Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

NHỮNG KẺ NÔ LỆ TRONG ĐỜI và TRONG PHIM ẢNH

Võ Công Liêm

Cảm hứng sau khi xem:’Django Unchained’
 
 

’Django Unchained’

Đối với chúng ta từ ngữ nô lệ nghe như có một cái gì buộc phải hoặc tuân phục. Với giới vua quan, thượng lưu thì tên thường gọi là người hầu, kẻ hạ một lớp người thấp hèn trong xã hội dù ở thời nào. Nhưng thời gian đối xử giữa người với người (qua cách xưng hô) thấy khiếm nhã; con vật có tên để gọi, con người thì gọi con đầy tớ, thằng ở đợ ...cuối cùng chọn cho một tên gọi:’người giúp việc’. Động từ ’giúp’ nghe hổ tương hơn danh từ nô lệ. Vừa có tính bình đẳng vừa có tính nhân vị. Không còn hình ảnh chủ, tớ.
Để nhìn rõ vai trò của đời nô lệ, một ngọn nguồn khai ra từ văn minh Mỹ châu, mặc dầu những kẻ buôn dân xuất xứ từ Âu châu, dân nô lệ phát xuất từ cửa cảng ở Ghana, Togo, Benin và Nigeria thuộc vịnh Guinea / Phi châu do những thương dân người da trắng đứng ra làm chủ những dịch vụ trao đổi nầy. Họ chuyên chở những người Phi châu da đen đến Mỹ châu là đưa tới mầm mống kỳ thị chủng tộc kể từ đó. Khởi thủy do từ thương doanh trao đổi vật chất từ quốc gia nầy đến quốc gia khác, rồi lan dần đến Phi châu giữa thế kỷ thứ 11, đến thế kỷ thứ 15 việc buôn người da đen thành hình của nhiều nước khác nhau trên hải trình khám phá Mỹ châu làm thuộc điạ, xứ sở thứ hai của họ muốn chiếm đóng.
Để thấy rõ hình ảnh sống động của những kẻ nô lệ, thiết tưởng mượn khung trời điện ảnh Mỹ chiếu lên mặt thực của kỳ thị da màu mà đến nay dù thể hiện hay ngấm ngần giữa trắng và đen, giữa chủ nhân ông và kẻ hầu hạ. Một hiện tượng ’kẻ ăn, người ở’ mãi mãi được cảnh tỉnh ở kỷ nghệ điện ảnh Hồ-Ly-Vọng (On slavery, Hollywood forever cautious). Cuốn phim mang chủ đề : ’Lập Quốc/The Birth of a Nation’ (1915) do D.W. Griffith đạo diễn. Đã gây chấn động thế giới. Ý phim nói lên sự hiện diện vai trò người da đen trong đất nước Hiệp Chủng Quốc và được đối xử bình đẳng quyền làm người như mọi sắc tộc khác, điều khoản nầy được ghi trong Hiến pháp đầu tiên của Mỹ.
‘Lập Quốc’là một quan tâm khốc liệt đối với lịch sử Mỹ, nhất là vấn đề chủng tộc về việc người da đen làm nô lệ, nhưng nô lệ trong phim ảnh là một thứ nô lệ cảnh tỉnh, một lý do đặc biệt. Cái sự lý đó như nói lên bề mặt xấu xa của xã hội Mỹ, một dữ kiện thuộc về lịch sử thực tế không thể che đậy; nhưng không có nghĩa là không quan trọng. Khởi từ vị tổng thống đầu tiên cho tới bây giờ luôn luôn nâng cao quyền bình đẳng, tự do, dân chủ. Ở đây không có nghĩa là không nói đến cái hay cái đẹp của chính nó. Đạo diễn D.W. Griffith hiểu rõ về điều nầy. Thực chất phim ‘The Birth of a Nation’ dựa trên tiểu thuyết bán chạy nhất của Thomas Dixon đã đưa ra một điều đáng nghi ngờ được coi là điển hình của tổ chức Ku Klux Klan, chuyên đốt phá, chống trả người da đen ở miền Nam; họ yêu cầu cấp cứu khẩn trương và tái lập đường lối chống phá, tác giả đòi hỏi trả tự do cho người da đen từ những ràng buộc bằng giao kèo dành cho người nô lệ phải nhận lãnh là việc thường hay xẩy ra, gây rắc rối hay cản ngăn, bài trừ đó là những gì đưa tới những chuyện lớn trong đời sống cộng đồng ở Hoa Kỳ; những hệ lụy đó đụng đến lịch sử Mỹ, nhưng người ta phớt lờ, tuy nhiên vẫn là chuyện được nhắc nhở nhiều nhất

 
Gone With the Wind/Cuốn Theo Chiều Gió

Điện ảnh không những chỉ là điều đem lại xúc động trước hoàn cảnh, nhưng đây là một dữ kiện quan trọng hàng đầu: tiếng than ai oán, như sấm động. Những loạt phim như thế đã thu hút một số lượng lớn về nhân lực cũng như tài lực, hấp dẫn và lôi cuốn ngay cả thời buổi bây giờ. Năm 1939 ‘Cuốn Theo Chiều Gió/Gone With the Wind’ vẫn còn kéo dài, dù rằng bài ca u uẩn như gợi nhớ về đất tổ Miền Nam (Old South) nơi bước chân đầu đời Mỹ Phi châu (Africamerica) đạp lên đây. ‘The Birth of a Nation/ Lập Quốc’ được coi là phim đầu tiên nói lên trạng huống của kỳ thị, một chứng minh hùng hồn, một truyện dài được kể lại, nếu cẩn thận mà nhìn vào cơ cấu này và có một cái nhìn liếng thoắng thì điện ảnh có cái nhìn cách riêng đối với quần chúng –thì đó cũng là điều chứng minh chưa được sáng tỏ. Để xác nhận một cách cụ thể qua cách nhìn ban đầu của cái ‘huyền thoại’ lịch sử nầy với cách giới thiệu như thế thì chỉ đi tới một thứ văn hóa phổ thông của Mỹ mà hầu như đây là một sự kiện kéo dài triền miên từ khi lập quốc cho đến giờ và đây cũng là quyền lực trong tay điạ chủ: Cái thời lấy bông vải làm ra kỷ nghệ may mặt và từ đó sanh ra giai cấp thống trị giữa chủ nhân ông và kẻ tôi đòi.
Kẻ nô bộc đã được diễn đạt một cách thận trọng trong điện ảnh khi nào cũng giữ kẽ để tránh định kiến vấn đề da màu giữa đen và trắng. Bên cạnh đó người ta nhìn điện ảnh như một động lực thứ hai, có nghĩa là gián tiếp cảnh tỉnh hoặc có thể mất lập trường đoàn kết. Nô lệ da đen như thử là một biến cố, một tấm phông sân khấu được vẽ lên (backdrop). ‘Gone With the Wind/Cuốn Theo Chiều Gió’ dựa trên cuốn tiểu thuyết lừng danh, xuất hiện nửa thế kỷ trước; mô tả cảnh người đầy tớ như một phần đóng góp ‘chất liệu’ cho cuốn phim, hồi cố một bi thảm xã hội ‘Old South’ điêu tàn, đổ nát và một cuộc xua đuổi thời nội chiến Bắc Nam phân tranh để thành lập chính thể quốc gia. Cuốn theo gió là gì? Là nô lệ phải dính với nông trường; phải cật lực lao động làm ra của cải cho chủ nhân ông, dùng sức người thay súc vật. Dưới hình ảnh đó thể hiện trong vai trò Tara chỉ còn một chức năng duy nhất là ‘người đầy tớ trung thành’ cho dù nô lê hóa được bãi bỏ: và; cũng không còn ám chỉ, lăng mạ, hành hạ, tra tấn, hà hiếp đốt nhà, treo cổ, khinh khi như thứ hạ dân đã một thời xẩy ra ở miền Nam và những tiểu bang lân cận bên dòng sông Mississippi để lại những thảm họa cho người da đen; sợ nhất là đám trùm mặt KKK.
Thế giới nô lệ vốn đã có từ xưa; một hình thức như lời thống khổ, như bản hùng ca, như khắc ghi từ kinh điển mà nơi đó bắt con người chụi nhận phận tôi đòi đúng nghĩa của người da trắng với một âm ngữ của những người Mỹ và đúng nghĩa tôi đòi của cổ La Mã còn âm vang trong Anh quốc –this is why ancient world slavery, in the form of liblical epics where the enslaved tend to be white people with American accents and the enslavers Romans with British accents. Cho nên chi nô lệ nó trở thành truyền thống, một phần qua màu da và qua nếp sống. Vì vậy; những nước bị áp bức đều dưới cái nhìn của người da trắng là thế, và; khắp nơi trên toàn cầu đều có giai cấp nầy –nô lệ cũ và nô lệ mới đều có sẳn trong tinh thần của con người mỗi khi ở vào vị trí khác nhau, nô lệ qua ngôn ngữ cũng như hành động…thời nào cũng thế dù Mỹ ra sức vá lại tấm áo rách, tuy không lành lặng nhưng che lấp được phần nào. Người Mỹ da đen liệu có quên không?

Những Kẻ Giác đấu/Spartacus

Có thể đây là đề tài gần gũi và không thể quên đối với kỷ nghệ điện ảnh Hồ-Ly-Vọng, người ta nhìn hình ảnh nhiều hơn là đọc lại lịch sử Hoa Kỳ. Lấy từ đó; điện ảnh đã thực hiện những thể tài có tính lịch sử và tính nhân bản ‘Mười Điều Răn/The Ten Commandments’ ‘Ben-Hur’ và ‘Những Kẻ Giác đấu/Spartacus’ nói lên phản kháng của người nô lệ nổi dậy chống lại những triều đại chuyên chế, đem nô lệ để mua vui. Ngược lại với nước Mỹ họ hồ hởi đón nhận một danh dự lớn lao là làm nên những gì thuộc cách mạng của một thời đã qua mà phớt lờ về dấu tích kỳ thị da màu trên đất nước họ. Điện ảnh đạt tới đỉnh cao của quần chúng vào đầu thập niên 50 cho tới cuối thập niên 60, kéo dài cả thế kỷ sau cuộc nội chiến phân tranh (Civil War) và Tu Chỉnh Hiến Pháp lần thứ 13 (13th Amendment). Một thời đã qua nay đạo diễn Steven Spielberg thực hiện phim mới nhất ‘Lincoln’(2012) đề cập vấn đề nô lê với da màu. Mà chỉ có lịch sử Mỹ mới kêu gào quanh góc cạnh chủ đề ‘dân quyền/civil rights’ và những cuộc nổi loạn da màu (race-riots) Từ những mấu chốt đó đưa tới tình trạng thích khách hạ sát Malcolm X và Martin Luther King. Và; gần đây hơn có những gì gọi là nhàm chán gây ra bức xúc để được tuông phá và đã thấy nhu cầu đó xuất hiện ở cuối 60 và đầu 70; hiện tượng đó tạm gọi là ‘blaxploitation’ chịu hết nổi! đạo diễn trẻ tuổi Quentin Tarantino cảm hứng một cái gì chung chung của da màu qua thể loại Vùng Viễn Tây/Cao-bồi mô tả như ‘nghiệp chướng/pay-back’ của người da đen trong phim ‘Django Unchained/ Django Tháo xiềng’(2012) Phim nói lên cơn tức giận đè nén của tầng lớp trung lưu luôn nhìn đây là sự bất công không bình đẳng kể cả người da trắng là làm thông những trường hợp giữa giới tính và những bạo tàn thường hay xẩy ra. Tốt hơn nên chứa cái hạng tôi đòi một nơi an toàn như trong những phim ‘Hành tinh của Thủy Tổ/Planet of the Apes’.Chuyện tôi đòi, nô lệ vẫn còn là điểm nóng thời sự của phim ảnh ngày hôm nay. Dù khơi dậy sự ô nhục.
Nhưng điều nầy cũng khó thấy được mặt thực của nó, mà chỉ để lại một lý do đơn giản mà thôi: Làm thế nào một đất nước chất chứa sự cố như thể để thiết lập một nền tự do chân chính và giải phóng cho tất cả những người da đen còn giữ lề thói của kẻ nô bộc với một quá trình đã lâu? Và rồi gần như là nỗi lòng tự nó, một phần của thời kỳ quá độ không biết bối cảnh tôi đòi có còn tiếp tục hay không? Cả hai phim mới thực hiện ‘Lincoln’ và ‘Django Unchained’ cảnh nô lệ vẫn còn đó, sau bao nhiêu năm qua, cảnh giác là một điều mong đợi dù được thêu dệt như chuyện hoang đường, thần thoại. Abraham Lincoln bãi bỏ nô lệ trên toàn nước Mỹ một cách tuyệt đối; để rồi cũng đi tới ám sát. Những phim ảnh gần đây đưa vai trò người da đen với một tay súng hung hản, bực bội (badass) luôn nhìn về quê cũ (Old South) mà hận đời. Người da đen luôn có tiếng vọng về cố quốc mặc dù cố quốc nằm đó mà không bao giờ tìm thấy cái gốc ngọn của mình. Chỉ là hình ảnh mờ nhạt. Lấy Old-South làm quê hương thứ hai. Suốt cả đời da đen là hờn vong quốc! Không phải đây là lời ghi nhận thiết tha cho thế kỷ nầy nó còn nối tiếp đến đời sau và mãi mãi không bao giờ dứt cái thảm họa hạng hai (second-class) vẫn hằng sâu trong lòng người da đen cũng như những kẻ đến sau trên đất nước Hợp Chủng Quốc .
(ca.ab. hạ-nêu tết Qúy Tỵ 9/2/2013)
Cảm hứng sau khi xem:’Django Unchained’ - Điểm phim của Geoff Pevere trên Globe and Mail (Life & Art Dec/2012).
Django Unchained - Official Trailer

Không có nhận xét nào: