Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

BÀ NỘI MÁY TÍNH

Kay Conner Pliszka
  
Những điều khác có thể thay đổi chúng ta, nhưng chúng ta bắt đầu và kết thúc bằng giađình (Anthony Brandt)

Đôi mắt tôi nhòa lệ khi hôn từ biệt gia đình con trai tôi ở phi trường Sydney nước Úc. Bời tiền vé máy bay từ Mỹ đi Úc rất đắt, tôi biết phải đến vài năm nữa tôi mới có dịp quay lại đây để thăm con trai tôi, đứa con dâu người Úc và mấy đứa cháu nội cưng.
Tracy (chín tuổi) và Phillip (mười một tuổi) đều chào đời ở đó. Trong khoảng thời gain ngắn ngủi kể trên, tôi chỉ mới được gặp chúng năm lần, coi như cứ hai năm gặp nhau một tháng.
Tôi rất muốn được làm bà nội tốt của chúng, như bà nội của tôi đã rất tốt với tôi. Tôi muốn tự tay nướng bánh ngọt cho chúng, đến thăm trường học của chúng, xem buổi khiêu vũ của Tracy và xem buổi thi đấu Bowling của Phillip. Tôi muốn chúng có thể đến gặp tôi mội khi chúng buồn để tôi có thể lau nước mắt cho chúng, ôm chặt chúng và vỗ về . Tôi muốn trò chuyện với chúng hàng ngày để nghe tiếng cười của chúng, để biết mơ ước của chúng và để nói "bà nội yêu con lắm".
Mỗi lần chia tay là mỗi lần tôi thấy tim mình đau nmho1i. Nhưng trong lần viếng thăm này, Tracy và Phillip tạo cho tôi một hy vọng ở tương lai. Chúng liên tục nói về chiếc máy vi tính mới mua, và bà cháu tôi có thể liên lạc với nhau hàng ngày - nếu tôi cũng có máy!
Tracy hét với theo, khi tôi vẫy tay từ biệt:
- Bà nội ơi, nhớ mua máy vi tính và viết thư cho tụi con!
Phillip cũng hét thật to:
- Bà nhớ viết mỗi ngày nhé! Tụi con cũng viết cho bà nội nữa.
Thế là tôi đành bỏ đi cái máy đánh chữ lỗi thời và thực hiện một bước nhảy vọt khủng khiếp và kỷ nguyên kỹ thuật cao, tốc độ nhanh của thư điện tử. Mọi thứ về cái máy vi tính mới làm cho tôi hoảng sợ. Tôi e rằng khi tôi nhấn xuống một phím, tôi sẽ xóa mất một điều gì đó quan trọng hoặc gây ra hư hại nào đó. Thậm chí tôi còn gặp khó khăn khi phải bắt đầu bằng những câu hướng dẫn ngắn gọn:
            Nhắp chuột vào biểu tượng Window
(Khoan đã, tôi sẽ mở máy bằng cách nào đây?)
            Nhắp chuột vào ô start nẳm trên thanh công cụ
(Mà thanh công cụ là gì nhỉ?)
            Dùng chuột chuyn con trỏ đến chỗ programs
(Phần nào trên cái con chuột ngốc nghếch này được gọi là con trỏ?)
Ông nội tụi nó bắt đầu hỏi xem tôi có điên không khi nghe tôi nói chuyện với chiếc máy vi tính.
            Cảnh báo! chương trình MAPI.DLL không hợp lệ. Không thể cung cấp dịch vụ MAPI.DLL.
(Ủa? tôi có yêu cầu được cung cấp cái gì đâu?)
            Cảnh báo! chương trình này hoạt động không đúng và nó sẽ bị tắt.
(Vậy cứ tắt đi, tôi không cần làm việc với cái chương trình không đúng này!)
            Cảnh báo! máy in hết giờ hoạt động.
(Cái gì? máy in của tôi nghỉ giải lao à? vậy ai phụ trách ở đây?)
Những tuần lể học vi tính của tôi chẳng thích thú chút nào. Tôi mất nhiều ngày đêm đọc tài liệu. Tôi mua luôn quyển Window dành cho người mới biết. Tôi ôm cái điện thoại nhiều giờ liền, cố liên hệ với một người nào đó trên đường dây hướng dẫn. Tôi quấy rối bạn bè bằng những cú điện thoại khó chịu vào bẩy giờ sáng , vào giờ ăn và cả giờ ngủ . . . để xin họ chỉ cho lối thoát trong mấy cái chương trình mà tôi bị kẹt cứng.
Máy vi tính trở thành một món đồ hành hạ tôi, đồng thời nó cũng là người hùng nối liền tôi với gia đình. Chính xác đây là một mối quan hệ yêu/ghét rõ ràng. Nhưng không một trở ngại nào, một kỹ thuật nào có thể ngăn cản tôi hàng ngày biết được tin tức của hai đứa cháu nội.
Trong quãng đời của tụi nó, tôi đã bỏ sót nhiều điều thú vị. Nhưng giờ đây, thư đ0iện tử đã làm thay đổi tất cả. Sau một tháng với mấy chục lá thư, tôi đã cập nhật mọi tin tức mới nhất của Tracy và Phillip.
Qua thư điện tử, Phillip lể cho ông bà nội của nó biết về vai của nó trong một vở kịch của trường. Nó khoái chí kể về việc nó đi xe đạp và bị mắc mưa. Và nó làm chúng tôi tự hào khi nó báo điểm kiểm tra môn toán.
Trong chuyến viếng thăm lần sau cùng, tôi dạy nó một ngôn ngữ tiếng lóng được gọi là "OP". Gần đây, nó gửi cho tôi một bức thư sử dụng toàn là "mật mã bí mật" của riêng chúng tôi. Không dễ chút nào. Phần hay nhất của lá thư là : Con yêu bà nội nhiều lắm ắ ắ ắ m!
Tuần trước, Tracy tròn mười tuổi. Chúng tôi chuẩn bị kế hoạch cho tiệc sinh nhật từ ngày đầu - một con búp bê bằng sứ mà nó đang mơ ước, một bữa tiệc nhỏ với ba đứa bạn thân của nó và một cái bánh kem có hình Vua Sư Tử.
Vào đêm hôm đó, chúng tôi mỉm cười khi đọc e-mail của con trai tôi. Cha Tracy than phiền về mức độ ầm ĩ không thể chịu đựnmg nổi của bữa tiệc. Chúng tôi lập tức viết thư cho Tracy:"Ông bà nội phải đóng cửa sổ lại vì vẫn còn nghe tiếng ồn ào của con và các bạn xuyên qua đại dương".
Mẹ nó lập tức trả lời: Con vừa vào phòng và đọc thư của mẹ cho tụi nó nghe. Chúng nó lập tức xin lổi và ngay sau đó, tụi nó biết đó chỉ là trò đừa của ông bà nội. Nét mật  của tụi nó thật là vô giá!"
Không lâu sau đó, chúng tôi nhận được bức thư ngắn của Tracy. Nó miêu tả mọi thứ, khiến chúng tôi có cảm tưởng như đang có mặt tại đó và cùng vui chơi với nó trong bữa tiệc.
Bọn trẻ viết thư cho tôi khi chúng vui vẻ. Và chúng viết thư cho tôi khi có chuyện buồn. Chúng chia sẻ với tôi mọi bí mật mà chúng không dám nói với cha mẹ. Và chúng hỏi tôi những vấn đề mà chỉ có bà nội mới trả lời được.
Tôi không thể lau nước mắt cho chúng hay quàng tay lên vai chúng và ôm thật chặt, nhưng tôi có thể "lắng nghe" và bày tỏ mối quan tâm của tôi bằng những thông cảm và lời khuyên. Tôi có thể gửi đến chúng những mẩu chuyện vui và những bài thơ hay. Tôi có thể nói rằng ông bà nội rất yêu thương chúng - mỗi ngày.
Tôi vẫn còn phạm nhiều sai lầm trên máy vi tính và tim tôi vẫn còn nhảy thình thịch mội khi gặp câu "Cảnh báo!" đầy đe dọa. Lần gần đây nhất, máy tính nói tôi đã phạm một "sai lầm chết người". Tôi suýt quăng con chuột đi. Nhưng cũng trong ngày hôm đó, chúng tôi nhận được e-mail của Tracy viết, "Con yêu ông bà nội hơn mọi thứ trên đời này!"
Vì điều đó mà tôi chấp nhận mọi lời "cảnh báo". mọi câu đe dọa để suốt ngày ôm cứng lấy cái bàn phím.
Mọi người cứ việc gọi tôi là "Bà nội máy tính" đi!

Không có nhận xét nào: