Tuệ Uyển dịch
HỎI: Chúng ta vượt
thắng thù hận như thế nào?
Đức Dalai Lama :
Sự thực tập quan trọng nhất trong sự liên hệ này là suy nghĩ về những bất lợi của
tiêu cực hay thù hận. Qua loại phân tích này mà chúng ta có thể thấu hiểu những
lợi lạc của việc không tăng cường thù hận. Khi chúng tôi nói về việc chinh phục
thù hận, nó có thể được hiểu ở hai trình độ: Thứ nhất, không cho phép một cơ hội
để thù hận sinh khởi trong đời sống hàng ngày của chúng ta, và thứ hai, suy
nghĩ về bản chất tàn phá và những kết quả của thù hận.
Bằng việc quán chiếu trong cách này, chúng ta có thể tự vượt
xa và không cho phép thù hận sinh khởi trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
Nhằm để nhổ gốc rễ hay hoàn toàn loại trừ thù hận, chúng ta phải đi vào trong
những sự thực tập tâm linh sâu hơn. Một cách chính yếu đây là sự thực tập nhất
tâm, cũng còn gọi là "Tịch tĩnh bất động", và đạt đến một tuệ giác nội
quán sâu hơn vào trong tính không hay thực tại tối hậu.
Thông thường, tôi hỏi: Những gì là lợi ích của những cảm xúc
phiền não này như thù hận và ganh tỵ? Chúng làm tổn hại cho tâm hòa bình của
chúng ta. Chúng thật sự là những kẻ thù của chúng ta. Những kẻ thù ngoại tại có
khả năng tấn công và tàn phá sự hòa bình của tâm thức trong một cách giới hạn.
Những kẻ thù ngoại tại không thể phá hoại sự hòa bình của tâm thức chúng ta,
nhưng ngay khi một cảm xúc như thù hận sinh khởi, kẻ thù nội tại này sẽ cướp đi
mất niềm an bình của tâm hồn chúng ta.
Cũng thế, những kẻ thù nội tại như vậy làm tổn hại sức
khỏe của chúng ta. Thí dụ, ba năm trước đây, tôi đã gặp một nhà khoa học ở New
York. Một nhà y khoa đã có một thuyết trình ở đấy ông làm rõ rằng những người
thường sử dụng chữ 'tôi", "của tôi",... thì dễ có hiểm họa khổ
đau vì một cơn nhồi máu cơ tim. Điều này khá đơn giản.
Khoảnh khắc mà chúng ta nghĩ về chính chúng ta - tôi - chúng
ta rất là ích kỷ và hẹp hòi. Phạm vi hoạt động của chúng ta trở nên rất nhỏ. Dưới
những hoàn cảnh như vậy, ngay cả những vấn đề nhỏ bé cũng xuất hiện ra to lớn,
không thể chịu đựng nổi, và làm phát sinh nhiều lo lắng và băn khoăn hơn. Về mặt
khác, thời điểm chúng ta nghĩ về lợi ích của những chúng sinh khác, tâm tư
chúng ta tự động rộng mở ra.
Trong sự thực hành Phật giáo, chúng ta nghĩ về vô lượng
chúng sinh và những rắc rối cùng khổ đau của họ, không chỉ những khổ đau loại
thứ nhất (khổ khổ) và thứ hai (hoại khổ) mà cũng cả loại khổ thứ ba (hành khổ).
Do bởi điều này, chúng ta trở nên thấu hiểu và quan tâm hơn và tâm thức chúng
ta trở nên rộng rãi bao la.
Thái độ tinh thần và quan điểm của chúng ta làm nên một sự
khác biệt lớn lao. Những cảm xúc phiền não làm tổn hại sức khỏe và những cảm
xúc tiêu cực này phát triển một cách lớn mạnh năng động trong tâm hồn. Những
con người như vậy luôn luôn tạo nên rắc rối bất cứ nơi nào họ đến. Trái lại, nếu
chúng ta với tâm tư hòa bình hay tâm hồn từ bi sẽ có nhiều bạn hơn. Bất cứ nơi
nào chúng ta đến, sẽ có không khí hòa bình. Ngay cả những thú vật cũng cảm kích
điều ấy.
Mục tiêu cuộc sống của chúng ta là để cảm nhận hạnh phúc,
vui sướng, toại nguyện, và hòa bình. Nhằm để đạt đến những điều này, lệ thuộc rất
nhiều trên thái độ tinh thần của chúng ta hơn là tiền bạc, quyền lực, hay những
thứ ngoại tại. Vì thế hãy cố gắng và phân tích những thứ này. Đây là cách tốt
nhất để chuyển hóa thái độ tinh thần của chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét