Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

“mái chùa che chở hồn dân tộc, nếp sống muôn đời của tổ tông”...

Cát Khuê

Hỏi: Phật giáo ở VN có một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Đã có câu thơ của nhà sư Thích Mãn Giác: “mái chùa che chở hồn dân tộc, nếp sống muôn đời của tổ tông”... , riêng với thầy, cảm nhận của thầy về vị trí hiện tại của Phật giáo trong xã hội VN? 
 
Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Đạo Phật trong quá khứ đã là nền tảng, nếp sống văn hóa của người VN. Tâm đạo của Phật tử VN thực ra không hề thay đổi. Nhưng đạo Phật cũng cần phải được hiện đại hóa trong cách học, cách tu tập thì mới biết được mà tháo gỡ những khó khăn trong cuộc sống hiện đại. Nếu không thì người trẻ khó mà tiếp thu đạo Phật được. Theo tôi, sứ mạng của Phật giáo VN hiện tại là phải hiện đại hóa, không thể nói thao thao bất tuyệt bằng lý thuyết dù lý thuyết đó có thể rất bác học nhưng thiếu khoa học. Nếu tới đạo tràng Mai Thôn, sẽ là sự đi tìm những phương pháp hữu hiệu để tháo gỡ những khó khăn trong cuộc sống. Quan trọng là đạo giáo phải áp dụng được cho cuộc sống. Đạo Phật có phần tôn giáo tín ngưỡng, người Phật tử đến chùa chỉ để cúng giường thì chưa thể tháo gỡ được khổ đau, khó mà đến được với tuệ giác của đạo Phật. Tuệ giác rất vĩ đại, có thể giải quyết được những bế tắc, tháo gỡ những khó khăn trong lòng mình, trong cộng đồng. Điều này hiện tại ở đạo Phật đang thiếu cho người trẻ để học được. Có những người trẻ họ tự tử vì bức xúc lớn trong cuộc sống, vì họ không giải tỏa được, đạo Phật phải có ngôn ngữ mới, cách dạy mới… thì mới có thể đưa đạo Phật đến được gần với người trẻ và người trí thức.


Không có nhận xét nào: