Thy Anh
Đến khám bệnh
hôm nay, bác C. trông phờ phạc hẳn, ánh mắt xa xăm. Khám, xét nghiệm ... mọi thứ
đều ổn. Không thể không thắc mắc. Bác buồn rầu:
- "vợ
tôi chết được 2 tuần rồi, bác sĩ ạ!"
Bác C , đã
hơn 80, công chức cao cấp của Sài Gòn trước 1975, là bệnh nhân tiểu đường của
tôi gần 20 năm. Tôi rất ngưỡng mộ phong thái giản dị nhưng rất lịch sự của bác.
Môt năm trước, vợ bác, người đã có 6 mặt con với bác, được phát hiện có khối u ở
phổi. Mỗi lần đến khám tôi, bác thường hỏi thêm về bệnh tình của vợ. Kiến thức
về chuyên khoa ung thư cũng "có hạn" nên tôi khuyên bác nên theo đuổi
điều trị với các bác sĩ chuyên khoa. Và rồi, bà đã mất sau khi nằm liệt giường
gần 6 tháng. Bác nhỏ nhẹ với tôi:
"May
mắn, nhà tôi chẳng đau đớn gì, ra đi rất êm ái." - rồi bác tiếp: "Tôi đã mua mấy
mét vuông đất ngoại thành cho nhà tôi và cho tôi, để sau này tôi vẫn được nằm
bên nhà tôi".
Bác C. làm
tôi liên tưởng đến một ông dượng ở Cồn Ốc, Bến Tre, rất ít nói, chân chất đậm
nét nông dân miền Tây Nam bộ, khi ông gần 80 tuổi thì dì chết, ông xây kim tĩnh
chôn dì ngay trong nhà, bên bộ ván ông ngủ hàng ngày và ông cũng chuẩn bị xây
trước cho mình một cái ngay cạnh bà.
Nghĩ cũng lạ, những người xưa thì như thế, chẳng cần xem các cẩm nang về tình yêu hay học hỏi các chuyên mục tình cảm trên internet, trên TV, cũng chẳng hay nói những lời có cánh như đám trẻ ngày nay, nhưng họ vẫn mong còn được nằm bên nhau ngay cả khi đã chết. Trong khi, nhiều cặp bây giờ, trẻ trung, có học thức, thì lại . . .
Nghĩ cũng lạ, những người xưa thì như thế, chẳng cần xem các cẩm nang về tình yêu hay học hỏi các chuyên mục tình cảm trên internet, trên TV, cũng chẳng hay nói những lời có cánh như đám trẻ ngày nay, nhưng họ vẫn mong còn được nằm bên nhau ngay cả khi đã chết. Trong khi, nhiều cặp bây giờ, trẻ trung, có học thức, thì lại . . .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét