Nếu tôi muốn được đối xử một cách chân thành thì tôi cũng phải đối xử chân thành với người, và điều đó đã trở thành lý tưởng của tôi.
Hồi tôi còn học trong trường đại học, mỗi khi phải khai sơ yếu lý lịch, đến mục: “Tôn giáo của bạn là gì?”, tôi luôn luôn khai là: “Vẫn chưa theo tôn giáo nào!”. Hồi đó tôi vẫn chưa theo một loại tôn giáo nào cả. Điều đó rất thật bởi vì lúc đó tôi vẫn chưa thể quyết định mình sẽ tin vào cái gì. Tôi không hề tin bất cứ loại tôn giáo nào. Nhưng khi bạn bè tôi hỏi: “Anh theo tôn giáo nào?” Tôi trả lời rằng: “Tôn giáo của tôi là sự chân thật”. Về sau, tôi chuyển sang lấy chánh niệm làm lý tưởng cho mình. Khi mọi người hỏi tôi: “Tôn giáo của anh là gì?” Tôi nói rằng: “Tôn giáo của tôi là chánh niệm”. Tôi cố gắng chánh niệm càng nhiều càng tốt, ở mọi nơi chốn, ở bất cứ chỗ nào, vào bất cứ lúc nào, bởi vì nếu bạn chỉ tập giữ chánh niệm từ 7.30 đến 8.30 mỗi tối và bỏ quên nó trong suốt thời gian còn lại, thì bạn chỉ đang tự lừa dối chính mình mà thôi. Hãy tự hỏi mình xem: “Lý tưởng của mình là gì?”, và nếu bạn lấy chánh niệm làm lý tưởng cho mình thì hãy tự hỏi xem: “Mình có thực sự làm điều đó trong suốt thời gian tỉnh thức hay không?”. Bạn hãy cố gắng giữ chánh niệm từ khi mở mắt thức dậy vào buổi sáng cho đến khi lên giường đi ngủ, và mặc dù đôi lúc có thể bạn sẽ quên, bởi vì quên là điều rất tự nhiên và rất dễ xảy ra, nhưng đừng cố tình quên nó. Rồi khi đó hãy tự nhắc nhở mình rằng: “Tôi đang cố gắng hết mình để chánh niệm trong mọi hoàn cảnh, ở mọi nơi, trong mọi lúc”. Và nếu làm được điều đó, bạn sẽ phát triển được tất cả các phẩm chất tâm linh khác của mình. Vì vậy, chỉ cần làm một việc đó thôi, nhưng hãy làm hết mình, đó là điều rất quan trọng.
Chúng ta phải tận dụng tất cả mọi cơ hội để sống với lý tưởng tâm linh của mình, không chỉ trong công tác từ thiện, không chỉ trong các công việc chính của đời mình, mà cả ở trong nhà, trên đường phố, nơi chợ búa và trong mối quan hệ tương giao với tất cả mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội, mọi nơi mọi chỗ. Nếu bạn làm được điều đó, bạn sẽ cảm nhận được sự mãn nguyện luôn hiện hữu trong mình. Mặc dù vẫn biết rằng mình chưa phải là hoàn hảo, song bạn vẫn luôn luôn cảm thấy một sự thanh thản và mãn nguyện trong lòng.
Kiến thức, tự thân nó có rất ít giá trị. Mà chính sự vận dụng thực tế của kiến thức mới đem lại giá trị cho nó.
Khi bạn đã học hỏi và hiểu được chánh niệm nghĩa là gì, hiểu biết nó qua kinh nghiệm thực tế, bạn sẽ biết được tâm mình. Bạn sẽ thấy được sự khác biệt về phẩm chất của tâm khi chánh niệm và khi thất niệm, chẳng hạn khi đãng trí quên mình hay mơ mộng vẩn vơ, nếu thực sự nhận thức rõ hai trạng thái tâm này, bạn sẽ chọn cái nào? Tất nhiên là bạn chọn chánh niệm.
Khi thất niệm, khi đãng trí quên mình, khi mộng ảo giữa ban ngày, bạn đang cho phép tất cả các loại suy nghĩ lộng hành trong tâm, để cho tất cả các loại cỏ dại mọc lan tràn trong ngôi vườn của mình. Thiền tập cũng giống như công việc chăm sóc một mảnh vườn. Bạn phải làm cỏ cho mảnh vườn của mình hầu như mỗi ngày, bởi vì cỏ dại không ngớt theo gió bay vào vườn bạn. Giống cỏ rơi xuống vườn, nếu nhìn thấy khi chúng mới rơi vào, bạn có thể nhặt bỏ được ngay, nhưng nếu không thấy, chúng sẽ nhanh chóng mọc tràn lan. Nếu cỏ còn non bạn vẫn có thể nhổ bỏ dễ dàng, song nếu để yên một thời gian dài, chúng sẽ ăn sâu bén rễ um tùm, rất khó tiệt trừ. Nếu bạn để cỏ dại mọc kín cả khu vườn, hoa của bạn sẽ không có cơ hội lớn lên, bởi vì cỏ dại đã xanh um lấn át cả hoa. Chúng hút hết dinh dưỡng và nước để nuôi cây, hoa sẽ không có đủ chất để mà lớn. Thiền tập cũng giống như công việc làm vườn. Bạn phải chăm sóc mảnh vườn của mình mỗi ngày, làm đất tơi xốp và tưới tắm cho cây.
Điều quan trọng là cách chúng ta sống cuộc sống hàng ngày của mình ra sao, cách chúng ta sử dụng những nguồn lực có được một cách hữu ích như thế nào và cách chúng ta đối xử với những người xung quanh với tình thương như thế nào. Chỉ ngồi thu lu một góc hành thiền thì không đủ. Khi chúng ta trở nên nhạy cảm hơn với bản thân mình, chúng ta sẽ nhạy cảm hơn đối với những người khác. Có khả năng yêu thương được mọi người, đó là điều rất quan trọng. Khi thực hành thiền tuệ quán Vipassana, chúng ta cũng nên thực hành một số loại thiền khác nữa để hỗ trợ cho thiền Vipassana. Một trong số đó là thiền tâm từ, tức là tu dưỡng tình thương và tấm lòng từ ái, nhân hậu. Không có tâm từ, chúng ta không thể nuôi dưỡng trái tim mình. Nó cũng giống như việc tưới nước và bón phân, làm cho đất màu mỡ nuôi cây. Tâm từ (mettā) bao gồm cả tâm bi, tâm hỷ và tâm xả (karuna, mudita, upekkha). Niệm tưởng đến các phẩm chất của Đức Phật là lý tưởng cao nhất, là sự thành đạt cao nhất về tâm linh.Yêu mến và kính tín Đức Phật là việc làm rất ý nghĩa, bởi vì Ngài là hiện thân cho mục đích của chúng ta, Ngài là bậc đạo sư của chúng ta. Càng hiểu nhiều về Đức Phật và càng kính yêu Ngài, bạn sẽ càng cảm thấy hạnh phúc hơn trong pháp hành của mình.
Một số người chẳng bao giờ chịu nghĩ đến điều đó một cách sâu sắc. Họ nghĩ rằng chỉ cần hành thiền, thế là đủ. Không, chúng ta cần phải yêu thương và kính tín một người nào đó, chúng ta phải tôn vinh một ai đó làm thầy mình. Chọn được một người thầy đúng đắn là điều vô cùng quan trọng. Nếu chọn phải một người thầy sai lầm, bạn sẽ gặp rắc rối lớn.
Bạn cũng nên quán niệm cả về cái chết nữa. Bởi cuộc đời này thật quá ngắn ngủi. Điều quan trọng là việc chúng ta sống cuộc sống hàng ngày của mình như thế nào. Tất cả mọi phương diện trong cuộc sống của chúng ta đều có liên kết chặt chẽ với những phương diện khác.Tất cả mọi mặt trong cuộc sống của chúng ta đều có liên quan, kết nối với những mặt khác của cuộc sống. Chân lý này là nền tảng cơ bản cho một cuộc đời giác ngộ.
Tôi có thực sự trung thực không? Tôi có là một người biết yêu thương không? Tôi có chánh niệm không? Nếu bạn có thể làm được điều này – và thực sự nó cũng không dễ làm được đâu; nếu bạn có thể làm một cách kiên trì, bạn sẽ phát triển được các phẩm chất tâm linh của mình và thiền sẽ trở thành bản chất của bạn. Song nếu bạn làm một điều gì đó không tương ưng, khế hợp với pháp hành của mình, thì xung đột sẽ chất chứa trong tâm bạn. Với những xung đột nội tâm như thế, bạn sẽ không thể thực sự phát triển được tuệ giác thâm sâu.
Đó là một số điều tôi muốn các bạn hãy ghi nhớ, hãy suy nghĩ và đưa vào thực hành trong thực tế.
Nguồn: http://www.yenlang.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét