Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

NGHIỆP VÀ VĂN HÓA ĐỔ LỖI

David Michie


Chưa bao giờ trách nhiệm bản thân bị vây chặt như ngày nay. Trong một nền văn hóa chỉ biết nghĩ đến cái tôi của mình, quyền cá nhân chi phối mạnh đến nỗi việc chấp nhận trách nhiệm bản thân không chỉ ngày càng hiếm mà thậm chí nó còn bị xem là không chính đáng.
Khi một cô gái 16 tuổi phải nghỉ học vì mang bầu, người ta sẽ tuyên bố rằng cô ấy là nạn nhân của hoàn cảnh kinh tế xã hội đầy ngột ngạt và không nên bị trách cứ vì đã đua đòi theo những con người không tốt. Khi người chồng có cô vợ ngoại tình thì bị đổ lỗi là chỉ biết tối ngày lo làm việc. Bác sĩ đã thực hiện ca mổ tim cứu mạng cho một bệnh nhân béo phì thì lại bị kiện vì tội để xảy ra biến chứng khiến bệnh nhân của ông liệt tay trái.
Những ý kiến cho rằng cô gái 16 tuổi đó đâu cần phải mù quáng chạy theo những mẫu người tiêu cực - bất kỳ ai cũng vậy - hay người vợ kia nên tìm một phương thức đỡ dối trá hơn để lấp vào những giờ rảnh rỗi của mình, hay ông bác sĩ  đó nên được cảm ơn vì đã cứu mạng cho người đã bị chính ông ta gây hại, không phải lúc nào cũng được người ta chào đón nhiệt tình. Điều này cứ như các nhà xã hội học đang ban cho chúng ta giấy phép để gán trách nhiệm về những hành động của chúng ta cho hoàn cảnh hay vào người khác vậy.
Nhà Phật thì có cách nhìn ngược lại. "Tất cả lỗi lầm đều do ta mà ra", hiền giả Geshe Chekowa đã viết như vậy. Đây là một phát biểu rất rõ ràng về trách nhiệm cá nhân. Chúng ta không chỉ có ở bên trong sức mạnh để sinh ra tập khí mà trải nghiệm các sự việc một cách đặc thù nào đó mà loại cuộc đời chúng ta đang trải nghiệm cũng hoàn toàn là do chính chúng ta tạo ra. Nói theo lời dạy của Đức Phật:
Vô lượng chúng sinh và thế giới
Đều là do tâm tạo
Tất cả các thế gian và chúng sinh đều là kết quả của nghiệp.

Không có nhận xét nào: