Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Chuyện về miệt đồng thú vị

Gởi thầy
Đây là nguyên si bức thư của ông bạn 75 tuổi, đang sống tại Toronto gởi tối qua, coi cũng vui và đầy chất miệt đồng, nhưng trong này còn có sự khác biệt thú vị giữa nông dân ta và nông dân xứ Canada. 
Gởi thầy tham khảo... nếu được thì chia sẻ cho các bạn trẻ thưởng thức...Cái hương đồng gió nội mà thời bây giờ đã bị bay đi ít nhiều...
                                    Ngọc Thu



Em ,

Sau chuyến đi 2 ngày về Cantho sông nước , đầy thú vị của em , anh nghe vui vui cùng em . Du lịch chổ mới chổ lạ , gặp nhiều người đơn giản không chảnh không điệu . Anh nghe mà cũng thèm cũng thích và ước mơ .
            Anh ước mơ đời sống nữa nông dân nữa thành thị như vậy lắm em à . Em có thích như vậy không ! Bây giờ ngành intrenet cho mình chỉ ngồi xó nhà ở nông thôn mà  kể như  đi khắp thế giới mà không lạc hậu .
         Ông bà đồng quê mà vợ chồng em đến chơi chắc cũng đem lại cho em vài suy nghĩ .....Họ giàu có sung túc nhưng còn trẻ nên  phải lo làm ăn cho giàu thêm ....

        Bên nầy có nhiều gia chủ mà tháng tới đây họ sẽ xuất hiện tại thành phố nầy trong những phiên chợ nông thôn nơi nào đó ....họ là những người nông dân giàu có ...trồng được sản phẩm . Lái xe cả mấy trăm km ...chở ra chợ trời nầy bán cho dân thành thị , trái cây rau cũ , mật ong , bánh nhà làm ....( không có vụ con gà con vịt , vì nhà nước cấm làm thịt , nếu không phải là nhà máy chuyên môn ) . Chợ phiên nầy hợp một ngày nơi nầy một ngày nơi kia . Mình hỏi họ ngày mai sẽ hợp ở đâu họ sẽ chỉ .

        Anh rất thích đi chợ nầy dù ít mua vì giá mắc quá ...nhưng thích chầm chậm tới tới lui lui xem cho đã , đó là  cái thú nhà quê trong máu anh , thường anh chỉ đi một mình vì làm gì có bạn bè nào có máu ly kỳ quái đản như  anh . Mấy cha nội bạn anh làm có dĩ vãng như tụi mình , hay có họ cũng quên không thèm nhớ hay cố giấu trong bụng riết rồi quen .
      Người bán thường là cặp vợ chồng già tóc bạc trắng , coi phương phi cốt cách ...lịch sự trí thức ....Họ tuổi hưu có nông trại riêng về đó ở vui thú điền viên , trồng trọt . Trồng thì có kết quả nhưng đâu có bao nhiêu mà bán cho lái , vã lại nền nông nghiệp ở đây đâu vào đó , toàn thương vụ chuyên nghiệp ...Không lẽ đem bõ đem cho mà ăn làm sao cho hết , thế là vợ chồng già hái rồi chất lên xe ra thành phố lớn của Toronto ...mùa nầy nhà nước mở chợ phiên cho họ bán ...rặt sản phẩm 100% nhà trồng như chợ nông thôn bên mình vậy , hay rặt chợ nông thôn của tổ tiên họ cách nay vài trăm năm . Muốn có đời sống thư giản ...
      Nội nhìn cách ăn mặc của họ làm mình cũng thích ....Ông chồng thì áo sọc ca-rô kiểu nông dân hồi xưa , bà vợ thì áo trắng sang sang mắc tiền . Hai vợ chồng mủ lưởi trai cở vài chục đô một cái , chứ đâu như anh chỉ 1 đô ! Hoặc nón đệm  cũng vài mươi đô !
        Người ly kỳ quái đản là anh thấy được và thích như vậy và khi có bà xã qua bã cũng thích đi ....để cùng lựa lựa mua mua rau nầy trái nọ ...cho vui . Và vớt ít ra cũng vài hủ mật ong origine 100%  đem về Vietnam  . Chắc còn một người cũng ly kỳ quái nữa ....đó là em ...cũng có cái thú đi chợ quê như vậy phải không ! Nếu đúng thì tụi mình cũng tâm đầu ý hợp , có khi mình cũng trả giá , chứ chợ ở đây làm gì có vụ trả giá !
       Cái thú đi chợ quê cùa cô Tư  Camau , mà cô ấy gọi là chợ của Má , chợ mà người bán  nghèo sặc máu , người mua là giàu có . Cái thú chợ quê bên nầy là người bán giàu có còn người mua ...thì nghèo sặc máu như  anh !
      Nhưng kẻ mua người bán đều có cái khoái chí em à ! Vì hai bên mua bán sản phẩm cộng thêm cái hồn ...Em biết không Thu , hồi trước khi đi làm xa xa anh thích ghé một chợ quê nào đó mua rau của người nhà quê gánh ra bán , con cá con tép của họ , có khi nguyên rổ mà chưa được kí lô ( vì con nào trọng trọng thì lái chợ lượm hết ...) . Có đâu mà lựa làm sao trả giá hở em , anh mua là mua cái tình nhà quê còn vương vấn hồi còn nhỏ của anh . Con cá vụn con tép vụn mà kho tiêu với tóp mở ....thì đã đíu tối trời đất em ơi ! Em ở  Saigon giàu có như vậy mà đôi khi còn đích thân lội ra chợ ngả tư bốn xã ...để mua cái chất đồng quê dĩ vãng mà .
   

Không có nhận xét nào: