PGS, TS Nguyễn Thy Khuê
Phòng ngừa bệnh thần kinh ĐTĐ cũng chính là các
phương pháp cần áp dụng để làm chậm diễn tiến bệnh (xem bài: Làmthế nào để phát hiện và điều trị biến chứng Thần Kinh của bệnh Đái Tháo Đường?)
. Quan trọng nhất là kiểm soát tích cực glucose huyết, ăn uống điều
độ và luyện tập thể lực đều đặn, ngưng hút thuốc.
Một phần quan trọng trong bệnh thần kinh ĐTĐ là chăm
sóc bàn chân đúng cách.
Các tổn thương thần kinh làm teo các cơ nhỏ ở bàn
chân, bàn chân sẽ bị biến dạng, do đó áp lực tì đè sẽ thay đổi ở
bàn chân tạo nên các vùng kém dinh dưỡng, các vết chai. Da khô do
thiếu mồ hôi làm da dễ bị nứt. Khi bệnh nhân đi giày chật, hoặc đi
chân đất (chân trần), dễ xuất hiện các vết thương ở bàn chân. Vi
trùng sẽ xâm nhập qua các vết nứt da, gây nhiễm trùng vết thương. Các
mô bị thiếu nuôi dưỡng do biến chứng mạch máu làm tắc mạch cũng góp
phần làm chậm lành vết thương.
Các phương pháp sau đây giúp làm giảm nguy cơ loét
chân ở bệnh nhân ĐTĐ:
1- Bệnh
nhân nên tự kiểm tra bàn chân mỗi ngày để phát hiện các vết thương
nếu có, nếu không nhìn được lòng bàn chân có thể dùng tấm gương để
soi lòng bàn chân.
2- Khi
phát hiện bàn chân có vết thương phải đến ngay bác sĩ chuyên khoa để
được chỉ dẫn.
3- Luôn
giữ chân sạch sẽ, khô ráo. Mỗi tối trước khi đi ngủ nên rửa chân sạch
và lau khô kể cả kẽ giữa các ngón chân.
4- Không
bôi thuốc mỡ vào giữa các ngón chân (kẽ chân)
5- Khi
cắt móng chân, không cắt sâu vào khóe móng, chỉ nên dùng dũa để dũa
móng chân, móng tay.
6- Không
bao giờ đi chân đất (chân trần), không tự ý cắt vết chai, nếu tê nhức,
cần đến ngay bác sĩ, không nên ngâm chân vào nước nóng hay hơ chân trên
lửa.
7- Khi
mua giày dép, nên mua vào buổi chiều, và chọn giày vừa chân. Trước
khi đi giày nên kiểm tra xem có vật lạ bên trong hay không (thí dụ đinh,
kim..). Nếu bàn chân biến dạng, nên hỏi ý kiến bác sĩ để chọn giày
dép thích hợp.
Tóm lại biến chứng thần kinh ĐTĐ tuy ít khi gây tử
vong nhưng có thể ảnh hưởng nặng nề lên chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân. Tốt nhất không nên để xuất hiện biến chứng thần kinh bằng
cách điều trị bệnh ĐTĐ tích cực ngay từ lúc mới chẩn đoán. Nếu đã
có biến chứng, điều quan trọng vẫn là điều trị tích cực bệnh ĐTĐ.
Do các triệu chứng tê nhức rất khó chịu nhưng bệnh nhân không thể mô
tả cảm giác của họ nên bệnh nhân rất cần sự chăm sóc và hỗ trợ
của gia đình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét