Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

Góp ý với bài viết: Chúng ta – Một thế hệ lạc lõng

 
 Đáng tiếc là phải nói bài viết này không sâu sắc (xemlại: Chúng ta – Một thế hệ lạc lõng), chỉ nói trên bề mặt, có khá nhiều nhận xét chủ quan, như trong phần kết luận của bài này, “Một là chia sẻ với các bạn sự đồng cảm về cảm giác lạc lõng giữa một thế giới 7 tỉ người mà chẳng có sự kết nối nào với nhau.” Đồng thời, bài viết thiếu giá trị vì không đưa ra hướng giải quyết vấn đề, thiếu liên kết xuyên suốt giữa quá khứ, hiện tại, và tương lai để rút ra bài học, nhận định hướng đi và những gì cần làm thiết thực nhất.

Ở thế giới được hình thành từ mọi kết hợp tương đối này, tiếp diễn một cách sống động không ngừng, the world of Cause and Effect, không có bất kể cái gì mà không liên quan với nhau cả, liên kết chặt chẽ từ vật chất tới tinh thần, từ vi mô đến vĩ mô, từ chính trị tới kinh tế, giữa vật chất và ý thức, hình thức và nội dung, vv..., từ trước tới sau, mọi chiều của không gian và thời gian, không có tế bào hoặc những đơn tử thì chẳng bao giờ có cái gọi là “thế giới” vật chất, không có một nhân làm thức ăn làm nguyên nhân, thì chẳng bao giờ có cái gọi là quả/kết quả, hay cái hiện hữu đang tồn tại, tiếp diễn.

Ngay cả một tư tưởng, cảm giác được hình thành, tạo ra cũng chẳng phải tự nó sinh ra, tự nó có, mà là có ít nhất một nhân làm tiền đề sinh ra nó, và những tác nhân khác làm cho nó tiếp tục. Tất cả đều có sự kết nối chặt chẽ, liên hệ, tác động, ảnh hưởng từ mọi hướng. Nếu không có một tác nhân đầu và những tác nhân khác từ mọi phía hoặc sau đó, thì ngay cả cái cảm giác gọi là “lạc lõng” ấy làm sao mà có, từ đâu mà ra, làm sao có thể tiếp diễn.

Hiểu như vậy, làm gì có chuyện “chẳng có sự kết nối nào với nhau.” Khi tác giả nói câu này, thì bài này không phải là “Chúng ta” nữa, mà chỉ là chỉ là tự thân của chính tác giả cảm thấy như vậy, hoặc chỉ có một mình tác giả cảm thấy “lạc lõng” trong thế giới ảo nào đó. Đây chỉ là một sự “lạc lõng” trên văn tự, trong những ca từ của một bài hát hay một bài thơ lãng mạn, hoàn toàn không thực tế, không nhìn vào chiều sâu và mọi nối kết của thế giới tương đối. Nếu thực sự có cái mà gọi là “lạc lõng” ấy tồn tại mà chẳng có sự nối kết nào với nhau, nếu điều này có thực, thì cái thế giới tương đối này cũng sẽ không tồn tại hay chẳng có thể được tạo ra, sống động tiếp diễn không ngừng như vậy.

Dù là để giáo dục con cái, hoạch định tương lai, dù là để sống, làm việc, tự giáo dục bản thân, cá nhân, gia đình, xã hội, hay rộng hơn là những thực tại và phát triển của một đất nước, chúng ta phải nên nhìn vấn đề từ tất cả các kết nối, từ nguyên nhân dẫn đến kết quả. Hiểu như vậy, thấy như vậy, hãy đặt xuống cái tư tưởng cảm giác “lạc lõng,” lấy một tư tưởng tích cực làm nhân tố cho những kết quả tốt, rồi hành động tích cực ngay từ thời khắc hiện tại, hướng tới một tương lai tươi đẹp của những thành quả mà chúng ta trông mong.

Không có nhận xét nào: