Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

HỒI ỨC CẬN KỀ CÁI CHẾT

Lưu Dung


Trong cuốn "Life after Life" của nhà tâm lý học Mỹ Raymond Moody kể lại hồi ức của những người đã cận kề cái chết, thậm chí nhiều người bị coi là đã chết rồi sống lại, những hồi ức ấy thường có chung mấy đặc điểm:
- Nghe thấy tiếng ù ù đặc biệt
- Bị rơi xuyên qua một đường hầm tối đen
- Nhìn thấy xa xa một vầng sáng kỳ lạ
Một đặc điểm khiến tôi nhớ nhất là những người cận kề cái chết thường thấy "những người quan trọng trong đời mình xuất hiện".
Với một số người, sau khi rơi xuyên qua đường hầm, loại hồi ức đó mới xuất hiện; cũng có người dưới ánh sáng thần kỳ đã thấy lại các sự kiện từng xảy ra trong đời mình một cách bàng quan.
Có nhiều người khi gặp hoàn cảnh thập tử nhất sinh, tự cảm thấy cái chết cận kề thì hình ảnh những người thân yêu vụt lóe lên trước mắt.
Tôi cũng đã tự mình trải qua chuyện như vậy. Hồi bé, vô ý trược xuống một hố nước sâu, trong lúc cố vùng vẫy, những hình ảnh như thế đã lướt nhanh qua não mà đến nay tôi còn nhớ rõ ràng.
Có thể chính vì thế mà tôi rất đồng ý với nghiên cứu của Raymond Moody, nó khiến tôi càng hứng thú hơn với những người đã từng trải nghiệm trậng thái cận tử.
Tôi đã hỏi một người lính già từng trải qua những trận chiến một mất một còn:
"Khi đáng giáp lá cà với quân địch, bác nghĩ gì?"
"Trong khoảnh khắc một sống hai chết ấy thì còn nghĩ gì?" Người lính già đáp. Nhưng rồi ông lại nói: "Song, không hiểu sao, khuôn mặt mẹ và vợ con tôi bỗng nhiên lại thoáng hiện lên!"
Tôi càng chú ý tới cuộc phỏng vấn của một người tử tù đã ngồi vào ghế điện rồi thì được lệnh hoãn thi hành án:
"Tôi nhớ đến bạn gái và những người trong gia đình!"
"Thế anh có nhớ đến những nạn nhân anh đã giết chết không? Có thể họ đang chờ anh ở thế giới bên kia để báo thù?"
"Không! Bởi tôi đã được nhận bản án tử hình, tôi không còn cảm thấy có lỗi với họ nữa. Những người tôi thực sự cảm thấy có lỗi chính là những người thân đã thương yêu tôi!"
Tôi nghĩ, đồng tử những người trước lúc chết thường giãn ra nên ho không thấy gì. Có lẽ đó là ý trời. để cho khuôn mặt những người túc trực  bên người hấp hối không gây phiền nhiễu đến hồi ức của họ.
Tôi cũng nghĩ, những ai bên người hấp hối tự cho mình là người thân nhất, liệu có biết rằng, có khi hình ảnh lướt qua não người hấp hối lại là hình ảnh một người khác, thậm chí là người mình không hề quen biết không?
Rồi tôi còn nghĩ: với những kẻ tứ cố vô thân, hoặc những người oán ghét thế giới, hình ảnh xuất hiện trước khi chết liệu có phải chỉ toàn một mầu trắng? Cũng có thể xuất hiện hình bóng một ai đó - một người lạ đã từng cho họ miếng ăn trong khi đói, rồi vô tình nắm tay họ mà tạo nên niềm xúc động đặc biệt.
Còn những đứa trẻ vừa sinh ra đã vội lìa bỏ thế giới thì hình ảnh hồi ức sẽ là cái gì?
Không có già cả? Cũng có thể là một dòng nước xanh? Là tiếng tim đập của người mẹ? Hay tiếng vũ trụ ngọt ngào êm đềm?
Vậy đó, đáng sợ có khi lại là sự thuần khiết, duy mỹ nhất chứ không phải là những yêu ghét đan xen?


Không có nhận xét nào: