David Michie
Nghiệp quả là một đề
tài mang tính thách đố, bởi nó làm đảo lộn tư tưởng cho rằng tất cả niềm vui và
nỗi tuyệt vọng của chúng ta nảy sinh từ những gì đang xảy ra chung quanh chúng
ta. Nhưng trên hết, nó là một tâm lý học mang lại sự tự tin hơn là thứ tâm lý học
mà hầu hết chúng ta đều đang mặc nhiên chấp nhận, bởi vì nó mang đến cho chúng
ta cơ hội chuyển hóa toàn bộ kinh nghiệm của thực tại.
Tuy nhiên, một trong
những điều mới mẻ của Phật giáo là sự nhấn mạnh rằng bạn chỉ nên đón nhận những
pháp môn có lợi ích cho chính bạn. nếu có những khía cạnh nào đó không hữu ích,
đơn giản là bạn hãy cứ tạm gác nó qua một bên, và bạn luôn luôn có thể quay trở
lại với nó sau này. Bạn sẽ không bị đọa đày dưới địa ngục vì đã không tin vào
nghiệp quả, hoặc chuyện tin tưởng cũng sẽ chẳng bảo đảm cho bạn một chỗ trong
cõi cực lạc - tương tự như vậy đối với mọi điều khác trong Phật giáo. Chính những
gì bạn LÀM mới là đáng kể chứ không phải những gì bạn NÓI rằng mình tin tưởng.
Đến lúc này, bạn có
thể tự hỏi chính xác thì nghiệp quả có nghĩa là gì. Chúng ta có thể ngưỡng mộ
những người chuyên cần tạo ra nghiệp cho sự thành công. Nhưng nếu sự quyết tâm
hay sự cần cù không thôi rõ ràng vẫn chưa đủ để đảm bảo điều đó, vậy thì còn
cái gì nữa?
Tại sao những khu phố sang trong nhất tại các thành phố trên thế giới lại không phải lúc nào cũng là nơi sinh sống của những công dân nhẫn nại, từ tâm và đạo đức nhất của chúng ta?
Tại sao những khu phố sang trong nhất tại các thành phố trên thế giới lại không phải lúc nào cũng là nơi sinh sống của những công dân nhẫn nại, từ tâm và đạo đức nhất của chúng ta?
NGHIỆP VÀ DUYÊN
Người ta gieo cái gì
thì sẽ gặt cái đó
(Thư của Thánh Paul gửi
dân chúng Galatia)
Qủa thât điều đó có
nghĩa là Thánh Paul, và Đức Phật trước ông, đều sử dụng cùng một ẩn dụ về việc
gieo hạt khi nói về tương lai. Thật là một ẩn dụ hay, không chỉ vì sự liên tưởng
trực tiếp giữa nhân và quả, mà còn vì các hàm ý khác nữa có góp phần. Nhà Phật
gọi những yếu tố khác nữa này là DUYÊN.
Để hạt giống nảy mầm
và lớn lên thành cây mạnh khỏe, nó cần có đất, độ ẩm và ánh nắng. Tương tự,
nghiệp cần có những điều kiện thích hợp đủ cho nó chín muồi. Một điều quá sức
hiển nhiên, vậy mà chúng ta lại có khuynh hướng lẫn lộn giữa hạt giống và các
điều kiện. Trong cuộc mưu cầu tái sắp xếp ngoại cảnh cuộc sống, chúng ta khá giống
những nông dân chi thật nhiều tiền vào việc làm đất hay phân bón, xây các hệ thống
tưới tiêu hiện đại, và chờ mong một vụ mùa tươi tốt mặc dù chẳng gieo một hạt
giống nào.
Theo suy nghĩ thường
tình, thành công là sản phẩm của sự cần cù, của sự sẵn sàng chấp nhận sự mạo hiểm
cùng những cân nhắc khác nữa. Nhưng có lẽ tất cả chúng ta đều biết câu chuyện của
những người đã theo đúng công thức đó, đã làm đủ mọi điều, và những cuộc phiêu
lưu của họ không kết thúc trong giàu sang mà toàn là thất bại.
Tại sao? Bởi vì cho
dù toàn bộ điều kiện có thể đủ hết, nhưng lại không có sẵn hạt giống nghiệp quả,
do đó, sự thành công chẳng bao giờ có khả năng xảy ra.
Giống như chỉ có điều
kiện không thôi thì sẽ không thể nào mang lại kết quả tích cực, hạt giống mà
không có những điều kiện thích hợp thì cũng sẽ như vậy.
Hạt giống cộng với điều
kiện là cách tiếp cận chúng ta cần phải có khi tìm kiếm nghiệp quả. Đó là cách
tiếp cận được nhiều người đồng tình, trên bình diện lý trí lẫn trực giác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét