Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

NHÂN ÁI VÌ NHỮNG LÝ DO VỊ KỶ

David Michie


Việc chấp nhận luật nhân quả tất yếu sẽ mang đến hệ quả biến đổi hết sức sâu sắc lên cuộc sống của chúng ta. Theo tôi, qua điều được xem la khía cạnh trí tuệ xuất chúng trong giáo lý nhà Phật, chúng ta nhận ra rằng những lợi ích tư kỷ của mình chính là nằm trong sự vị tha. Gio61ng hoa sen vươn lên từ bùn, chúng ta cũng phải vậy, nhưng thông thường chúng ta chỉ biết nghĩ đến chính mình như là điểm xuất phát để cư xử theo một cách có thể làm phát sinh những kết quả nhiều hơn mong đợi.
Nếu muốn giàu, điều đó nằm ngay trong lợi ích tư kỷ của chúng ta là hãy trở nên bao dung, nhân từ. Nếu khao khát muốn làm người đẹp - ít ra trong kiếp sau, mặc dù chúng ta đang từ bỏ kiếp này - chúng ta phải vun bồi lòng kiên nhẫn. Tương tự, chính bằng vào lợi ích tư kỷ tốt nhất chúng ta mới giữ gìn được đạo đức nghiêm ngặt, bởi khi làm như vậy, chúng ta đang tối đa hóa hạnh phúc tương lai của mình và sự bình an của tâm.
Càng quan tâm đến những suy nghĩ và cách xử sự của mình bao nhiêu, chúng ta càng trở nên tỉnh thức hơn trước những cơ hội vun bồi NHÂN tích cực để cho ra các QUẢ tích cực trong tương lai. Chúng ta có thể xem mọi việc không chỉ như là do các hành động từ trước của chúng ta gây ra, mà còn là phương tiện giúp chúng ta phá bỏ những cấu trúc ứng xử tự hại bản thân.
Thông qua khái niệm về nghiệp quả, chúng ta có một phương thức thú vị để làm xoay chuyển những trải nghiệm tiêu cực đối với con người và hoàn cảnh. Làm thế nào bạn có thể thực sự giận dữ  với một người vốn chỉ là công cụ để thông qua đó bạn tạo được thiện nghiệp cho mình? Điều đó cũng như việc ghét cây roi mà bạn bị đánh thay vì ghét chính cái lực cầm cây roi ấy. Làm thế nào bạn có thể cảm thấy nóng giận với những người mà qua hành động, họ đang tự tố cáo rằng họ cũng đang trải nghiệm sự bất hạnh chẳng khác gì bạn - và thậm chí còn khổ hơn?
Bởi Phật Giáo là một truyền thống sinh động, nên chúng ta không cần phải quay đầu nhìn lại hàng ngàn năm trước để tìm thấy những ví dụ ngoạn mục về các hậu quả đầy tính chất biến đổi của nghiệp. Đại sư Palden Gyatso đã bị khổ đau đến mức hầu hết chung ta cũng không thể tưởng tượng nổi, nhưng khi được hỏi trải nghiệm tệ nhất nào mà ông đã gặp, Palden Gyatso trả lời, "Nổi sợ hãi rằng tôi sẽ bị mất đi lòng từ bi đối với những người đã giam cầm tôi" (xem: Tortured monk urges compassion)
Tuy chúng ta chỉ có thể dám hy vọng có được mức độ vị tha đến như thế mà thôi, nhưng việc tìm ra ví dụ có thật giữa đời thường về những gì có thể đạt được thông qua các pháp tu của Phật giáo thì chắc chắn nhiều vô kể.
Những tháng, năm hay thập niên sống từ ái vì những lý do tự kỷ có kết quả có thể đoán trước được. Thói quen nhân hậu, nhẫn nại và đạo đức của chúng ta hóa ra đang khiến cho nguyên nhân khởi thủy của chúng - sự tiến bộ của bản thân - bị rơi rụng lại đàng sau. Cái mặt nạ đang trở thành con người. Những gì khởi đầu như thể một sự thay đổi thái độ và cách cư xử chủ tâm và tính toán đã dẫn đến một sự biến chất đích thực. Nhất là khi được kết hợp với các pháp môn khác, kể cả những pháp thiền khác nhau, bằng cách tập luyện chú tâm luật nhân quả , chúng ta có trong tay sức mạnh không chỉ để tạo ra những nghiệp phản hồi theo cách siêu vượt khỏi chính kiếp này, mà còn đạt được sự chuyển hóa  bên trong nữa. Để tái tạo bản thân và tương lai của chúng ta. Để trở nên như đại sư Palden Gyatso, những con người có tình yêu thương và lòng từ bi vô bờ bến.

Không có nhận xét nào: