Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Một số khái niệm dễ gây nhầm lẫn trong rối loạn nước – điện giải. Phần 3: Calculated serum osmolality = 2 [Na] + glucose + urea

by Linh H. Vo on Saturday, March 17, 2012 at 4:52am (facebbok)

Nồng độ thẩm thấu của huyết tương (plasma osmolaliy) là tổng nồng độ thẩm thấu của các chất hòa tan có trong huyết tương bao gồm Na, Cl, K, Mg, Ca, glucose và urea. Ngoài ra cũng có một số chất hòa tan khác hiện diện trong huyết tương với lượng rất nhỏ với nồng độ thẩm thấu rất thấp mà chúng ta có thể bỏ qua.
Như vậy, trong cơ thể:
Serum osmolality =  [Na] + [Cl] + [Mg] + [Ca] + [glucose] +[urea]
Chúng ta biết công thức tính nồng độ thẩm thấu huyết tương là:
Calculated serum osmolality = 2 [Na] + [glucose] + [urea]  (urea và urea tính theo mmol/L) 
Theo công thức này, nồng độ thẩm thấu của các ion huyết tương (plasma ions) là 2 [Na].
Câu hỏi đặt ra là trong huyết tương có các ion Na, Cl, K, Mg. Ca mà sao trong công thức tính osmolality của huyết tương không bao gồm các ion này?
Thông thường khi được hỏi câu này thì  đa số sẽ đoán câu trả lời, thường là: “vì NaCl là chất hòa tan có nồng độ cao nhất trong huyết tương nên nó là chất quan trọng nhất quyết định áp suất thẩm thấu của huyết tương. Khi NaCl hòa tan trong huyết thanh nó sẽ cho ra 2 ion Na và Cl nên1 mmol/L của NaCl sẽ cho áp suất thẩm thấu là 2 x [Na] mmosmol /kg”
Vế đầu của câu trả lời này đúng nhưng vế sau là ...sai.  Vậy sự thật như thế nào?
Trong cơ thể, do tương tác ion làm giảm chuyển động ngẫu nhiên của NaCl nên chỉ có 75 % NaCl phân ly. Do đó, 1 mmol/L của dung dịch NaCl sẽ có:
  • 0.75 mmol/ L của Na+ --> 0.75 mosmol/kg
  • 0.75 mmol/ L của Cl-  --> 0.75 mosmol/kg
  • 0.25 momol/L của NaCl --> 0.25 mosmol/kg
Tổng cộng là 1.75 mmosmol/kg 
Vậy 1 mmol/L của  NaCl sẽ tạo ra một áp suất thẩm thấu là 1.75 mosmol/kg  (chứ không phải 2 mmosmol/kg như chúng ta ...suy đoán!)
Nước chỉ chứa 93% thể tích huyết tương, 7% còn lại là mỡ và protein. Trong hầu hết các phòng thí nghiệm, nồng độ Na được đo theo thể tích huyết tương, nên giá trị này phải được chia cho 0.93 để cho ra nồng độ Na có trong nước của huyết tương (plasma water). Na chỉ hiện diện trong aqueous phase của huyết tương và chỉ có nồng độ Na trong nước của huyết tương (chứ không phải của toàn bộ huyết tương) mới  có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh lý.
Osmoslality của muối Na = ( 1.75 / 0.93) x [Na] huyết tương = 1.88 x [Na] huyết tương 
Phần 0.12 x [Na] huyết tương còn lại bằng với 17 mosmol/kg (0.12 x 140) tương đương với áp suất thẩm thấu tạo ra bởi các muối K, Ca và Mg.
Như vậy 2 x [Na] trong công thức tính nồng độ thẩm thấu của huyết tương đã bao gồm luôn các muối của các ion còn lại là K, Ca, Mg.
Các chỉ số bình thường trong huyết tương
[Na] huyết tương = 135 – 145 mmol/L
[Glucose] = 4-6 mmol/L
[Urea] = 3-7 mmol/L
Osmolality huyết tương = 275 -290 mosmol/kg

Tóm tắt
Trong cơ thể, 1 mmol NaCl/L chỉ tạo ra một nồng độ thẩm thấu bằng  1.75 mosmol/kg
Công thức tính áp nồng độ  thẩm thấu ion huyết tương = 2 [Na] là công thức ước lượng. Công thức này bao gồm cả nồng độ thẩm thấu tạo ra bởi các muối còn lại trong huyết tương là K, Ca và Mg.

Tham khảo
Burton David Rose, Theodore W.  Post . Clinical physiology of acid – base and electrolyte disorders. McGraw-Hill, 5th edition, New York, 2001. page 246-247.


xem lại PHẦN 1  PHẦN 2

Không có nhận xét nào: