David Michie
Chechnya |
Chúng ta có thể quen
biết những nông dân không chỉ biết chăm sóc điều kiện mà còn quan tâm đến cả hạt
giống. Một doanh nhân không chỉ điều hành một công ty làm ăn phát đạt, mà còn
tham gia rất nhiều hoạt động từ thiện.
Thế rồi những điều
tai họa xảy ra. Công ty đang làm ăn thuận buồm xuôi gió của doanh nhân đó bỗng
gặp sự cố, khiến anh rơi vào viễn ảnh đen tối nhất là bị phá sản ... Nói tóm lại,
tại sao những điều xấu lại xảy ra cho những người tốt - và những điều tốt lại xảy
ra cho những kẻ xấu?
Nhà Phật giải thích
điều này dựa trên nền tảng rằng, giống như giây phút ý thức hiện tại của chúng
ta là một phần của một thể tinh thần liên tục to lớn hơn rất nhiều, cuộc sống
hiện tại của chúng ta cũng vậy, phải xem như một phần của bức tranh to lớn hơn.
Thật vậy, tập khí của chúng ta được xem như đã và đang tồn tại, không phải kể từ
lúc chào đời hay tính từ lúc còn là bào thai, mà kể từ lúc vô thủy vô chung. Nếu
chúng ta xem cuộc đời này là một hạt trong xâu chuỗi hạt, nó sẽ chỉ là hạt mới
nhất trong một dây chuỗi hạt nhiều vô số trải dài xa đến khuất tầm mắt của
chúng ta và đến vô tận.
Cho dù đã được sinh
ra trong một gia cảnh tốt hay xấu, và những kinh nghiệm chúng ta sẽ sống trong
suốt cuộc đời này, đều được quyết định bởi nghiệp quả đang chín trong tập khí của
chúng ta. Một hạt giống có thể gieo cách đây hai kiếp có thể đã chín muồi để
sinh ra những quả mà có thể hoàn toàn chẳng hề chứa đựng hành vi hiện tại nào của
chúng ta.
Tuy luật nhân quả giải
thích những động cơ mà qua đó chúng ta có thể vận dụng một cách có ý thức để tạo
ra định mệnh cho bản thân, nhưng nó cũng có thể là một khái niệm hết sức khó chịu.
Tình trạng ngân hàng nghiệp quả của chúng ta là gì? Những điều khủng khiếp nào
chúng ta đã gây ra cho người khác, trong những đời những kiếp trước mà vì thế
khiến chúng ta phải chịu khổ? Tin tưởng vào một lý thuyết rộng lượng hơn giúp
chúng ta được miễn xá khỏi mọi trách nhiệm đối với các hậu quả do thân, khẩu và
ý tai hại của chúng ta gây ra chẳng phải sẽ dễ chịu hơn sao?
Cho dù những hàm ý có
nghiêm túc đến mức nào thì điểm mấu chốt cũng vẫn là nghiệp quả của chúng ta chắc
chắn sẽ thay đổi không ngừng. Bởi vì tập khí của chúng ta động, cho nên những hạt
giống nghiệp quả đã gieo của chúng ta, lẫn những hạt giống sắp biến thành quả
thông qua các điều kiện thích hợp, cũng sẽ được thay đổi theo từng khoảnh khắc.
Nhà Phật cung cấp các pháp môn hết sức hiệu quả để thanh tẩy các nghiệp xấu và
vun bồi vô lượng nghiệp tốt. Những người gánh chịu ngay cả các món nợ nghiệp quả
nặng nề nhất cũng vẫn còn khả năng để đạt được sự giác ngộ trong một kiếp.
Nhưng, để đạt được điều
này, trước tiên, chúng ta phải có trách nhiệm với bản thân và định mệnh của
chính mình.
1 nhận xét:
Cuộc sống mà có nhiêu cái khó nói quá ! Người tốt những khi gặp nhiều điều ghê !
Đăng nhận xét